Do t.uổi già hoặc phải ngồi làm việc nhiều, ít có thời gian đi lại, vận động nên nhiều người đang bị căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ và thoái hóa cột sống thắt lưng “dày vò”. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, có hơn 85% số người trên 60 t.uổi bị thoái hóa đốt sống cổ.
Bác sĩ Nguyễn Phúc Vinh, Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện y dược cổ truyền Đồng Nai đang tác động cột sống cho một bệnh nhân bị thoái hóa cột sống lưng lâu năm. Ảnh: H.Dung
Có nhiều phương pháp để điều trị 2 bệnh này, trong đó phương pháp tác động cột sống, không dùng thuốc đang được các bác sĩ của Bệnh viện y dược cổ truyền Đồng Nai thực hiện đạt hiệu quả cao.
* Khổ sở vì đau lưng
Anh N.V.Đ. (ngụ phường Bửu Long, TP.Biên Hòa) là nhân viên văn phòng tại một công ty trên địa bàn tỉnh. Do tính chất công việc phải ngồi nhiều, ít vận động nên vài tháng gần đây, anh Đ. cảm thấy đau lưng nhiều, đi lại khó khăn, hạn chế vận động.
Còn chị N.T.L. (ngụ phường Trảng Dài, làm việc tại một công ty đóng ở Khu công nghiệp Amata) đã có thâm niên hơn 10 năm làm công nhân may. Chị L. cho hay, mỗi ngày chị phải ngồi may 8 giờ, chưa kể những ngày tăng ca. Do ít được vận động, cứ tối về chị L. cảm thấy đau cổ, mỏi 2 vai, tê tay, nhiều khi có cảm giác đau lan lên đầu.
Trong khi đó, bà N.T.L. (60 t.uổi, ngụ phường Tân Hạnh, TP.Biên Hòa) đã có 10 năm sống chung với bệnh thoái hóa cột sống, thoái hóa cổ. Bà L. phải thường xuyên uống thuốc kết hợp với tập vật lý trị liệu để đỡ đau nhức và có thể vận động được.
Theo bác sĩ Nguyễn Phúc Vinh, Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện y dược cổ truyền Đồng Nai, những người bị thoái hóa đốt sống cổ và thoái hóa cột sống lưng thường có biểu hiện đau theo cường độ tăng dần, đau theo hướng lan rộng, ảnh hưởng đến chức năng vận động khiến người bệnh xoay trở kém. Nếu chụp X-quang, bác sĩ có thể phát hiện bệnh nhân bị hẹp các khớp, mọc các gai xương. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chụp MRI để đ.ánh giá mức độ tổn thương của đốt sống cổ và đốt sống lưng.
Nguyên nhân của thoái hóa cột sống thắt lưng là do sụn khớp và đĩa đệm phải chịu áp lực lớn thường xuyên và diễn ra trong một thời gian dài. Hậu quả là sụn, phần xương dưới sụn bị tổn thương, giảm hoặc mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng.
Các triệu chứng phổ biến của thoái hóa cột sống là cứng khớp, mức độ đau tăng dần, hạn chế cử vận động. Ở mức độ nặng hơn, người bệnh có những biểu hiện như: yếu ở tay hoặc chân, tay và chân phối hợp kém, co thắt cơ bắp và đau, đau đầu, mất thăng bằng, khó đi lại, mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột.
Những người làm văn phòng thường có thói quen lắc cổ, bẻ cổ mỗi khi thấy cổ mỏi. Đây là thói quen không tốt và rất nguy hiểm vì sẽ khiến khớp cổ hoạt động nhiều gây khô khớp. Nếu thực hiện bẻ, lắc cổ liên tục, đốt sống cổ chỗ lắc sẽ thay đổi hình dạng.
* Tác động cột sống không cần dùng thuốc
Hiện nay, có nhiều phương pháp để điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa cột sống lưng như: điều trị bằng Đông y (kết hợp dùng thuốc và không dùng thuốc); điều trị bằng các bài thuốc của Đông y như quyên tý thang, đột hoạt tang ký sinh, lục vị, bát vị…; điều trị không dùng thuốc ( xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu); kết hợp y học cổ truyền hiện đại (kéo giãn đốt sống cổ và cột sống thắt lưng).
Riêng với phương pháp tác động cột sống không dùng thuốc đang được các bác sĩ y học cổ truyền sử dụng rất nhiều và đem lại hiệu quả tích cực.
Bác sĩ Nguyễn Phúc Vinh cho hay, với phương pháp này, thầy thuốc sẽ dùng các đầu ngón tay tác động vào hệ cột sống theo những nguyên tắc thủ thuật, các đặc trưng để phát hiện sự bình thường, bất bình thường của cột sống. Sau đó đưa ra các chẩn đoán, tiên lượng, phương thức điều trị phù hợp.
Các đặc trưng của cột sống bao gồm: lớp cơ, nhiệt độ, cảm giác, cột sống (đường cong sinh lý). Những thủ thuật hay dùng là: vuốt, vê ấn. Các phương thức để tác động lên cột sống gồm: day day, xoay xoay, song chỉnh, đơn chỉnh lên hệ cơ.
“Tùy theo mức độ nặng nhẹ của thoái hóa mà từ 5-7 ngày sau khi điều trị bằng phương pháp tác động cột sống, người bệnh sẽ cảm nhận thấy hiệu quả rõ rệt, các triệu chứng đau giảm hẳn” – bác sĩ Nguyễn Phúc Vinh cho hay.
Bệnh nhân N.T.L. (ngụ phường Tân Hạnh, TP.Biên Hòa) chia sẻ, nhờ được bác sĩ điều trị bằng phương pháp tác động cột sống mà sau gần 1 tháng, bà đã giảm hẳn các triệu chứng đau, có thể vận động, đi lại bình thường.
Các bác sĩ khuyến cáo, để hạn chế tình trạng bị thoái hóa đốt sống cổ, cột sống thắt lưng, khi ngồi làm việc trong thời gian dài, người dân cần đứng dậy vận động, đi lại để giãn cơ, khớp. Đồng thời, nên có chế độ dinh dưỡng điều độ, tránh thừa cân vì nếu nặng cân, cơ thể sẽ đè lên các ổ khớp gây ra đau, chèn ép các dây thần kinh. Không nên ngồi nhiều trong môi trường máy lạnh, nếu sử dụng máy lạnh thì nên mở từ 26OC trở lên. Khi đi ngủ không nên kê gối cao vì gối cao thường xuyên sẽ làm giảm lượng m.áu lên não gây đau đầu, đau nửa đầu; không nên nằm ngủ trên nền đất lạnh vì sẽ gây ra hiện tượng co cơ. Khi ngồi học, làm việc cần ngồi đúng tư thế, tránh cong vẹo cột sống, hình thành thói quen tập thể dục 30 phút mỗi ngày.
Hạnh Dung
Theo baodongnai
Xoa bóp, bấm huyệt gan bàn chân phòng chữa bệnh thông thường
Xoa bóp và bấm huyệt gan bàn chân là một trong nhiều phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, là xu hướng được ưa chuộng của thế giới hiện nay.
Ta có thể tự chẩn đoán và chữa trị được một số bệnh thông thường. Có thể dễ dàng thực hiện bất kỳ chỗ nào, lúc nào: lúc nghỉ giải lao, lúc ngồi tàu xe, lúc xem ti vi… chỉ cần 5-10 phút ai cũng làm được.
Ảnh minh họa
Tại sao phải xoa bóp và bấm huyệt gan bàn chân?
Tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể con người đều có những vùng đại diện ở hai bàn chân. Bàn chân trái ứng với nửa người bên trái (như mắt trái, thận trái, tim, lách, h.ậu m.ôn, trĩ…), bàn chân phải ứng với nửa người bên phải (như mắt phải, thận phải, gan, mật, ruột thừa…). Trong mỗi người có tới 35km các loại ống (mạch m.áu ruột, ống tuyến…) từ lớn nhỏ tới li ti, chạy ngang dọc khắp mọi nơi trong cơ thể. Phần lớn những ống đó là những dây thần kinh và các mạch m.áu lưu thông với mọi tế bào. Chỉ cần một ống dẫn nhỏ đâu đó bị tắc là ảnh hưởng tới cả một nhánh hay cả một hệ thống. Đôi bàn chân chúng ta là điểm tận cùng của hệ thống thần kinh và là điểm thấp nhất của các đường ống vì phần lớn thời gian con người hoạt động là đứng hay ngồi. Cho nên m.áu chúng ta có những “cặn bẩn” thường bị tồn đọng và dễ bị ứ tắc tại đây. Việc nắn bóp những điểm có ách tắc vì có những “cặn bẩn” của m.áu ở hai bàn chân sẽ làm các chất cặn bị tan hay phân tán nhỏ ra khiến m.áu dễ lưu thông và đào thải ra ngoài.
Sự lưu thông m.áu ở hai bàn chân không tốt còn do một nguyên nhân khác. Khi các cơ bắp của chúng ta hoạt động yếu toàn bộ khung xương bị chùng xuống. Cả hệ thống các đốt xương chân cũng vậy. Các khớp co hẹp lại có thể làm cho một số dây thần kinh và mạch m.áu bị kẹt gây ra sự ách tắc lưu thông của m.áu. Những “cặn bẩn” trong m.áu dễ bị ứ đọng ở những điểm này.
Nếu những điểm đó có các dây thần kinh và mạch m.áu có liên quan đến gan, gan hoạt động yếu đi, nếu liên quan đến thận, sẽ làm việc thải các chất acid uric qua đường nước tiểu kém hiệu quả. Chất “cặn bẩn” trong m.áu tụ lại lâu bị cô đặc thành những tinh thể. Nếu những tinh thể đó tụ tập ở đầu dây thần kinh, sẽ gây cảm giác nhức buốt và ảnh hưởng tới các cơ quan có liên quan. Do đó, trong quá trình xoa bóp, bấm huyệt bàn chân, nhìn nét mặt của bệnh nhân, ta có thể xác định được những điểm đau và suy ra cơ quan nội tạng nào đó trong cơ thể đang bị yếu hay hoạt động không bình thường.
Phương pháp xoa bóp
– Dùng lòng bàn tay xát mạnh và xoa tròn khắp bàn chân, chú ý tìm những vùng cảm ứng đau hoặc rất đau.
– Dùng đầu ngón tay cái ấn tìm chính xác những điểm đau nhưng không ấn quá mạnh và lâu vào một điểm.
– Bấm các huyệt đau này 15-30 giây, sau day tròn mỗi huyệt 10 vòng xuôi, 10 vòng ngược, mỗi ngày bấm 1-2 lần làm cho tới khi khỏi bệnh.
Có thể day bấm bằng đầu ngón tay cái (ngón tay thẳng đứng với điểm bấm) hoặc dùng đầu bút chì đầu có tẩy ấn cho êm. Riêng các huyệt ở ngón chân cần thêm động tác bóp các cạnh bên và vê tròn xoay quanh ngón chân.
Dù là bệnh gì cũng nên bấm day thêm 4 huyệt của các tuyến nội tiết là: tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận và tuyến s.inh d.ục để 4 tuyến này tiết ra đầy đủ các hormon rất quý, quyết định và duy trì bình ổn mọi hoạt động chức năng của cơ thể để nâng cao sức khỏe chống mệt mỏi, mất ngủ và tránh các rối loạn bất thường.
Ngoài ra không được quên kiểm tra huyệt tác động đến thận, gan, tim, lách… là những nội tạng quan trọng thường dễ bị đau yếu.
Đối chiếu các điểm đau này với hình vẽ các huyệt ở hai bàn chân có kết hợp với các triệu chứng đang xảy ra để suy đoán được cơ quan nội tạng nào có vấn đề. Nếu có bấm day nhầm huyệt cũng không sao. Xoa bóp bấm huyệt gan bàn chân thật đơn giản, an toàn, tiết kiệm mà rất hiệu nghiệm.
BS. Nguyễn Đức Lê
Theo suckhoedoisong