Chàm, quai bị, sởi,… là những căn bệnh phổ biến mà trẻ sơ sinh mắc phải. Khi trẻ mắc các bệnh này, mẹ cần lưu ý đến 5 bài thuốc Đông y hữu hiệu dưới đây.
1. Phòng bệnh chàm, lở, ghẻ cho trẻ sơ sinh:
Bệnh chàm ở t.rẻ e.m là một bệnh về da thường gặp ở t.rẻ e.m đặc biệt là trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên. Nếu người lớn không biết cách chăm sóc sẽ khiến tình trạng của trẻ ngày càng nặng hơn và rất khó để bệnh chàm thuyên giảm. Vì thế, theo các chuyên gia Đông y nam hoàng, các mẹ nên áp dụng bài thuốc dưới đây:
– Lấy 50g lá ích mẫu 50g.
– Cho vào 3 lít nước, đun sôi, để nguội, chắt lấy nước tắm cho trẻ.
Chàm- bệnh về da thường gặp ở trẻ sơ sinh (Ảnh minh họa).
2. Trẻ bị quai bị:
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh quai bị có thể tự điều trị tại nhà, nhưng với trường hợp bé sốt cao, ói mửa, nhức đầu hoặc bộ phận s.inh d.ục sưng to thì cần phải nhanh chóng đưa đến bệnh viện.
PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng- Nguyên Trưởng khao Nhi- bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo: “Thời điểm giáp Tết, trời chuyển lạnh là lúc trẻ dễ mắc các bệnh liên quan đến hô hấp, trong đó có quai bị. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị n.hiễm t.rùng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Bệnh thường gặp ở t.rẻ e.m lứa t.uổi 5 -14″.
Hiện nay, chưa có một loại thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh quai bị, tuy nhiên, trong các bài thuốc Đông y dân gian có thể kết hợp các vị thuốc để trị quai bị cho trẻ. Thầy lang Dương Trung Kiên (Thái Nguyên) tư vấn bài thuốc từ cây cỏ các mẹ có thể áp dụng một cách dễ dàng như sau:
– Lá na ( Mãng cầu ta) tươi 16g
– Lá gấc tươi 16g
– Lá cà độc dược tươi 10g
– Các vị rửa sạch, rã nhỏ, đắp vào nơi sưng đau, ngày 1 lần.
3. T.rẻ e.m bị lên sởi:
Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, bệnh sởi thường hay biến thành dịch vào mùa đông là một bệnh sốt truyền nhiễm do virus gây ra và thường lây qua đường hô hấp. Vì thế, các mẹ cần đặc biệt lưu ý đến triệu chứng bệnh và cách chăm sóc trẻ khi bị sởi.
Khi t.rẻ e.m bị lên sởi, thường có biểu hiện sốt cao, có khi lên tới 40 độ; mắt bị đỏ, mặt đỏ, ho khan; khắp người mọc mụn li ti.
Khi t.rẻ e.m bị lên sởi thường có biểu hiện mắt bị đỏ, mặt đỏ, khắp người mọc mụn li ti (Ảnh minh họa).
Khi trẻ bị sởi, các bà mẹ nên cho trẻ nằm nơi mát mẻ thoáng khí, không cần phải kiêng nước, kiêng gió. Giữ gìn vệ sinh cho trẻ, tắm rửa hằng ngày, vệ sinh răng miệng đúng cách. Rửa, nhỏ thuốc mũi hoặc mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mắt mũi chuyên dùng khoảng 3-4 lần/ ngày. Nếu trẻ bị liên tục bị sốt cao, hãy đưa trẻ đến các trung tâm y tế uy tín để bác sỹ kiểm tra đề phòng những biến chứng nguy hiểm gây viêm nhiễm các bộ phận khác nhau trong cơ thể.
Nên ăn các loại thức ăn mềm, lỏng tốt cho hệ tiêu hóa, nên ăn nhiều trái cây, uống nhiều nước hoa quả, uống nhiều nước để phòng bé bị mất nước do tiêu chảy hoặc sốt cao.
Bên cạnh đó, theo các thầy lang có thể dùng bài thuốc Nam để chữa sởi cho trẻ như sau:
– Cây nhài cả hoa , lá, cành: 20g
– Củ sắn dây: 20g
– Củ riềng: 10g
– Các vị rửa sạch, thái nhỏ, cho vào 400ml nước, sắc còn 100ml nước, chia uống 2 lần trong ngày (Ngày uống 1 thang, uống liền 2 ngày).
4. Trẻ mới sinh khóc đêm (khóc dạ đề):
Trẻ khóc dạ đề là nỗi lo sợ của nhiều bà mẹ trẻ. Cứ về đêm là trẻ khóc, khóc từng cơn dài, có khi khóc gần hết đêm, khóc không chịu bú. Để trẻ không khóc đêm, thầy lang Dương Trung Kiên mách nhỏ các mẹ nên lưu ý đến bài thuốc rất hữu ích dưới đây:
– Thuyền thoái (xác ve sầu) 10 con.
– Xác ve sầu, bỏ đầu, chân, cánh, nghiền bột mịn, hòa với nước sôi cho bé uống.
Trẻ khóc dạ đề- nõi ám ảnh của nhiều bà mẹ trẻ (Ảnh minh họa).
5. Trẻ sơ sinh hay bị trớ:
Bé sơ sinh từ 1-2 tháng t.uổi có hệ tiêu hóa còn non yếu, các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ nên khi bú, bé dễ nuốt hơi vào dạ dày. Lượng hơi “dư thừa” này không chỉ làm bé dễ no hơn mà còn làm trẻ hay ọc sữa khi được mẹ đặt nằm nghiêng. Hiện tượng này khá phổ biến. Vì thế, các mẹ có thể giúp bé loại trừ nguy cơ này bằng cách chia nhỏ thời gian bú để giúp bé tiêu hóa tốt hơn.
Bên cạnh đó, theo lương y Dương Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội) có thể dùng bài thuốc Nam để chữa nôn trớ như sau:
– Hoắc hương 4g
– Gừng tươi 1 lát
– Hai vị cho vào 100ml nước, sắc lấy 20ml hòa với sữa cho trẻ uống ít một.
Theo khoe365
Sinh tại trạm y tế xã, sản phụ bị đờ tử cung, băng huyết nguy kịch
Sau khi sinh tại trạm y tế xã, sản phụ bị đờ tử cung, băng huyết nên cán bộ y tế phải gọi điện nhờ hỗ trợ. Rất may, kíp cấp cứu đến kịp thời và cứu sống mẹ con sản phụ.
Ngày 26/11, ông Phạm Văn Học, Giám đốc BV Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ), cho biết, BV vừa cứu sống mẹ con sản phụ N.T. T. (ở Tuyên Quang) bị đờ tử cung, băng huyết sau sinh khi sinh tại trạm y tế xã.
Theo ông Học, khoảng 6h ngày 26/11, BV nhận được tín hiệu gọi cấp cứu đồng nghiệp tại một trạm y tế cấp xã thuộc tỉnh Tuyên Quang. Sau khi hội ý nhanh, BV cử một kíp cấp cứu đến trạm y tế xã nơi sản phụ đang diễn biến rất nguy kịch.
Đến trạm y tế, kíp cấp cứu xác định sản phụ đã sinh thường được một b.é g.ái nặng 3,2 kg, sơ sinh da hồng hào, phản xạ tốt, thở đều. Kíp trực khám cho sản phụ và phát hiện tử cung nhão, cầu an toàn chưa thành lập, kích thích cơ học đáp ứng chậm, m.áu tươi lẫn m.áu cục đang tiếp tục chảy ra rất nhiều từ buồng tử cung, các chỉ số sinh tồn dao động, mạch nhanh, da niêm mạc nhợt. Kíp trực nhận định, sản phụ đã rơi vào trạng thái đờ tử cung, băng huyết sau sinh – đây là một trong những tai biến sản khoa và uy h.iếp đến tính mạng của sản phụ.
Kíp cấp cứu lên đường đến trạm y tế hỗ trợ cấp cứu sản phụ bị băng huyết sau sinh
Ngay sau đó, kíp trực nhanh chóng tiến hành các biện pháp cấp cứu như: Thiết lập đường truyền, cho sản phụ thở oxy, sử dụng các loại thuốc tăng co tử cung, kích thích đáy tử cung liên tục, tích cực. Sau 15 phút, sản phụ tỉnh, tiếp xúc tốt, huyết động ổn định. Bác sĩ cũng nhanh chóng lau khô, ủ ấm, làm rốn, tiêm Vitamin K1,…cho bé sơ sinh.
Sau thủ thuật, sản phụ và trẻ sơ sinh tạm ổn định nhưng tiên lượng những nguy cơ trong thời kỳ hậu sản như đờ tử cung, băng huyết thứ phát, n.hiễm t.rùng tử cung, n.hiễm t.rùng sơ sinh có thể xảy ra. Vì vậy, kíp cấp cứu đã đưa cả mẹ con sản phụ về BV tiếp tục theo dõi. Hiện tại, sức khỏe cả mẹ và bé đều ổn định.
Theo ông Phạm Văn Học, hiện nay tuyến y tế cơ sở (trạm y tế xã) vẫn tiến hành các thủ thuật sản, phụ khoa. Đây là một việc làm mang tính thường quy và tạo điều kiện thuận lợi cho đa số bệnh nhân. Tuy nhiên, tại các trạm y tế, các trang thiết bị và thuốc thiết yếu luôn trong trạng thái thiếu thốn, khi những sự cố y khoa, tình huống bất lợi thậm chí nguy kịch xảy ra các nhân viên y tế tuyến cơ sở sẽ rất lúng túng và khó có thể đáp ứng được. Vì vậy, ngay khi phát hiện thai phụ, sản phụ có dấu hiệu tai biến, cần nhanh chóng gọi cho các cơ sở y tế tuyến trên để được hỗ trợ kịp thời.
Linh Trần
Theo phunuvietnam