Để người dân có thêm kiến thức phòng chống những dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mùa Đông – Xuân, nhất là dịch sốt xuất huyết, Báo An ninh Thủ đô phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “Hiệu quả từ mô hình phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng”.
Ảnh minh họa
Theo anninhthudo
Quảng Bình: Các trường học vật lộn chống dịch sốt xuất huyết
Trước sự tấn công của dịch sốt xuất huyết, các bậc phụ huynh có con học bán trú, nội trú hết sức lo lắng, bởi đây là môi trường thuận lợi để dịch lây lan. Trước thực trạng này, các trường học trên địa bàn Quảng Bình đang triển khai nhiều giải pháp nhằm hạn chế sự lây lan của dịch, bảo đảm sức khỏe cho học sinh.
Sốt xuất huyết bùng phát tại địa bàn tỉnh Quảng Bình và nhanh chóng lan rộng, theo thống kê, đến nay tại địa phương này đã có hơn 7.000 ca mắc sốt xuất huyết. Huyện Bố Trạch là địa phương có số ca sốt xuất huyết lớn nhất tỉnh với gần 1.500 người mắc bệnh, trong đó bệnh nhân là trẻ dưới 15 t.uổi khá lớn.
Tại Quảng Bình, rất nhiều học sinh đã phải nhập viện vì sốt xuất huyết.
Trước sự tấn công của dịch sốt xuất huyết, các bậc phụ huynh có con học bán trú, nội trú hết sức lo lắng, bởi đây là môi trường thuận lợi để dịch lây lan. Trước thực trạng này, các trường học trên địa bàn Quảng Bình đang triển khai nhiều giải pháp nhằm hạn chế sự lây lan của dịch, bảo đảm sức khỏe cho học sinh.
“Từ khi biết dịch sốt xuất huyết đang lan rộng, tôi luôn phải mặc quần áo kín đáo cho con để hạn chế muỗi đốt. Ở nhà thì cũng đã phun diệt muỗi và vệ sinh, tuy nhiên vẫn lo con đến trường nên cũng chia sẻ với cô và các phụ huynh khác theo dõi con em, kịp thời phát hiện trẻ bị mắc bệnh để điều trị và phòng ngừa cho các em trong trường”, chị Nguyễn Thị Nguyệt, một phụ huynh cho hay.
Trường Mầm non dùng màn cỡ lớn để bảo vệ trẻ trước sự tấn công của muỗi.
Nhằm thực hiện công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết trong trường học, nhất là các trường học bán trú, nội trú, Sở Giáo dục-Đào tạo Quảng Bình cũng đã và đang chỉ đạo các đơn vị, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng tiến hành phun thuốc diệt muỗi ở những khu vực có nguy cơ cao.
Tại Trường Mẫu giáo SOS Đồng Hới, vào giờ ngủ của trẻ, các cô giáo ở đây đã may những chiếc màn cơ rộng theo kích cỡ phòng học để các cháu nằm ngủ không bị muỗi tấn công.
Quảng Bình cũng đã và đang triển khai đồng loạt các biện pháp phòng chống dịch.
Cô Hoàng Thị Thanh Xuân, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, cách đây nhiều năm, nhà trường đã may số màn này để sẵn sàng sử dụng cho những thời điểm xảy ra các loại dịch bệnh lây truyền qua đường muỗi đốt hoặc đề phòng các loại côn trùng khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, hiện tại, những chiếc màn này đã phát huy tác dụng.
Không chỉ cho trẻ nằm màn, trường đã tiến hành hợp đồng phun thuốc diệt muỗi xung quanh khuôn viên, nhất là ở những nơi nhiều cây cối để bảo đảm môi trường an toàn cho trẻ. Với những nỗ lực này, Trường mẫu giáo SOS hầu như chưa có trẻ bị mắc bệnh sốt xuất huyết.
Sốt xuất huyết bùng phát, nhiều bệnh viện tại Quảng Bình quá tải.
Cũng như Trường mẫu giáo SOS, các trường học khác tại Quảng Bình cũng đã và đang triển khai đồng loạt các biện pháp phòng chống dịch. Tổ chức làm vệ sinh thường xuyên xung quanh khuôn viên để hạn chế muỗi và bọ gậy. Phòng học được lau chùi bằng các loại dung dịch kháng khuẩn, bảo đảm sạch sẽ, thông thoáng; đồng thời tích cực phối hợp với trạm y tế xã để nắm tình hình dịch bệnh đối với trẻ để chủ động phòng ngừa.
Các trường còn phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để nhắc nhở mặc quần áo cho trẻ phù hợp, tránh bị muỗi đốt, theo dõi sức khỏe của trẻ, khi có biểu hiện sốt hoặc nghi sốt xuất huyết thì ngay lập tức đưa các cháu đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
Tiến Thành
Theo dantri