Khô mắt – dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu vitamin D không thể bỏ qua

Thiếu hụt vitamin D đặc biệt phổ biến trong những tháng mùa đông vì nguồn cung cấp vitamin D chính cho cơ thể là ánh nắng mặt trời.

Các triệu chứng có thể bị nhầm lẫn với các tình trạng bệnh ít nghiêm trọng hơn, nhưng có thể dẫn đến các biến chứng không được điều trị kịp thời. Những biểu hiện bất thường trong mắt là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị thiếu hụt vitamin D.

Tình trạng thiếu hụt vitamin D phổ biến trong những tháng mùa đông vì thời gian mặt trời chiếu sáng trong ngày giảm, mức độ tia cực tím thấp và mọi người chọn cách ở trong nhà để giữ ấm khỏi cảm lạnh.

Vitamin D đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động chức năng của cơ thể. Vitamin D giúp điều chỉnh lượng canxi và phốt phát trong cơ thể, giữ cho xương, răng và cơ bắp khỏe mạnh. Cơ thể không được bổ sụng đủ nhu cầu vitamin D thiết yếu có thể khiến cơ bắp suy yếu và tăng khả năng n.hiễm t.rùng.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí International Journal of Rheumatic Dieases cho thấy thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến tình trạng khô mắt.

Các triệu chứng của khô mắt bao gồm cảm giác đau hoặc đau nhức mắt, tình trạng này trở nên tồi tệ hơn trong suốt cả ngày. Các triệu chứng đáng chú ý khác là nóng rát và đỏ mắt, mí mắt dính vào nhau khi bạn thức dậy và mờ mắt tạm thời, tình trạng này thường cải thiện khi bạn chớp mắt.

Theo các nhà nghiên cứu, vitamin D có đặc tính chống viêm nên thiếu vitamin D có thể dẫn đến khô mắt.

Bổ sung vitamin D có thể giúp ngăn ngừa tình trạng khô mắt, vitamin D khiến cơ thể tăng sản sinh cathelicidin, một loại protein chống vi khuẩn có thể giúp chữa lành vết thương ở mắt.

Nghiên cứu được thực hiện với sự tham gia của 50 phụ nữ bị thiếu hụt vitamin D và 48 phụ nữ được cung cấp vitamin D. Những người tham gia vào nghiên cứu đều trong độ t.uổi mãn kinh, vì những thay đổi nội tiết tố sau mãn kinh có liên quan đến tình trạng khô mắt.

Ảnh minh họa: Internet

Các nhà nghiên cứu cho biết: Đây là nghiên cứu đầu tiên chứng minh mối liên quan giữa tình trạng khô mắt và các thông số lâm sàng của bệnh thiếu hụt vitamin D như mệt mỏi, suy giảm chức năng và các cơn đau. Vitamin D giúp tăng cường lượng nước mắt và giảm viêm bề mặt mắt. Bổ sung vitamin D làm giảm các triệu chứng khô mắt, bao gồm cảm giác khó chịu ở mắt, đau nhức, đỏ mắt, mỏi mắt, tình trạng nhạy cảm với ánh sáng và mờ mắt.

Mặc dù nguồn vitamin tốt nhất là từ ánh sáng mặt trời, nhưng cũng có thể bổ sung vitamin D qua một số loại thực phẩm.

Hiệp hội các bác sĩ dinh dưỡng Anh khuyến nghị 9 loại thực phẩm nên ăn để bổ sung vitamin D cho cơ thể:

Các loại cá có dầu – bao gồm cá hồi, cá mòi, cá hồi vân, cá trích và cá thu. Lươn cũng chứa lượng lớn vitamin D.

Dầu gan cá tuyết chứa rất nhiều vitamin D, nhưng phụ nữ mang thai được khuyên không nên dùng nó.

Lòng đỏ trứng, thịt, nội tạng và sữa chứa một lượng nhỏ vitamin D, bạn có thể thay đổi trong các mùa khác nhau.

Bơ thực vật, một số ngũ cốc ăn sáng và một số loại sữa chua đã được thêm hoặc được tăng cường vitamin D.

Bên cạnh việc ăn một chế độ ăn giàu vitamin D, nên sử dụng một số loại thuốc bổ sung vitamin D.

GIANG VŨ

Theo T.iền phong

Cách bổ sung vitamin D vào mùa đông hiệu quả

Các tháng mùa đông thường thiếu ánh sáng mặt trời, do vậy làn da không hấp thụ đủ vitamin D qua ánh nắng. Để giải quyết vấn đề này, Cơ quan Y tế công cộng Anh (PHE) đề xuất ý kiến rằng từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mỗi người dân nên uống bổ sung vitamin D.

Thiếu vitamin D gây ra nhiều bệnh

Do vitamin D có vai trò quan trọng trong chuyển hóa canxi, khi thiếu vitamin D thì cơ thể cũng thiếu hụt canxi, sẽ biểu hiện ra các triệu chứng tại các cơ quan của cơ thể, đặc biệt là tại hệ cơ xương khớp.

Với t.rẻ e.m sẽ gây ra các triệu chứng như còi xương, chậm lớn, chậm phát triển. Trẻ sơ sinh sẽ thấy x.ương s.ọ mềm, thóp rộng và chậm liền. Trẻ sẽ chậm mọc răng hơn so với các bạn cùng t.uổi, ngoài ra có các dấu hiệu như biến dạng xương lồng ngực, chân vòng kiềng nếu không được bổ sung vitamin D và canxi kịp thời.

Ở người lớn việc tăng hủy xương và chậm tái tạo xương mới sẽ dẫn đến loãng xương, xương yếu giòn và dễ gãy, nếu loãng xương nặng có thể gây gãy xương dù không hề gặp chấn thương gì – đây gọi là gãy xương tự phát và cần bổ sung canxi, vitamin D tích cực. Đặc biệt là vào mùa đông, người lớn thường đau nhức cơ, xương. Hóa ra đó là chứng thiếu xương do thiếu vitamin D và việc uống bổ sung vitamin D là giúp phòng ngừa xảy ra triệu chứng này.

Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng trong mỗi tế bào cơ thể đều có thụ thể vitamin D. Một số nghiên cứu đã công bố việc thiếu hụt vitamin D còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng, đái tháo đường hay thậm chí là bệnh ung thư. Chính phủ Anh nhận ý kiến từ Ủy ban tư vấn khoa học dinh dưỡng Anh (SACN) đã khuyên người dân nên uống ít nhất là 10 microgram vitamin D/ngày. SACN xác định rằng cơ thể sẽ có nguy cơ mắc bệnh cơ xương kém do sự tập trung nồng độ vitamin D trong m.áu giảm xuống dưới 2nmol/L. SACN kết luận rằng cách tốt nhất để ngăn ngừa sự tụt giảm là cần bổ sung vitamin D.

Nhưng với những người không bị thiếu vitamin, thì việc bổ sung vitamin D được cho là thừa thãi. Liệu việc dùng thêm vitamin D có thực sự cần thiết như PHE đề xuất?

Có thể bổ sung vitamin D qua thực phẩm.

Dư thừa vitamin D có nguy hiểm?

Bổ sung vitamin là một giải pháp lý tưởng, nhưng việc dư thừa vitamin D cũng rất nguy hiểm. Vitamin D không giống như chất dinh dưỡng vì nó không sẵn sàng “trôi đi” nếu bạn uống quá nhiều. Với việc hấp thụ canxi, việc uống nhiều vitamin D cũng có thể khiến cho canxi dồn vào các vùng khác nhau của cơ thể. Nếu một người có lượng canxi lớn và cũng đã có sẵn lượng vitamin D cao trong cơ thể thì rất dễ bị canxi cao và gây hại cho cơ thể. Nếu như lạm dụng vitamin D sẽ gây ra ngộ độc cho cơ thể, (do người dùng nạp hơn 250mg vitamin D mỗi ngày trong suốt nhiều tháng) làm tăng hàm lượng canxi trong m.áu, phát sinh hiện tượng buồn nôn, giảm cân, mệt mỏi, suy thận đọng canxi ở thận, dẫn tới t.ử v.ong. Ngoài ra, thừa vitamin D còn gây ra tỷ lệ phospho m.áu giảm, kết hợp tăng canxi m.áu gây nôn, chán ăn, tiêu chảy, đau các khớp, sốt cao, xuất huyết võng mạc, rối loạn tâm thần, co giật dạng động kinh.

Cách bổ sung vitamin D trong mùa đông

Vitamin D được bổ sung thông qua đường ăn uống hoặc từ tiếp nhận ánh nắng mặt trời cơ thể sẽ tự sản sinh ra vitamin D. Tại các nước nhiệt đới như Việt Nam, việc tiếp nhận lượng ánh nắng mặt trời nhiều nên bổ sung lượng vitamin D cần thiết không quá khó khăn. Tuy nhiên vào mùa đông, ánh sáng mặt trời yếu và ít hơn thì ngoài tắm nắng bổ sung các thực phẩm chứa vitamin D là cần thiết.

Tắm nắng là biện pháp bổ sung vitamin D đơn giản, vào mùa đông thì nắng yếu hơn và lên chậm hơn. Do vậy, nên tắm nắng vào giờ muộn hơn, từ 9-10 giờ sáng thay vì tắm nắng vào giờ sớm. Thời gian nên kéo dài hơn để nhận được nhiều ánh mặt trời hơn.

Sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D: Khi lượng vitamin D tự nhiên cung cấp không đủ thì bổ sung qua đường ăn uống là cần thiết. Các thực phẩm giàu vitamin D nên được khuyên dùng như: nấm, cá hồi, trứng, phomat, sữa và các sản phẩm từ sữa…

Bổ sung bằng thực phẩm chức năng: trong mỗi loại thực phẩm chỉ có một hàm lượng vitamin D nhất định, việc cung cấp một lượng thức ăn nhất định hằng ngày không đáp ứng đủ nhu cầu vitamin D hằng ngày thì việc bổ sung vitamin D qua các thực phẩm chức năng viên uống bổ sung là cần thiết. Các thực phẩm bổ sung vitamin D được sử dụng để cung cấp một liều lượng vitamin D lớn, để bù đắp sự thiếu hụt của cơ thể. Tuy nhiên không nên lạm dụng do có thể bạn sẽ cung cấp quá liều cần thiết cho mình hay cho trẻ nhà mình. Vì vậy hãy chú ý đến liều lượng cung cấp và tốt nhất nên đến hỏi ý kiến bác sĩ để biết cách bổ sung hợp lý nhất.

ThS. Nguyễn Thị Thúy

Theo SK&ĐS

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *