Người bệnh đặt làm dụng cụ kim loại giống như trong phim để tăng khoái cảm. Trong quá trình sử dụng, dị vật không may tuột vào niệu đạo, không lấy ra được.
Bệnh nhân là một n.am s.inh trung học phổ thông tại TP.HCM. Em cho biết đã đặt làm một dụng cụ giống như trong phim nhằm tạo khoái cảm. Đó là một sợi dây kim loại, dài khoảng 60cm.
N.am s.inh đã tự nhét dị vật vào cơ thể nhưng không may bị tuột vào niệu đạo – bàng quang, không lấy ra được.
Khi bệnh nhân tới khám tại Bệnh viện Quân y 175 (TP.HCM), kết quả chụp X-quang cho thấy dị vật xếp lại thành nhiều vòng. Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Hồng Oanh, Trưởng khoa Ngoại Tiết niệu đã gắp dị vật qua nội soi bàng quang sau 5 phút, không gây ra các tổn thương và biến chứng.
Sợi dây kim loại dài 60cm kẹt trong cơ thể n.am s.inh. Ảnh: BVCC.
Hiện tại, bệnh nhân đã ổn định, nước tiểu trong và có thể xuất viện. Tuy nhiên, em cần uống thuốc kháng sinh uống để tránh nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Theo bác sĩ Oanh, nếu không được xử trí tại các cơ sở y tế phù hợp, dị vật ở lâu trong bàng quang có thể gây viêm nhiễm, c.hảy m.áu. Nguy hiểm nhất, dị vật sẽ xuyên thủng bàng quang đi vào ổ bụng gây tổn thương các tạng, viêm phúc mạc hoặc gây thủng trực tràng, rò bàng quang trực tràng, thậm chí phải làm h.ậu m.ôn nhân tạo.
Các bác sĩ nhận định đây là trường hợp có dấu hiệu lệch lạc t.ình d.ục. Nếu kết quả thăm khám xác định có dấu hiệu sớm của tâm thần phân liệt, bệnh nhân sẽ được chuyển qua chuyên khoa Tâm thần để được điều trị, tránh những hậu quả đáng tiếc.
Theo bác sĩ Vũ Thái Hoàng, Khoa Ngoại Tiết niệu, hiện một số bạn trẻ có xu hướng quan hệ t.ình d.ục qua đường miệng, â.m đ.ạo hoặc h.ậu m.ôn… Nhiều trường hợp quan hệ sớm không được hướng dẫn, giáo dục về sức khỏe giới tính một cách thấu đáo.
Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo các bạn trẻ phải được giáo dục về giới tính, các động tác quan hệ cần nhẹ nhàng, tránh các tổn thương do quan hệ quá mạnh bạo hoặc ma sát quá lớn, gây ra các hậu quả đáng tiếc về sau.
Vì sao bàng quang không tống hết được nước tiểu ra ngoài?
Không tống hết nước tiểu trong bàng quang ra ngoài có thể khiến người bệnh lúc nào cũng có cảm giác mắc tiểu.
Rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này.
Bàng quang có chức năng lưu trữ nước tiểu, từ đó giúp kiểm soát quá trình tiểu tiện. Với tình trạng không thể tống hết nước tiểu trong bàng quang thì người lớn t.uổi và nam giới sẽ có nguy cơ mắc cao hơn.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến cơ bàng quang, khiến nước tiểu không thể tống hết ra ngoài. ẢNH SHUTTERSTOCK
Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp khiến bàng quang không thể tống hết nước tiểu ra ngoài:
Tác dụng phụ của thuốc
Khi muốn đi tiểu, các cơ bàng quang sẽ co lại và tống nước tiểu ra ngoài. Tuy nhiên, một số loại thuốc lại ảnh hưởng đến quá trình này, làm thay đổi hoạt động của cơ bàng quang và khiến không thể tống hết nước tiểu ra ngoài, theo trang sức khỏe Livestrong (Mỹ).
Các loại thuốc có thể gây tác dụng phụ này là thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc giãn cơ hoặc thuốc kháng histamine được dùng để trị dị ứng. Nếu xuất hiện tác dụng phụ này, người bệnh hãy thông báo với bác sĩ để được đổi thuốc.
Bị tắc nghẽn niệu đạo
Nước tiểu được lưu trữ trong bàng quang, sau đó đưa ra ngoài qua niệu đạo. Do đó, bất kỳ tác nhân gây tắc nghẽn niệu đạo nào cũng có thể làm cản trở dòng chảy nước tiểu.
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này ở nam giới là phì đại tuyến t.iền liệt. Với phụ nữ, sa bàng quang cũng là nguyên nhân gây tắc nghẽn đường tiểu.
Các vấn đề thần kinh
Khi đầy nước tiểu, bàng quang sẽ căng lên và gửi tín hiệu thần kinh đến não. Khi muốn tiểu, não sẽ gửi tín hiệu làm co các cơ bàng quang và ép nước tiểu ra ngoài.
Do đó, bất kỳ vấn đề nào làm gián đoạn tín hiệu thần kinh giữa não và bàng quang cũng đều có thể khiến bàng quang không thể tống hết nước tiểu ra ngoài. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, chẳng hạn như đột quỵ, tiểu đường, đa xơ cứng, sinh con hay chấn thương liên quan đến não, cột sống, xương chậu.
T.uổi cao
Một trong những tác động tiêu cực của lão hóa đến sức khỏe là các cơ bàng quang suy yếu. Cơ bàng quang yếu đi thì nước tiểu sẽ khó đưa hết ra ngoài.
May mắn là tập luyện thể thao thường xuyên, đặc biệt là các bài tập tác động đến cơ sàn chậu như squat, và duy trì cân nặng khỏe mạnh có thể giúp duy trì sức khỏe cơ bàng quang, theo Livestrong.