Bữa ăn ngon mắt như nhà hàng Michelin trong bệnh viện ở Nhật

Các bữa ăn trong bệnh viện Keiai do những đầu bếp từng làm việc tại những khách sạn lớn chuẩn bị.

Bệnh viện phụ sản Keiai ở thành phố Fujimi ( Nhật Bản) chuyên chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh từ năm 1971. Nơi đây nổi tiếng với dịch vụ sinh nở không đau, cơ sở vật chất hiện đại.


Phòng dành cho sản phụ. Ảnh: Keiai Hospital

Các sản phụ sẽ được cung cấp hầu hết mọi thứ họ cần cho thời gian lưu trú 5 ngày bao gồm tiện ích cho trẻ như như tã lót, bình sữa, sữa, khăn lau… Các mẹ sẽ được chăm sóc sau sinh, làm đẹp và nhận các đồ dùng cá nhân như dầu gội, sữa tắm. Bệnh viện cũng cho mượn iPad để các gia đình có thể chụp con mình và in một album ảnh của bé.

Không chỉ vậy, sản phục còn được tận hưởng dịch vụ massage, chăm sóc da mặt, cắt tóc, sấy tạo kiểu. “Bạn phải vận động mọi cơ bắp sau khi sinh con nên thật tuyệt khi được massage. Ngoài ra, gội và sấy tóc vào ngày cuối cùng sẽ giúp bạn xinh đẹp khi đưa con về nhà. Mọi chuyện thực sự khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi mệt mỏi vì phải thức cả đêm với con”, một người mẹ chia sẻ.


Bữa ăn được một sản phụ chia sẻ. Ảnh: Soranews24

Một trong những điều tuyệt vời nhất khi lưu trú tại đây với hầu hết phụ nữ là đồ ăn. Vào buổi sáng, các mẹ sẽ có bữa sáng tự chọn. Một người nói đùa, cô tiếp tục mang thai tới đứa con thứ tư vì muốn quay lại để thưởng thức đồ ăn ở đây.

Theo Soranews24, sản phụ có thể mời người nhà ăn cùng trong một bữa trưa tự chọn. Vào đêm cuối cùng trước khi ra viện, hai vợ chồng có cơ hội cùng nhâm nhi các món Pháp trong tiếng đàn piano. “Tất nhiên, tôi không chọn bệnh viện dựa trên thức ăn, nhưng đó là món quà đáng yêu. Tôi cảm thấy rất may mắn khi được sinh con ở Nhật Bản”, một sản phụ nước ngoài chia sẻ.

Bếp trưởng cho biết bệnh nhân sau sinh chưa chắc đã lấy lại sức khỏe tốt nhất nên ông và các đồng nghiệp cố gắng làm cho họ dễ ăn hơn và kích thích thèm ăn. Quan điểm ẩm thực của ông là tạo ra món ăn đẹp, ngon, nhẹ nhàng cho cơ thể và tâm hồn bằng cách tận dụng hương vị độc đáo của các nguyên liệu theo mùa có độ an toàn cao và sử dụng các phương pháp nấu ăn tốt nhất, có tính đến dinh dưỡng và lượng calo.

“Chúng tôi nỗ lực chuẩn bị những món ăn với nhiều thời gian và tình yêu, hy vọng rằng mọi người sẽ thưởng thức thong thả và thốt lên: Đồ ăn ngon và khiến tôi hạnh phúc“.

Hình ảnh phòng ăn và các món được phục vụ mỗi ngày:


Phòng ăn thoáng rộng với những khung cửa sổ lớn


Bữa sáng tự chọn với nhiều món ăn Âu, Á


Bữa trưa có cả lựa chọn đồ Nhật và Italy. Ngoài ra, trong tuần có 2 bữa trưa tự chọn.


Bữa tối cũng gồm lựa chọn đồ Nhật và các nước khác như Trung Quốc.

Trẻ ăn uống nhiều, tiểu nhiều nhưng gầy gò, coi chừng đái tháo đường

‘Mặc dù trẻ mắc đái tháo đường chiếm tỷ lệ không cao, nhưng nếu thấy trẻ ăn uống nhiều, tiểu nhiều, cơ thể gầy gò, cần đưa trẻ thăm khám’, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến cho biết.

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), cho biết, mỗi năm bệnh viện tiếp nhận thêm 5 – 10 trường hợp mới là t.rẻ e.m mắc đái tháo đường, nâng tổng số trẻ mắc đái tháo đường đang được quản lý theo dõi tại bệnh viện trong 5 năm qua lên khoảng 70-80 trẻ.

“Mặc dù trẻ mắc đái tháo đường chiếm tỷ lệ không cao, tuy nhiên đây là căn bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng, do đó phụ huynh cần chú ý trong chăm sóc trẻ. Nếu thấy trẻ ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều nhưng cơ thể gầy gò, cần thăm khám vì đây cũng là một dấu hiệu cho thấy bất thường trong chuyển hóa”, bác sĩ Tiến chia sẻ.

Mặc dù trẻ mắc đái tháo đường chiếm tỷ lệ không cao, tuy nhiên đây là căn bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng, do đó phụ huynh cần chú ý trong chăm sóc trẻ. Ảnh MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Đái tháo đường được phân loại thành loại 1 và 2. Trong đó, đái tháo đường loại 2 không phụ thuộc insulin, thường gặp ở nhóm trẻ béo phì, ăn nhiều bánh kẹo ngọt, nước ngọt… hoặc trẻ có yếu tố di truyền trong gia đình có người mắc đái tháo đường…

Đái tháo đường loại 1 thường gặp ở nhóm trẻ gầy, ăn nhiều uống nhiều, tiểu nhiều nhưng không lên cân, sụt cân. Ngoài ra, những trẻ bị n.hiễm t.rùng, dẫn đến tình trạng nhiễm toan cũng gây ra biến chứng.

Trẻ cần làm gì để phòng bệnh?

Theo bác sĩ Tiến, dấu hiệu nhận biết đái tháo đường ở trẻ dễ nhầm lẫn với bệnh khác, như n.hiễm t.rùng hô hấp, n.hiễm t.rùng tiêu hóa… bởi trẻ có thể có các biểu hiện như ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, thở nhanh, sốc, mất nước môi khô, đau bụng… Một số trường hợp nhập viện nghi do viêm màng não, nhưng xét nghiệm phát hiện tiểu đường.

Bác sĩ Tiến khuyến cáo với trẻ đã mắc đái tháo đường nên tuân thủ nghiêm ngặt chế độ điều trị của bác sĩ, từ ăn uống, sử dụng thuốc, đến tập luyện thể thao.

Với nhóm trẻ chưa mắc bệnh đái tháo đường cần ăn uống hợp lý, sinh hoạt lành mạnh, tránh tiêu thụ quá nhiều thực phẩm ngọt, đồ ngọt, nước ngọt… Với trẻ béo phì cần thay đổi chế độ ăn uống, rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *