Bạn có thể nghe thấy mình ngáy không?

Bất cứ ai đã từng bị đ.ánh thức bởi tiếng ngáy của người khác đều biết nó có thể ồn đến mức nào – nhất là khi người ngáy vẫn ngủ say hạnh phúc.

Nhưng mọi người có thể nghe thấy tiếng ngáy của mình không? Hay họ có khả năng nào đó để điều chỉnh âm thanh ngáy và thở của chính mình?

Đáp án là cả hai đều đúng.

Những người ngáy có miễn dịch với âm thanh của chính họ không?

Tiến sĩ Anita Shelgikar, giáo sư lâm sàng về t.huốc n.gủ và thần kinh học tại Đại học Michigan, nói rằng: “Một số người thức dậy khi nghe thấy tiếng ngáy của chính mình. Những người khác lại không nhận thức được, bất kể cường độ hay tần suất ngáy của họ như thế nào.”

Đó là bởi vì mỗi người có một ngưỡng kích thích khác nhau, đó là khả năng tỉnh giấc từ giấc ngủ. Tùy vào từng cá nhân, một số tiếng ồn nhất định có thể khó chịu hơn những tiếng khác.

Và việc một người có thức giấc vì tiếng ngáy của mình hay không cũng có thể khác nhau tùy theo từng đêm.

Shelgikar cho biết: “Tác động của tiếng ồn đến giấc ngủ có thể là do nhiều yếu tố, như âm lượng tiếng ồn, loại tiếng ồn, ngưỡng kích thích của từng cá nhân và các yếu tố môi trường khác có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ”. Đối với một số người, những tiếng động như thì thầm hoặc nhạc nhẹ cũng có thể gây khó ngủ, cô nói thêm.

Nhưng vai trò của tiếng ồn trong việc đ.ánh thức mọi người không hề đơn giản, đặc biệt đối với những người ngáy.

Cô nói: “Thú vị là, các nghiên cứu gần đây đã mô tả một phương pháp có tên ‘ kích thích âm thanh theo pha’, đó là một quy trình chi tiết để truyền âm thanh, nhằm tăng lượng giấc ngủ sóng chậm (hay còn được gọi là giấc ngủ sâu).

Một yếu tố khác là liệu người ngáy có đang ở trong giấc ngủ REM (“ chuyển động mắt nhanh”) hay không, đây là giai đoạn của giấc ngủ mà người ta sẽ mơ.

Cô chia sẻ: “Một số dữ liệu chỉ ra rằng ngưỡng kích thích trong giấc ngủ REM thấp hơn so với khi ngủ NREM (không phải REM). Đối với nhiều người, tình trạng ngáy sẽ tồi tệ hơn trong giấc ngủ REM. Sự kết hợp này có thể khiến một số người dễ nghe thấy tiếng ngáy của chính mình hơn.”

Ngáy là hiện tượng xảy ra khi không khí không thể lưu thông qua mũi hoặc miệng một cách bình thường. Mặc dù ồn ào và khó chịu nhưng nếu chỉ thỉnh thoảng ngáy thì không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu ai đó ngáy vì có bệnh tính đặc biệt như ngưng thở khi ngủ, thì có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim.

Làm gì để bảo vệ trước tác động của tiếng ồn?

TP.HCM và nhiều đô thị lớn ở Việt Nam đang đối mặt với thách thức nghiêm trọng từ tiếng ồn, do quá trình phát triển kinh tế và tăng số dân đô thị.

Tiếng ồn đã khiến cho các khu dân cư trở nên bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn (QCVN 26:2010/BTNMT), giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn tại khu vực đặc biệt (khu vực trong hàng rào của các cơ sở y tế, thư viện, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, đình, chùa và các khu vực có quy định đặc biệt khác) là: 55dBA (từ 6 giờ đến 21 giờ) và 45dBA (21 giờ đến 6 giờ).

Ảnh minh họa

Tại khu vực thông thường (khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính) là: 70dBA (từ 6 giờ đến 21 giờ) và 55dBA (21 giờ đến 6 giờ).

Tuy nhiên, tiếng ồn đang trở thành một vấn đề lớn tại các đô thị trên thế giới, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Tiếng ồn không chỉ là một vấn đề riêng lẻ tại các đô thị trên thế giới, mà còn là một hiểm họa lớn đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Với ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất lao động, học tập, và mối quan hệ xã hội, tiếng ồn đang trở thành một trong những vấn nạn lớn thứ hai, sau ô nhiễm bụi.

TP.HCM và nhiều đô thị lớn khác trong nước đang đối mặt với thách thức nghiêm trọng từ tiếng ồn, do quá trình phát triển kinh tế và tăng số dân đô thị. Đặc biệt, tiếng ồn từ các hoạt động sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ ngày càng gia tăng, khiến cho các khu dân cư trở nên bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Phân tích của các chuyên gia y tế cho thấy, tiếng ồn không chỉ làm phiền người nghe mà còn gây ra nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe con người. Với cường độ và tần số âm thanh vượt quá ngưỡng cho phép, ô nhiễm tiếng ồn đã làm gia tăng các bệnh lý như huyết áp cao, tim mạch, và rối loạn giấc ngủ.

Một số nghiên cứu mới đây cũng đã chỉ ra rằng, tiếng ồn có thể gây ra những tác động tiêu cực vào ban đêm, khi cơ thể sản xuất cortisol một cách quá mức, góp phần vào nguy cơ của các bệnh như nhồi m.áu cơ tim.

Ngoài ra, tùy vào tính cảm thụ của từng cá nhân với tiếng ồn mà tiếng ồn ảnh hưởng tới sức khỏe mỗi người khác nhau.

Trong đó, tính mẫn cảm là tính dễ mắc bệnh của cơ quan thính giác của từng người đối với tiếng ồn, những người có cơ quan thính giác dễ nhạy cảm với tiếng ồn thì dễ mắc bệnh hơn; những người nhiều t.uổi dễ mắc bệnh hơn người trẻ t.uổi; những chấn thương do tiếng ồn gặp ở nam nhiều hơn nữ; người có tổn thương bệnh lý sẵn ở tai dễ gây điếc nghề nghiệp hơn người khỏe mạnh…

Có thể thấy, nếu người dân đô thị ai cũng gây ra tiếng ồn theo sở thích cá nhân của mình thì tiếng ồn sẽ cộng hưởng với nhau tạo ra một không gian phá hủy thính giác, trở thành một “cơn ác mộng đô thị” tương tự như các vấn đề chất thải và tệ nạn…

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM để giảm tiếng ồn như giảm âm lượng trong các hoạt động hàng ngày là cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.

Do đó, người dân cần cố gắng tránh xa những nơi có tiếng ồn lớn như: công trường, các buổi biểu diễn nhạc sôi động, vũ trường; giảm âm lượng khi sử dụng thiết bị điện tử , nhất là khi xem tivi hoặc nghe nhạc hãy điều chỉnh âm lượng đúng mức, đặc biệt là khi đeo tai nghe; tăng cường cây xanh để chắn tiếng ồn cũng như giúp thanh lọc không khí.

Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP cũng khuyến khích cộng đồng tham gia vào các hoạt động giảm thiểu tiếng ồn như: đi bộ hoặc sử dụng xe đạp thay vì lái xe cá nhân…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *