Suy tim là tình trạng tim hoạt động bất thường, làm cho việc bơm m.áu của tim trở nên khó khăn hơn và người bệnh thường thấy khó thở, mệt mỏi…
Vấn đề quan trọng và cũng là mấu chốt để thay đổi tiên lượng cho các bệnh nhân suy tim đó là phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Theo ước tính, hiện Việt Nam có khoảng 1,6 triệu người bị suy tim. Để điều trị suy tim, các biện pháp chung là thay đổi lối sống, theo dõi chặt chẽ và sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để giảm triệu chứng và kiểm soát lâu dài.
Một số trường hợp có thể cần can thiệp phẫu thuật. Ghép tim là giải pháp cuối cùng khi tất cả các biện pháp khác không hiệu quả.
Bên cạnh can thiệp y học, người bệnh cần thực hiện một lối sống lành mạnh để cải thiện sức khỏe tim mạch như ngưng t.huốc l.á, giảm cân ở người béo phì thừa cân; kiểm soát huyết áp, mỡ m.áu, đái tháo đường; ngưng sử dụng rượu.
Một lưu ý quan trọng khác cần hạn chế sử dụng muối ( 1. Thuốc điều trị suy tim
1.1. Các thuốc điều trị giảm triệu chứng của suy tim
Có rất nhiều nhóm thuốc điều trị triệu chứng suy tim, nhưng có 2 nhóm thuốc dùng phổ biến nhất hiện nay là thuốc lợi tiểu và glycosid trợ tim.
– Thuốc lợi tiểu quai: Do suy tim có thể dẫn đến phù nề, mệt mỏi, khó thở, ho… sử dụng thuốc lợi tiểu là lựa chọn hàng đầu cho các bệnh nhân suy tim có triệu chứng ứ huyết, phù ngoại biên.
Thuốc lợi tiểu quai (lợi tiểu thải kali) giúp tăng bài tiết nước tiểu ở thận, đưa lượng dịch bị ứ đọng bên trong ra khỏi cơ thể, từ đó giảm các triệu chứng suy tim.
Cần lưu ý rằng, thuốc gây hạ huyết áp, do vậy cần lưu ý chỉ định ở những bệnh nhân huyết áp thấp. Phải đảm bảo bệnh nhân có các dấu hiệu ứ nước thì mới chỉ định dùng lợi tiểu. Nếu bệnh nhân thiếu nước sẽ làm trầm trọng thêm rối loạn nước – điện giải.
Bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc lợi tiểu phù hợp căn cứ vào các triệu chứng cũng như tình trạng bệnh. Không tự ý sử dụng hay tăng giảm liều.
Khi thuốc lợi tiểu thải nước, luôn kéo theo mất các chất điện giải, trong đó quan trọng nhất là kali, do vậy phải luôn luôn lưu ý bổ sung kali đầy đủ, vì thiếu kali có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân.
– Thuốc trợ tim glycosid: Các thuốc trợ tim glycosid (digoxin, digitoxin) có khả năng cải thiện được sức bơm m.áu của tim, giúp người bệnh dễ thở hơn. Thuốc cũng giữ cho nhịp tim ổn định hơn với trường hợp tim đ.ập nhanh hoặc không đều do rung nhĩ.
Tuy nhiên, đây là nhóm thuốc độc bảng A, cần hết sức lưu ý các chống chỉ định khi dùng và bắt buộc phải được bác sĩ kê đơn và theo dõi. Thuốc có thể có những tác dụng phụ nguy hiểm đến tính mạng như loạn nhịp tim (đặc biệt ngoại tâm thu thất ở các mức độ khác nhau và chậm nhịp tim); làm nặng thêm bệnh lý mạch vành do thuốc làm tăng mức tiêu thụ oxy của cơ tim. Ở các bệnh nhân có suy thận kết hợp, các bệnh nhân có rối loạn điện giải m.áu (đặc biệt kali m.áu tăng hoặc giảm đều nguy hiểm) cần phải đặc biệt chú ý.
Người bệnh suy tim cần thay đổi lối sống, theo dõi chặt chẽ và sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để giảm triệu chứng và kiểm soát bệnh.
1.2. Thuốc cải thiện tiên lượng sống cho bệnh nhân
– Thuốc ức chế thụ thể angiotensin/neprilysin (ARNI): ARNI là một loại thuốc kết hợp mới để điều trị suy tim. Chúng bao gồm thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARB) và loại thuốc ức chế neprilysin (ví dụ sacubitril). Thuốc có tác dụng giảm huyết áp, giảm hậu gánh và tăng thải natri, nhờ đó giảm tỷ lệ t.ử v.ong do bệnh tim mạch và nhập viện do suy tim.
TMột số tác dụng phụ của thuốc như tăng kali m.áu, huyết áp thấp, suy giảm chức năng thận và phù mạch. Chống chỉ định với các trường hợp quá mẫn với thành phần của thuốc, người có bệnh lý về gan như xơ gan, suy gan…
Bệnh nhân có t.iền sử phù mạch liên quan đến điều trị bằng các thuốc ức chế men chuyển hoặc thuốc ức chế thụ thể angiotensin cũng không nên dùng nhóm thuốc này. Ngoài ra, phụ nữ có thai và cho con bú cũng không nên sử dụng.
– Thuốc chẹn beta: Thuốc chẹn beta giao cảm được sử dụng rộng rãi trong điều trị suy tim, giúp làm giảm tỷ lệ t.ử v.ong và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Thuốc có tác dụng hạn chế sự kích thích thái quá của hệ thần kinh giao cảm, giúp kiểm soát nhịp tim, giảm áp lực trong tim.
Một số tác dụng phụ của thuốc như gây mệt mỏi, đau đầu, lạnh tay, rối loạn tiêu hóa, choáng váng, khó thở, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm.
Nếu bệnh nhân có huyết áp quá thấp hoặc nhịp tim quá chậm thì không nên sử dụng thuốc chẹn beta. Các trường hợp hen phế quản hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng không dùng thuốc chẹn beta vì có thể làm cho các triệu chứng của những bệnh này nặng nề hơn. Trường hợp bị suy tim mà có ứ trệ ở phổi, bác sĩ sẽ điều trị bằng thuốc lợi tiểu để tình trạng ứ trệ này giảm hẳn trước khi kê thuốc chẹn beta.
– Thuốc lợi tiểu kháng aldosterone: Các thuốc lợi tiểu kháng aldosterone hay còn gọi là thuốc lợi tiểu giữ kali, thường được dùng ở các bệnh nhân có triệu chứng mức độ từ vừa đến nặng hoặc có các dấu hiệu suy tim. Thuốc giúp làm giảm nguy cơ suy tim tiến triển, giảm nguy cơ t.ử v.ong cho bệnh nhân suy tim.
– Thuốc ức chế chất đồng vận chuyển natri-glucose 2 (SGLT2): Thuốc ức chế SGLT2 được sử dụng trong điều trị đái tháo đường để ngăn chặn sự tái hấp thu glucose. Thuốc giúp giảm lượng đường trong m.áu và cải thiện chức năng tim, từ đó giảm tỉ lệ nhập viện và t.ử v.ong ở bệnh nhân suy tim.
2. Những điều lưu ý khi dùng thuốc
Mặc dù với sự tiến bộ không ngừng của y học hiện đại ngày nay, các bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối đã có thể được điều trị triệt để bằng ghép tim hay bằng các dụng cụ hỗ trợ thất trái. Tuy nhiên, các biện pháp này còn có rất nhiều hạn chế do điều kiện kinh tế, điều kiện trang thiết bị… Do vậy, các biện pháp nội khoa vẫn là phương pháp điều trị hỗ trợ hoặc là chọn lựa chủ yếu để điều trị bệnh suy tim, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài t.uổi thọ cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân gây suy tim, nên điều trị nội khoa phải bao gồm: Các thuốc điều trị nguyên nhân gây suy tim, thuốc điều trị triệu chứng và thuốc điều trị các biến chứng của suy tim. Ngoài ra, bệnh nhân suy tim hầu hết là có các bệnh đồng mắc và thường phải sử dụng rất nhiều loại thuốc khác nhau. Do vậy người bệnh cũng cần có những hiểu biết nhất định để tránh những sai lầm đáng tiếc khi sử dụng thuốc.
Đối với người bệnh cần:
Uống thuốc đúng, đủ, đều vào giờ cố định để tránh quên thuốc.
Giữ các toa thuốc cẩn thận vào nơi dễ nhớ, dễ tìm để có thể tra cứu khi quên liều dùng, thời điểm dùng, cách dùng.
Không dùng chung toa thuốc với người bệnh khác dù cùng mức độ suy tim, cùng triệu chứng.
Không tự ý tăng/giảm/ngừng thuốc.
Khi uống thuốc thấy triệu chứng không giảm hoặc xuất hiện các biểu hiện bất thường, cần tái khám hoặc gọi ngay cho bác sĩ.
Điều xảy ra khi con người sống trong nhiệt độ khắc nghiệt
Các nhà nghiên cứu cho biết các cơ quan trong cơ thể sẽ có cơ chế hoạt động khác nhau nhằm giữ thân nhiệt ở mức lý tưởng trước các loại điều kiện thời tiết.
Cơ thể sẽ có phản ứng khác thường trước thời tiết cực đoan. Ảnh: Spectrum News.
Thông tin từ Britannica chỉ ra con người vốn là động vật m.áu nóng, với khả năng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định bất chấp nhiệt độ môi trường. Dưới những thay đổi nhiệt độ, cơ thể sẽ truyền thông tin qua hệ thần kinh và hệ tuần hoàn đến não, khi đó, não sẽ “ra lệnh” điều chỉnh nhịp thở, lượng đường huyết và tốc độ trao đổi chất để bù đắp cho những thay đổi nhiệt độ.
Nhiệt độ để cơ thể hoạt động bình thường của mỗi người nhìn chung sẽ khoảng 37 độ C. Khi hoạt động của các cơ quan không thể khiến cơ thể quay về nhiệt độ lý tưởng này, những vấn đề sức khỏe sẽ xuất hiện.
Sốc nhiệt trước cái nóng
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết nhiệt độ phòng 18 độ C được coi là lý tưởng với người khỏe mạnh, và 20 độ C với người già, trẻ nhỏ hoặc người gặp vấn đề sức khỏe.
Khi thời tiết nóng bức, cơ thể sẽ đổ mồ hôi nhằm hạ nhiệt. Tuy nhiên, nếu độ ẩm không khí cao, việc đổ mồ hôi sẽ không còn hiệu quả.
M.áu sẽ không còn hạ nhiệt và khiến nhiệt độ cơ thể tăng. Khi này, lưu lượng m.áu đến da tăng và gây căng tim.
Tạp chí TIME thông tin thân nhiệt cứ tăng 0,5 độ C thì nhịp tim tăng 10 lần mỗi phút, dẫn đến mạch đ.ập nhanh và cảm giác choáng váng. Não ra lệnh cho các cơ hoạt động chậm lại và gây mệt mỏi. Các tế bào thần kinh lúc này hoạt động sai lệch, dẫn đến đau đầu, buồn nôn hoặc thậm chí nôn mửa.
Người dân ở Pakistan dội nước làm mát cơ thể năm 2015. Ảnh: Bloomberg.
Đổ mồ hôi quá nhiều sẽ khiến chất điện giải cơ thể bị mất cân bằng và có thể gây chuột rút. Đây là khởi đầu của tình trạng kiệt sức, và nếu không có giải pháp khắc phục, sẽ sớm gây rủi ro đến những cơ quan quan trọng.
Khi thân nhiệt vượt quá 40 độ C, các cơ quan bắt đầu ngừng hoạt động và các tế bào bị hư hại. Tim hoạt động quá sức và có thể ngừng tim, g.ây s.ốc nhiệt. Người bệnh có thể bắt đầu bị ảo giác hoặc lên cơn co giật.
Bên trong, tình trạng viêm nhiễm tăng lên và gây áp lực lên thận – cơ quan chịu trách nhiệm đào thải độc tố. Khi thận không thải độc, các cơ quan khác sẽ bắt đầu bị tổn hại, theo chuyên gia Jason Kai Wei Lee từ Trường Y Singapore.
Run rẩy khi gặp lạnh
Thời tiết mát mẻ sẽ khó xảy ra tình trạng hạ thân nhiệt. Trang BetterHealth cho hay khi nhiệt độ ngoài trời thấp hơn nhiệt độ cơ thể, con người sẽ mất nhiệt ra môi trường, và yêu cầu cơ thể phải hoạt động nhiều hơn để tạo ra nhiệt bù đắp cho lượng nhiệt đã mất. Nếu không, một người sẽ bắt đầu có hiện tượng hạ thân nhiệt khi nhiệt độ cơ thể giảm dưới 35 độ C.
Khi cơ thể bắt đầu hạ nhiệt, phản ứng phòng vệ ban đầu sẽ là run rẩy, lúc này các cơ sẽ hoạt động nhiều hơn để sinh nhiệt, bù đắp cho lượng nhiệt thiếu hụt.
Một cơ chế khác là “nổi da gà” khi trời lạnh. Trường Y Harvard, Mỹ, cho biết đây là phản ứng của cơ thể để giữ nhiệt. Các cơ trên da co lại, tạo ra nhiệt. Các nang lông nổi lên khiến lỗ chân lông trên da đóng lại, và những sợi lông dựng đứng giữ lại một lớp không khí gần da, giữ nhiệt cho cơ thể.
Nhiệt độ bên ngoài dưới 0 độ C là một câu chuyện khác. “Ở thời tiết âm 34 độ C, nếu một người không mặc quần áo ấm, họ sẽ bị hạ thân nhiệt. Tình trạng này sẽ xuất hiện chỉ trong 5-7 phút ở môi trường âm 40-45 độ C”, Robert Glatter, bác sĩ cấp cứu tại Bệnh viện Lenox Hill (New York, Mỹ), cho biết.
Người dân đi bộ trong thời tiết giá rét. Ảnh: SignatureMD.
Nhiệt độ cơ thể giảm khiến các cơ quan quan trọng, bao gồm não và tim, không hoạt động hiệu quả. Tim hoạt động kém hiệu quả làm giảm lượng m.áu được bơm đến nhiều cơ quan, khiến cơ thể bị sốc cũng như làm tăng nguy cơ suy gan, thận.
“Khi thân nhiệt cơ thể bị giảm còn 33 độ C, bạn có thể bị mất trí nhớ. Ở nhiệt độ 28 độ C, bạn có thể bất tỉnh. Cơ thể dưới 21 độ C bị coi là hạ thân nhiệt nghiêm trọng và có thể gây tử vong”, Michael Sawka, thành viên thuộc Viện Y học Môi trường của Quân đội Mỹ, trả lời phỏng vấn Live Science năm 2010.
Trường hợp nhiệt độ cơ thể thấp nhất đã sống sót được ghi nhận là của bà Anna Bgenholm, người Thụy Điển. Bà đã gặp tai nạn trượt tuyết và được cứu sống sau khi mắc kẹt 80 phút trong lớp băng, khiến nhiệt độ cơ thể giảm còn 13,7 độ C.