Người đàn ông ung thư phổi di căn não thoát liệt nhờ xạ trị

Đau ngực, đau đầu kèm theo có yếu nửa người phải, ông Khanh (67 t.uổi, Quảng Ninh) được chẩn đoán mắc ung thư phổi trái di căn não. Trước đó, ông đã được điều trị giảm nhẹ nhiều đợt.

Sau một tháng điều trị tại khoa Phẫu trị – Xạ trị & Y học hạt nhân, Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) ông Nguyễn Văn Khanh, 67 t.uổi, Đông Triều, Quảng Ninh đã được ra viện.

Ông Khanh có t.iền sử ung thư phổi trái di căn hạch thượng đòn phải, di căn não từ tháng 3 đã được điều trị giảm nhẹ nhiều đợt. Lần này, ông đau nhiều ngực trái, đau đầu kèm theo có yếu nửa người phải không thể tự vận động đi lại và sinh hoạt như bình thường.

Sau 1 tháng điều trị, ông Khanh vui mừng vì đã có thể xuất viện, đi lại bình thường.

Người nhà đã được ông nhập viện khoa Phẫu trị – Xạ trị & Y học hạt nhân điều trị.

Qua thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi trái di căn não và được chỉ định xạ trị toàn não. Ông được dùng morphin (2 ống /ngày) để kiểm soát cơn đau.

Sau 10 ngày xạ trị toàn não, các triệu chứng dần được cải thiện. Người bệnh có thể vận động tay, chân, cầm nắm khá hơn. Triệu chứng đau cũng giảm và được cai dần morphin, bắt đầu chuyển sang thuốc giảm đau thông thường.

Sau 20 ngày xạ trị, bệnh nhân đã có thể đi lại được, tự thực hiện được các sinh hoạt cá nhân mà không cần người khác hỗ trợ.

“Một tháng trước, khi đưa tôi xuống viện gia đình tôi gần như suy sụp, không thể nghĩ có ngày tôi lại ra viện. Hôm nay tôi cảm thấy rất khỏe, tay chân đều cử động được gần như cũ rồi. Tôi mừng lắm”, ông Khanh chia sẻ.

Theo bác sĩ Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), với các bệnh nhân ung thư có di căn vào não thì việc trước tiên là giải quyết các triệu chứng thần kinh và các tổn thương ở não trước khi tiến hành các biện pháp khác để tránh nguy cơ t.ử v.ong cho bệnh nhân.

Theo Globocan năm 2018, ung thư phổi là loại ung thư phổ biến nhất (11,6%) và có tỷ lệ t.ử v.ong cao nhất (18,4%) trong các loại ung thư. Tại Việt Nam, ung thư phổi đứng thứ 2 sau ung thư gan cả về tỷ lệ mắc và tỷ lệ t.ử v.ong (với tỷ lệ mắc 14,4% và tỷ lệ t.ử v.ong là 18% năm 2018). Phần lớn các bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi đã ở giai đoạn tiến triển và di căn tại thời điểm chẩn đoán.

Bệnh nhân có di căn não xuất phát từ ung thư phổi chiếm 50%. 10-20% bệnh nhân ung thư phổi có di căn não lúc chẩn đoán. Khoảng 40-50% di căn não xuất hiện trong quá trình điều trị. Trong đó, tỷ lệ di căn hệ vào hệ thống thần kinh trung ương ở bệnh nhân có đột biến EGFR cao hơn bệnh nhân không có đột biến gen.

Tiến bộ trong điều trị ung thư phổi giai đoạn di căn

Ung thư phổi giai đoạn sớm thường không có triệu chứng lâm sàng hoặc triệu chứng mờ nhạt do đó phần lớn bệnh nhân được phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn.

Theo bác sĩ, Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội), phần lớn bệnh nhân ung thư phổi được phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, bệnh đã có di căn sang phổi đối bên hoặc di căn tạng khác. Trong điều trị ung thư phổi giai đoạn di căn, điều trị toàn thân là phương pháp chính. Các phương pháp như phẫu thuật và xạ trị có vai trò thấp, chỉ áp dụng cho điều trị triệu chứng như: giảm đau, chống chèn ép, chống ra m.áu…

Các phương pháp điều trị ung thư phổi giai đoạn di căn

Điều trị hóa trị:

– Điều trị hóa chất là sử dụng các loại thuốc gây độc tế bào, đưa vào cơ thể và lưu hành thông qua hệ thống mạch m.áu nhằm phá hủy các tế bào ung thư.

– Việc lựa chọn phác đồ đa hóa trị (phối hợp hai/ba thuốc) hay đơn trị liệu (một thuốc) phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, thể trạng bệnh nhân, bệnh lý kèm theo, đặc điểm giải phậu bệnh của khối u và đôi khi cả điều kiện kinh tế của người bệnh.

– Các phác đồ hóa trị hiện nay không có nhiều thay đổi so với 10 năm trước. Chủ yếu vẫn là các phác đồ: Pemetrexed-Cisplatin/Carboplatin, Paclitaxel – Cispaltin/Carboplatin, Gemcitabine- Cispaltin/Carboplatin, Docetaxel, Vinorelbine…

Điều trị đích:

– Cơ chế hoạt động của liệu pháp điều trị trúng đích là tấn công và ngăn chặn các gen hay protein chuyên biệt-những phân tử đặc hiệu (hay còn gọi là các phân tử đích) được tìm thấy ở tế bào ung thư hoặc có liên quan đến sự phát triển của khối ung thư.

– Nhóm thuốc cho bệnh nhân có đột biến EGFR (tỷ lệ người bệnh có đột biến EGFR là cao nhất, chiếm khoảng 40%): thế hệ 1 (Gefitinib, Erlotinib); thế hệ 2 (Afatinib, Dacomitinib); thế hệ 3 (Osimetinib)

– Người ta đã tìm ra rất nhiều các loại đột biến gen trong ung thư phổi không tế bào nhỏ, tuy nhiên chỉ có một số loại đột biến có thuốc điều trị đặc hiệu.

– Nhóm thuốc cho bệnh nhân có đột biến ALK: Crizotinib, Ceritinib, Alectinib, Brigatinib, Lorlatinib.

– Nhóm thuốc cho bệnh nhân có đột biến ROS1: Crizotinib, Entrectinib, Ceritinib, Lorlatinib

– Nhóm thuốc kháng thể đơn dòng kháng tăng sinh mạch: Bevacizumab, thường được kết hợp với phác đồ hóa trị hoặc kết hợp thuốc đich hoặc đơn trị trong điều trị duy trì.

Điều trị miễn dịch:

– Các tế bào ung thư có khả năng trốn tránh được sự phát hiện và kiểm soát của những tế bào miễn dịch trong cơ thể vì thế chúng không bị phát hiện và hệ miễn dịch không t.iêu d.iệt được. Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư giúp chống lại cơ chế này của khối u, kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận ra và tấn công các tế bào ung thư.

– Mức độ biểu hiện của PD-L1 trên khối u càng cao thì khả năng đạt đáp ứng với liệu pháp miễn dịch càng cao. Miễn dịch có thể được tiến hành kết hợp với các phương pháp điều trị truyền thống khác như hóa trị, xạ trị, điều trị đích để tăng cường hơn nữa hiệu quả diệt tế bào ung thư.

– Tính đến nay, các thuốc ức chế chốt kiểm soát miễn dịch như Nivolumab, Ipilimumab, Pembrolizumab, Atezolimumab, Durvalumab đã được FDA phê duyệt trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *