Theo Đông y, dấp cá vị cay, chua, mùi tanh, tính mát, hơi độc, tán khí, tán ứ lợi về kinh phế.
Rau dấp cá còn gọi là diếp cá, rau dấp. Cây tươi vò nhẹ có mùi tanh như cá. Dùng tươi hoặc dùng khô. Người ta thu hoạch dấp cá vào mùa hè, rửa sạch rồi phơi hay sấy khô dùng dần.Theo Đông y, dấp cá vị cay, chua, mùi tanh, tính mát, hơi độc, tán khí, tán ứ lợi về kinh phế. Công dụng: thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, tiêu viêm, lợi tiểu, thông hạch. Có công dụng với các bệnh về phổi, nôn ra mủ, đờm nóng, ho suyễn, trị mụn nhọt. Theo các nghiên cứu hiện đại, rau dấp cá hàm chứa tinh dầu bay hơi có tác dụng ức chế rõ rệt đối với virut cảm cúm truyền nhiễm, giảm đau, cầm m.áu, ức chế huyết tương không xuất ra ngoài, thúc đẩy các tổ chức tế bào chóng tái sinh…
Rau dấp cá.
Sau đây là một số phương thuốc chữa bệnh có dùng dấp cá:
Thang dấp cá trị ho: rau dấp cá 60g, dạ dày lợn 1 cái. Bỏ dấp cá vào trong dạ dày lợn, hầm mềm, ăn cái, uống nước. Ngày 1 thang, uống liền 3 thang. Dùng cho người bị ho, lao phổi, đổ mồ hôi trộm.
Thang dấp cá chữa sốt: rau dấp cá 60g, đậu xanh 100g. Dấp cá, đậu xanh, thêm nước vừa đủ. Đun chín, uống nước, có thể thêm đường phèn cho dễ uống. Dùng cho người bị nhiệt độc vào phổi, sốt, miệng khô khát nước, buồn bực trong lòng không yên.
Thang dấp cá lợi tiểu: rau dấp cá 60g, rau má 40g, rau mã đề 40g, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố hoặc giã nát, thêm nước, lọc lấy nước bỏ bã, chia uống trong ngày. Thực hiện trong 7-10 ngày. Có công dụng lợi tiểu, trị đái buốt.
Thuốc bột dấp cá: rau dấp cá 2kg, bạch cập 1kg, tất cả sấy khô tán bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 4g. Dùng khi bị xuất huyết do bệnh trĩ.
Dấp cá trị sốt xuất huyết: rau dấp cá, rau ngót, cỏ mực mỗi thứ 100g, sắc lấy nước đặc uống trong ngày.
Thang dấp cá điều kinh: rau dấp cá, ngải cứu mỗi vị 40g, giã nhỏ hoặc cho vào máy xay sinh tố, thêm nước, lọc bằng nước sôi để nguội lấy một bát nước thuốc, chia làm 2 lần uống trong ngày, uống trước kỳ kinh 10 ngày. Uống liền 5 ngày.
Dấp cá trị tắc tia sữa: rau dấp cá 40g, táo đỏ 10g, sắc với 600ml nước còn lại 200ml, chia 3 phần uống trong ngày. Uống từ 3 – 5 ngày.
Thuốc dùng ngoài: rau dấp cá 60g, lá mã đề 30g, lá chanh non 30g. Ba thứ giã nhỏ đắp tại chỗ vú sưng đau.
Thang dấp cá trị tiêu chảy: rau dấp cá khô 20g, sơn dược sao 8g, bạch truật 6g, phục linh 8g. Sắc uống trong ngày.
Kiêng kỵ: Không dùng cho người mắc chứng hư hàn, không dùng lâu ngày vì làm tổn thương dương khí, tiêu hao tinh tủy.
BS. Phạm Đức Dương
Theo suckhoedoisong
Cây mỏ quạ trị khứ phong, hoạt huyết
Cây mỏ quạ còn có tên khác là hoàng lồ, vàng lồ, mỏ diều, sọng vàng, gai mang, móc câu… Rễ mỏ quạ có tên xuyên phá thạch (Radix Cudraniae), là rễ hoặc vỏ rễ của cây mỏ quạ (Cudrania cochinchinnensis (Lour) Corner.), thuộc họ dâu tằm (Moraceae).
Bộ phận dùng làm thuốc là lá, rễ (xuyên phá thạch).
Về thành phần hóa học, vỏ và gỗ cây mỏ quạ có cudraniaxanthon, butyrospermol acetat, kaempferol, aromadendrin, populnin, quercetin, taxifolin; lá chứa flavonoid.
Theo Đông y, rễ mỏ quạ có vị đắng tê, tính hơi mát; vào kinh phế; tác dụng khứ phong, hoạt huyết phá ứ, làm mát phổi, giãn gân; chữa ho, ứ tích lâu năm, bế kinh, đòn đ.ánh bị thương, phong thấp. Lá mỏ quạ chữa vết thương phần mềm. Liều dùng: 60 – 100g. Dùng tươi tăng liều lượng.
Rễ cây mỏ quạ trị đau lưng do phong thấp, tay chân nhức mỏi.
Một số bài thuốc có mỏ quạ:
Trừ phong, giảm đau:
Bài 1: rễ mỏ quạ 250g tẩm rượu sao. Sắc uống. Chữa đau lưng do phong thấp, chân tay nhức mỏi.
Bài 2: rễ mỏ quạ 20g, binh lang 20g, thảo quả 20g. Sắc uống. Chữa kinh giản, lên cơn hàng ngày hay cách 3 – 4 ngày.
Bài 3: vỏ rễ mỏ quạ lượng vừa đủ giã nát, đắp vào chỗ đau. Chữa mụn nhọt sưng đau.
Mát phổi, chữa ho. Dùng khi lao phổi, ho ra m.áu, sốt hâm hấp.
Bài 1: rễ mỏ quạ 63g, bách bộ 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần. Chữa lao phổi, ho, sốt, đờm vàng.
Bài 2: rễ mỏ quạ 63g cạo bỏ vỏ thô ở ngoài, thái lát, sao xém. Sắc lấy nước, thêm ít đường để uống. Ngày uống 3 lần. Chữa ho ra m.áu do nóng ở phổi (phế nhiệt).
Bài 3: rễ mỏ quạ 40g, dây rung rúc 30g, bách bộ 20g, hoàng liên ô rô 20g. Sắc uống. Chữa lao phổi, ho ra m.áu, khạc ra đờm lẫn m.áu.
Chữa vết thương phần mềm: Lá mỏ quạ tươi, lá bòng bong tươi liều lượng bằng nhau giã đắp, rửa thay băng hàng ngày. Sau 3 ngày, thêm cây hàn the, liều lượng bằng nhau, giã đắp và thay băng hàng ngày để nhanh lên da non. Sau 2 – 3 lần, dùng phấn cây cau (sao khô) 20g, phấn cây chè (sao khô) 16g, bồ hóng 8g, phèn phi 4g, nghiền bột, rắc lên vết thương cho đóng vảy và róc thì thôi.
Kiêng kỵ: Không dùng cho phụ nữ có thai.
Lương y Thảo Nguyên
Theo SK&ĐS