Khi gót chân bị nứt…

Không chỉ ở da mặt, gót chân cũng là một vị trí dễ bị nứt nẻ gây đau đớn và mất thẩm mỹ. Nếu không chữa kịp thời sẽ gây viêm và n.hiễm t.rùng…

Nứt gót chân là một chứng bệnh ngoài da, thường gặp ở da khô và diễn tiến nặng hơn vào mùa hanh khô. Biểu hiện là gót chân bị bong tróc, nứt da, ngứa và c.hảy m.áu từ các vết nứt làm cho vi khuẩn, vi nấm hoặc siêu vi xâm nhập. Nứt gót chân không chỉ gây mất thẩm mỹ cho người bệnh mà còn gây đau đớn khó chịu, ảnh hưởng đến đi lại, sinh hoạt. Đặc biệt khi vùng gót chân nứt nhiều, c.hảy m.áu, tạo thành các khe rãnh sâu rất dễ bị nhiễm khuẩn, có thể dẫn đến biến chứng hoại tử bàn chân nếu không điều trị kịp thời. Vì vậy, bạn cần phòng ngừa và điều trị nứt gót chân đúng cách và hiệu quả.

Nguyên nhân nào gây nứt gót chân?

Nguyên nhân gây nứt gót chân rất đa dạng, nhưng có 3 điều kiện góp phần làm cho triệu chứng nứt gót chân tiến triển, đó là: Da khô do mất độ ẩm, áp lực quá mức lên phần gót chân trong thời gian dài và nguyên nhân từ bệnh tật. Ngoài ra còn những nguyên nhân sau: Chế độ ăn uống thiếu hụt chất dinh dưỡng vitamin và khoáng chất; bị một số bệnh như tiểu đường, bệnh nấm chân, chàm…; làm trong môi trường công việc đòi hỏi phải đứng quá lâu, nền nhà thô ráp, gồ ghề cũng là nguyên nhân gây nứt gót chân và một nguyên nhân mà ít ai nghĩ đến là mang giày, dép không phù hợp với kích cỡ chân.

Cách điều trị

Vệ sinh chân và gót chân sạch sẽ: Khi đã bị nứt gót chân, việc đầu tiên cần làm hàng ngày để chấm dứt tình trạng này đó là vệ sinh chân và gót chân sạch sẽ sau mỗi ngày làm việc. Có nhiều cách làm sạch chân và gót chân nhưng bạn không nên sử dụng xà phòng hay nước tẩy rửa để làm việc này bởi nó sẽ làm gót chân bị nứt trở nên khô hơn và đau hơn nhiều lần. Chính vì thế có thể sử dụng nước muối loãng hoặc nước chè tươi loãng đun sôi để ấm là an toàn nhất để làm sạch những bụi bẩn bám ở chân và gót chân.

Nứt gót chân nếu không chữa dứt điểm sẽ gây viêm, n.hiễm t.rùng rất nguy hiểm.

Bôi thuốc: Sau khi đã làm sạch gót chân hãy tiến hành bôi thuốc nếu vết nứt nghiêm trọng và đau nhói. Nếu vết nứt nhỏ bạn có thể sử dụng các loại thảo dược như cám gạo, dầu dừa để bôi giúp gót chân dần trở nên mềm mại hơn.

Có thể sử dụng nước muối loãng hoặc nước chè tươi loãng đun sôi để ấm là an toàn nhất để làm sạch những bụi bẩn bám ở chân và gót chân.

Trên thị trường có nhiều dòng sản phẩm điều trị nứt gót chân, muốn hiệu quả cần kết hợp chăm sóc da với dùng kem chuyên trị nứt gót. Một sản phẩm tốt trước hết phải làm cho triệu chứng giảm đi một cách nhanh chóng, kết quả có thể thấy rõ trong vòng 5 ngày sử dụng. Sản phẩm đó phải cùng lúc phát huy 3 tác dụng: Tróc da, làm mềm và dưỡng ẩm cho da bằng cách hình thành một lớp bảo vệ để làm giảm đáng kể các triệu chứng da dày lên và nứt. Không tự ý bôi các loại mỡ kháng sinh hoặc thuốc không rõ nguồn gốc khi chưa thăm khám và có ý kiến của bác sĩ.

Sử dụng dụng cụ bảo vệ đôi chân phù hợp: Sau khi đã tiến hành các biện pháp chữa trị vết nứt gót chân thì hãy sắm cho mình dụng cụ bảo hộ lao động như đôi ủng hoặc những đôi giầy, dép cao vừa phải, rộng rãi và êm ái để đi cho đôi chân của mình. Ngay cả khi bạn làm việc hay đến công sở thì bạn cũng cần phải lưu ý điều này bởi nếu bạn tiếp tục để gót chân bị bám bẩn thì tình trạng nứt nẻ sẽ càng tăng hơn.

Và phòng ngừa

Ngâm chân trong nước ấm 15 phút mỗi ngày; uống nhiều nước hàng ngày; giữ bàn chân sạch sẽ và tẩy tế bào c.hết thường xuyên; chế độ ăn uống khoa học, nên bổ sung thêm thực phẩm chứa kẽm và omega 3; không lạm dụng xà phòng và sấy khô chân; không chà chân quá kỹ.

Đối với những người đã tuân thủ chế độ chăm sóc da đúng cách như trên nhưng da vẫn bị nứt nẻ, bong tróc từng mảng… nên đi khám tại các chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

BS. Nguyễn Thị Nhuần

Theo suckhoedoisong

Nước vối: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh kẻo rước họa vào người

Không chỉ có tác dụng giải khát, thanh nhiệt cơ thể, nước lá vối còn là một vị thuốc chữa được nhiều căn bệnh. Tuy nhiên nước vối không ‘lành’ như mọi người vẫn nghĩ, một số đối tượng phải ‘tránh cho xa’ loại nước này nếu không muốn mang bệnh.

Ảnh minh họa: Internet

“Khắc tinh” của bệnh gout

Gout thường được mệnh danh là “bệnh của nhà giàu”, bởi nguyên nhân của căn bệnh này là rối loạn về chuyển hóa liên quan đến việc tăng sản xuất hoặc giảm đào thải chất acid uric trong cơ thể. Mà, nước vối có tác dụng tiêu hóa thức ăn nhiều dầu mỡ, tiêu độc và giảm các chất béo.

Theo các bác sĩ, tác dụng của lá vối với bệnh gout là rất lớn trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh gout. Tuy vậy, do bệnh gout có nhiều nguyên nhân dẫn đến nên lá vối không thể điều trị dứt điểm căn bệnh này được, thế nên các bạn cần có chế độ ăn uống và phòng ngừa hợp lý để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Chống lại bệnh tiểu đường

Các nghiên cứu cho thấy, trong lá vối có chứa hàm lượng polyphenol cao, được biết đến là thành phần có khả năng giúp kiểm soát lượng đường trong m.áu. Cũng như các hoạt chất ức chế men alpha- glucosidase còn làm giảm các triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Ảnh minh họa: Internet

Trị bệnh ngoài da

Trong nước lá vối có chứa một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis,… Do đó, lá vối tươi hay khô sắc đặc được coi như một loại thuốc sát khuẩn dùng trị liệu các bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt…

Ngoài ra, người ta còn lấy lá vối tươi nấu lấy nước đặc để gội đầu chữa lở da đầu rất hiệu quả.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Trong Đông y, lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon và tiêu hóa tốt hơn. Chất đắng trong lá vối giúp kích thích dạ dày tiết nhiều dịch tiêu hóa thức ăn, đồng thời chất tannin lại bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu lá vối có tính kháng khuẩn cao nhưng không làm tổn hại đến những loại vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa.

Nước lá vối có hoạt chất ức chế sự phát triển của một số vi trùng Gram âm và Gram dương nên có thể hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng. Dùng 200g lá vối tươi vò nát, sau đó thêm khoảng 2 lít nước sôi vào và ngâm trong 1 giờ. Dùng nước này uống thay cho nước lọc để hỗ trợ chữa viêm đại tràng, đau bụng âm ỉ.

Ngoài ra, thức uống từ lá cây vối còn trị được tiêu chảy. Lấy khoảng 3 lá vối, 8g vỏ ổi, 10g núm quả chuối tiêu thái nhỏ phơi khô, sắc với 400ml nước, còn 100ml, chia uống 2 lần trong ngày. Áp dụng cách này khoảng 2 – 3 ngày sẽ thoát khỏi tình trạng bị “tào tháo rượt”.

Ảnh minh họa: Internet

Chữa bỏng hiệu quả

Vỏ cây vối cạo bỏ vỏ thô, rửa sạch, giã nát, hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước, bôi lên khắp chỗ bỏng. Thuốc sẽ làm giảm tiết dịch, hết phồng, dịu đau, hạn chế sự phát triển của vi trùng.

Giúp đào thải chất độc

Những ngày hè nắng gắt, thời tiết oi bức khiến mồ hôi tiết ra nhiều hơn bình thường. Bạn chỉ cần dùng một bát nước vối thì cơ thể sẽ được cung cấp một hàm lượng muối khoáng và vitamin cần thiết, bù đắp lượng nước bị mất đi.

Không những có công dụng giải nhiệt rất hiệu quả, loại thức uống này còn giúp làm mát cơ thể và giải độc cho cơ thể thông qua đường tiết niệu.

Điều trị bệnh mỡ m.áu

Sử dụng lá hay nụ vối từ 15 – 20 g, hãm lấy nước uống thay trà trong ngày hoặc nấu thành nước đặc chia 3 lần uống trong ngày và uống trong thời gian dài mới có hiệu quả mong muốn.

Tuy nhiên, nếu uống nước vối khi đói hoặc uống quá nhiều thì chính nước vối lại là nguyên nhân gây hại đến sức khỏe người dùng. Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, Hội Đông y Việt Nam cho biết, về hiện tượng mọi người uống nước vối khi đói bụng thường hay bị cồn cào là do nước vối có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, chống đầy bụng, ăn ngon miệng… vì tác dụng này nên uống khi đói sẽ làm nhu động ruột hoạt động nhiều, gây cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, sa sầm mặt mày, mất năng lượng. Bởi vậy, ngoài tác dụng của nước vối, người dùng cần lượng thể trạng, sức khỏe để uống sao cho có hiệu quả nhất.

Ngoài ra, những người quá gầy hoặc sức khỏe yếu không nên dùng nụ và lá vối. Lá vối có tính chất kiểm soát lượng đường trong m.áu, lại giúp giảm cân, vì vậy người gày yếu không nên dùng.

Phụ nữ có thai cũng cần thận trọng khi dùng, không nên uống nước vối quá đặc làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Cũng không nên uống quá nhiều nước vối.

Nên uống nước từ lá vối khô, nên hạn chế dùng lá vối tươi vì có chứa chất kháng khuẩn, kháng viêm, có thể gián tiếp t.iêu d.iệt vi khuẩn có lợi, gây nên tình trạng hao huyết.

Kiêng uống ngay sau bữa ăn vì có thể ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa

T.rẻ e.m không nên uống nước lá vối

QUẢNG AN (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *