Có thể cứu sống nhiều bệnh nhân nguy kịch nhờ phương pháp ‘c.hết giả trong 2 tiếng’

Khi thay m.áu bằng dung dịch muối lạnh, các bác sĩ đã lần đầu tiên trên thế giới đưa bệnh nhân vào trạng thái c.hết giả trong 2 tiếng. Cách này có thể cứu sống nhiều ca bị tổn thương nghiêm trọng như s.úng b.ắn hay dao đ.âm.

Bằng cách thay m.áu bằng một loại dung dịch muối lạnh, các bác sĩ có thể đưa bệnh nhân vào trạng thái “c.hết giả” để kịp phẫu thuật – Ảnh minh họa: Shutterstock

Khi bị các vết thương trí mạng, nạn nhân sẽ bị mất rất nhiều m.áu và nguy cơ t.ử v.ong lên đến 95%. Trong những trường hợp này, tim nạn nhân có thể ngừng đ.ập bất kỳ lúc nào và thời gian để bác sĩ phẫu thuật kịp thời là rất ít, theo Daily Mail.

Mới đây, các chuyên gia tại Trung tâm Y tế Đại học Maryland ở thành phố Baltimore (Mỹ) đã thử nghiệm thành công một phương pháp có thể đưa nạn nhân vào trạng thái “ ngủ đông”. Việc này giúp tăng cơ hội sống sót đồng thời giúp bác sĩ có thêm nhiều thời gian để phẫu thuật.

Khi đưa vào trạng thái “ngủ đông”, các tế bào sẽ không bị tổn thương dù không được tiếp nhận ô xy trong suốt 2 tiếng. Một bệnh nhân bị thương nặng đã được cứu sống nhờ áp dụng phương pháp này.

Các bác sĩ đã thay thế m.áu của bệnh nhân bằng một loại nước muối lạnh. Ở trạng thái bình thường, thân nhiệt con người là 37 độ C. Nếu tim ngưng đ.ập và m.áu ngừng cung cấp ô xy cho cơ thể thì chúng ta chỉ có thể sống được khoảng 5 phút. Những tổn thương não do thiếu ô xy sẽ không thể phục hồi.

Nhưng khi tiêm dung dịch muối lạnh, thân nhiệt bệnh nhân sẽ giảm xuống mức 10 đến 15 độ C thay vì 37 độ C như bình thường.

Dung dịch làm ngưng lại quá trình hoạt động não cũng như các phản ứng hóa học trong tế bào, giúp đưa bệnh nhân vào trạng thái “ngủ đông”. Trong suốt 2 tiếng, cơ thể sẽ vẫn sống sót mà không cần ô xy. Khoảng thời gian này đủ để bác sĩ phẫu thuật cứu sống nạn nhân.

Nhóm nghiên cứu dự kiến sẽ hoàn tất và công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng vào năm 2020. Họ kỳ vọng nó có thể được áp dụng ở nhiều bệnh viện khác nhau để có thể cứu sống nhiều người hơn, theo Daily Mail.

Theo thanhnien

Lần đầu tiên đưa được con người vào trạng thái tiềm sinh

Theo New Scientist, các chuyên gia của Trường y thuộc Đại học Maryland, Mỹ, đã có thể đưa bệnh nhân vào trạng thái tiềm sinh (anabiosis) và sau đó lại đưa anh ra ta khỏi tình trạng này.

EPR liên quan đến việc làm lạnh nhanh nạn nhân xuống 10-15 độ C bằng cách thay m.áu bằng nước muối sinh lý ướp lạnh – Ảnh: Getty Images

Điều này cho phép các bác sĩ phẫu thuật thực hiện thủ thuật không thể thực hiện được nếu không làm lạnh.

Kỹ thuật này được gọi là EPR (bảo quản khẩn cấp và hồi sức – emergency preservation and resuscitation). Nó được thực hiện cho các bệnh nhân cấp cứu vì một vết thương do s.úng b.ắn hoặc b.ị đ.âm bằng dao, ngừng tim.

Thông thường, các bác sĩ chỉ có vài phút để cứu nạn nhân, xác suất sống sót trong những trường hợp như vậy không vượt quá 5%. EPR liên quan đến việc làm lạnh nhanh nạn nhân xuống 10-15 độ C bằng cách thay m.áu bằng nước muối sinh lý ướp lạnh.

Bộ não con người thực tế ngừng hoạt động, nó bị ngắt kết nối với hệ thống làm mát và chuyển đến phòng mổ. Trong vòng 2 giờ, một nhóm các bác sĩ phẫu thuật có thể cố gắng loại bỏ các nguyên nhân gây mất m.áu cấp tính.

Sau đó, bệnh nhân được đưa trở lại nhiệt độ bình thường và các bác sĩ cố gắng làm cho tim hoạt động trở lại. Một trường hợp thành công của kỹ thuật này đã được thông báo, nhưng người ta không biết còn bao nhiêu bệnh nhân không sống sót sau các thao tác như vậy. Các tác giả của công nghệ thử nghiệm nói rằng họ đã sẵn sàng báo cáo về tất cả các kết quả không sớm hơn cuối năm 2020.

Tuy nhiên, phương pháp EPR đã được Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ, FDA, phê duyệt. Vì đây là những bệnh nhân không có lựa chọn thay thế, nên không cần có sự đồng ý của họ đối với quy trình này, nếu không chịu điều trị thử nghiệm, đằng nào họ chắc chắn cũng sẽ c.hết.

Theo New Scientist, ở nhiệt độ cơ thể bình thường, các tế bào của con người cần được cung cấp oxy liên tục để chúng có thể tạo ra năng lượng. Nếu tim ngừng đ.ập, m.áu không mang oxy, không có oxy, não sẽ sống được khoảng 5 phút, sau đó sẽ xảy ra những thay đổi không thể đảo ngược nổi. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ cơ thể giảm đáng kể thì các quá trình hóa học chậm lại, các tế bào cần ít oxy hơn. Đây là cơ sở của kỹ thuật EPR.

Các nghiên cứu sơ bộ trên lợn cho thấy chúng có thể được hồi sinh sau 3 giờ làm lạnh, ngay cả khi chúng đã bị thương nặng đe doạ sinh mạng. “Chúng tôi không cố gắng đưa người lên Sao Thổ, chúng tôi chỉ muốn có thêm thời gian theo cách này để cứu người”, – Samuel Tisherman, tác giả chính của phương pháp giải thích.

Vũ Trung Hương

Theo motthegioi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *