Trứng cút nhỏ hơn trứng gà nên bạn có thể ăn 6-12 quả mỗi ngày nhưng một số người vẫn cần thận trọng.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn 3 quả trứng gà mỗi ngày an toàn cho người khỏe mạnh và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.
Giá trị dinh dưỡng tương tự trứng gà nhưng trứng cút rất nhỏ nên bạn có thể ăn nhiều hơn. Ba đến bốn quả trứng cút tương đương với một quả trứng gà. Bởi vậy, bạn có thể ăn 6-12 quả trứng cút mỗi ngày.
Bạn có thể ăn tối đa 12 quả trứng cút mỗi ngày. Ảnh: HCC
Dinh dưỡng
Một quả trứng cút (9g) chứa 14 calo, 1g protein, 1g chất béo, choline (4% nhu cầu hằng ngày), vitamin B2 (6%), B9 (9%), B12 (6%), vitamin A (2%), sắt, phốt pho, selen.
Selenium và vitamin B2 là những chất dinh dưỡng quan trọng giúp cơ thể p.hân h.ủy thức ăn và biến thành năng lượng. Selen cũng góp phần đảm bảo chức năng tuyến giáp khỏe mạnh.
Trong khi đó, vitamin B12 và sắt thúc đẩy chức năng hệ thần kinh khỏe mạnh và duy trì mức năng lượng tối ưu.
Tác dụng của trứng cút
Trứng cút rất giàu chất dinh dưỡng và chứa đầy chất chống oxy hóa tăng cường sức khỏe có thể đẩy lùi tổn thương tế bào và điều trị các triệu chứng dị ứng.
Theo Healthline, một nghiên cứu kéo dài 7 ngày ở 77 người bị viêm mũi dị ứng cho thấy các triệu chứng như hắt hơi, nghẹt mũi và sổ mũi được cải thiện trong vòng 1 giờ sau khi bổ sung kẽm và chất chống oxy hóa từ trứng cút.
Thêm vào đó, nghiên cứu trên chuột cho thấy lòng đỏ trứng cút làm giảm các triệu chứng của viêm thực quản do dị ứng thực phẩm.
Mặc dù những phát hiện này đầy hứa hẹn nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn ở người.
Cảnh báo
Hầu hết trứng cút đều chưa được tiệt trùng nghĩa là vi khuẩn gây hại có thể cư trú trên vỏ. Vì lý do này, phụ nữ mang thai và những người có hệ miễn dịch bị tổn hại nên tránh trứng cút hoặc trứng cần được nấu chín hoàn toàn, không ăn lòng đào.
Ngoài ra, nếu bạn bị dị ứng với trứng gà thì cũng có thể bị dị ứng với trứng cút.
Trứng gà và trứng cút không có quá nhiều khác biệt dinh dưỡng. Ảnh: MWT
So sánh với trứng gà
Trứng cút nhỏ hơn nhiều so với trứng gà nhưng tỷ lệ lòng đỏ lại nhiều hơn. Trong lòng đỏ có nhiều chất dinh dưỡng nên một số người đ.ánh giá cao trứng cút hơn.
Nếu tính trên cùng 100g, trứng cút chứa nhiều chất béo và protein, gấp đôi lượng sắt và vitamin B2, nhiều hơn 33% vitamin B12 so với trứng gà. Mặt khác, trứng gà chứa nhiều choline hơn.
So sánh dinh dưỡng trong 100g trứng cút và trứng gà:
Phần thịt lợn rẻ như cho, có tác dụng phòng ung thư, ngăn ngừa lão hóa
Nếu chúng ta ăn bì lợn đúng cách sẽ tận dụng được giá trị dinh dưỡng của loại thực phẩm này, giúp chống lão hóa, ung thư.
Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hưng – Viện Dinh dưỡng quốc gia chia sẻ về tác dụng và những điều cần lưu ý khi ăn bì lợn:
Bì lợn là thực phẩm chứa hàm lượng protein cao, cũng là phần thịt có giá rẻ như cho, thậm chí nhiều người bỏ đi không ăn.
Trong bì lợn chứa protein, lipid và một số khoáng chất. So với các phần thịt lợn khác, protein trong bì cao gấp hai lần, chất béo chỉ bằng một nửa. Protein ở bì lợn chủ yếu là keratin, eslatin, collagen hợp thành. Đây là các thành phần để gắn kết tế bào, giúp cơ thể rắn chắc, tạo các mô liên kết cho da, gân, xương, tóc. Những người có vấn đề về xương khớp có thể sử dụng bì lợn để bổ sung collagen.
Bì lợn chứa ít carbohydrate, ăn bì lợn không gây tăng đường huyết, chất béo trong bì lợn gần giống dầu ô liu, chủ yếu là chất béo không bão hòa mang lại lợi ích cho sức khỏe, giúp no lâu. Vì vậy, loại thực phẩm này được đưa vào thực đơn ăn kiêng để giảm cân.
Bì lợn còn chứa natri có lợi cho hoạt động của cơ thể, điều chỉnh hấp thụ glucose, cải thiện chức năng não, duy trì trái tim khỏe mạnh.
Nhiều người không thích ăn bì lợn, thường cắt bỏ đi. Ảnh: Freepik.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng thường xuyên ăn bì lợn với lượng vừa đủ có tác dụng chống lão hóa, phòng ung thư hiệu quả. Với phụ nữ, bì lợn giúp tăng cường collagen cải thiện làn da, tóc đẹp, móng khỏe, làm chậm quá trình lão hóa, làm mờ nếp nhăn. Vì vậy, khi ăn thịt lợn, bạn không nên bỏ phần bì.
Những lưu ý khi sử dụng bì lợn
Protein trong bì lợn có nhiều thành phần khác nhau, tỷ lệ chất béo cao, giàu natri nếu ăn nhiều bạn có thể bị khó tiêu. Người bị tăng huyết áp, tim mạch hạn chế ăn bì. Người có hệ tiêu hóa kém cũng không nên ăn bì vì khó tiêu hóa hơn; nên ăn bì luộc hoặc ninh nhừ.
Khi ăn bì, bạn cần loại bỏ sạch phần lông còn dư lại vì có thể gây hại cho màng nhày của dạ dày, ruột. Bì lợn là phần tiếp xúc với môi trường đầu tiên nên dễ nhiễm khuẩn, nhanh hư hỏng. Lúc mua về, bạn cần rửa sạch với nước muối, dấm.
Bì lợn được chế biến thành món nem, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, các bà nội trợ cần lưu ý không mua nem không đảm bảo nguồn gốc, cẩn trọng với bì trắng tinh vì có thể bị tẩy trắng.