Sợ nước đọng trong tai sẽ khiến con bị viêm tai nên hầu như bố mẹ nào cũng nhắc con lắc đầu sau khi tắm hay đi bơi về để đẩy hết nước ra khỏi tai.
Tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Vật lý Mỹ ở Seattle diễn ra mới đây, các nhà khoa học đến từ Đại học Cornell đã công bố kết quả một nghiên cứu khiến không ít bậc cha mẹ giật mình. Trẻ nhỏ vốn dĩ hiếu động và thường rất thích bơi lội, chơi đùa với nước. Sau khi tham gia các hoạt động này, nước sẽ đọng trong tai của trẻ và khiến trẻ có cảm giác ù tai, khó chịu. Vì vậy, trẻ thường có phản ứng một cách bản năng là cố gắng lắc đầu mạnh để nước chảy ra ngoài.
Nước sẽ đọng trong tai của trẻ và khiến trẻ có cảm giác ù tai, khó chịu, từ đó cố gắng lắc đầu mạnh để nước chảy ra ngoài (Ảnh minh họa)
Đây là hành động có thể gây nguy hiểm cho bộ não của trẻ. Tai vốn dĩ có cấu trúc phức tạp với nhiều ống và vách nhỏ, để đẩy được những hạt nước bên trong ống tai trẻ cần phải dùng lực để lắc rất mạnh, khiến não bộ bị tổn thương. Theo các nhà khoa học, lực gia tốc để đẩy nước khỏi ống tai lớn gấp 10 lần mức cho phép so kích thước tai của trẻ nhỏ, hành động lắc đầu đẩy nước ra ngoài có thể khiến não trẻ bị tổn thương. Não trẻ có thể bị sưng hoặc bị tổn thương khi bị va đ.ập bên trong hộp sọ và đây là nguyên nhân gây chấn thương não, có thể để lại hậu quả vĩnh viễn cho trẻ.
Nghiên cứu mới này chủ yếu tập trung tìm hiểu về lực gia tốc cần thiết để đưa nước ra khỏi ống tai. Để đưa ra kết quả này, các nhà nghiên cứu đã thực nghiệm trên mô hình được thiết kế y như tai thật. Và để phá vỡ sức căng bề mặt, đẩy được hạt nước ra bên ngoài thì phải cần dung đến một lực khá lớn. Mức độ tổn thương não bộ càng nghiêm trọng hơn đối với trẻ nhỏ, bởi cùng một thể tích nước trong tai nhưng ống tai của trẻ hẹp và nhỏ hơn nên chúng cần lực gia tốc lớn hơn mới có thể đ.ánh bật nước bị mắc kẹt.
Các nhà khoa học cũng khuyến cáo cha mẹ nên hướng dẫn con thay vì lắc đầu mạnh, hãy sử dụng các biện pháp khác an toàn hơn (Ảnh minh họa)
Các nhà khoa học cũng khuyến cáo cha mẹ nên hướng dẫn con thay vì lắc đầu mạnh, hãy sử dụng các biện pháp khác an toàn hơn. Chẳng hạn cách đơn giản như nằm nghiêng hoặc lắc lư dái tai của trẻ để nước chảy ra ngoài.
Tác giả Anuj Baskota, thành viên nhóm nghiên cứu giải thích thêm rằng sức căng bề mặt của chất lỏng là một trong những yếu tố quan trọng khiến cho nước bị mắc kẹt trong ống tai. Do đó, nếu nhỏ một vài giọt chất lỏng có sức căng bề mặt thấp hơn nước, như rượu hoặc giấm, vào tai sẽ làm giảm lực căng bề mặt, từ đó cho phép nước chảy ra ngoài dễ dàng hơn.
Nước đọng lại trong tai có thể dẫn đến tình trạng viêm tai. Viêm tai ở trẻ nhỏ là một bệnh n.hiễm t.rùng trong ống tai thường do nước bị mắc kẹt bên trong.
Nước tạo ra một môi trường ẩm ướt bên trong tai, khiến cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển thành n.hiễm t.rùng.
Các triệu chứng ban đầu có thể như ngứa và đỏ nhẹ, sau cũng có thể tiến triển thành đau ở tai và quanh đầu, tắc nghẽn ống tủy, rò rỉ dịch tai và các tuyến bị sưng ở cổ.
Tình trạng viêm tai ở trẻ nhỏ có thể được điều trị bằng thuốc nhỏ tai. Nếu không được điều trị dứt điểm, tình trạng này có thể dẫn đến mất thính giác hoặc tổn thương xương và sụn của trẻ.
Nguồn: Dailymail/nhípongviet
Dấu hiệu cho thấy trẻ bị viêm mũi dị ứng mẹ cần cảnh giác
Viêm mũi dị ứng thường gặp ở trẻ, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng khiến trẻ khó chịu, ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Viêm mũi dị ứng là một căn bệnh phổ biến thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, lúc chuyển mùa. Với tình trạng ô nhiễm ngày càng gia tăng tại các đô thị lớn – đặc biệt là ô nhiễm bụi mịn, càng dễ làm gia tăng số lượng bệnh nhân mắc bệnh viêm mũi dị ứng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.
Các bậc phụ huynh cần lưu ý nhận biết sớm dấu hiệu bệnh ở trẻ để có biện pháp kiểm soát kịp thời, và nếu không điều trị dứt điểm có thể gây ra những biến chứng như viêm tai, viêm xoang, viêm mũi xoang n.hiễm t.rùng vì ứ đọng dịch tiết, viêm họng – viêm thanh quản do phải thở bằng miệng.
Các triệu chứng phổ biến khi mắc viêm mũi dị ứng: hắt hơi liên tục gây khó chịu, ngứa mũi, chảy mũi nước, mất ngủ, làm giảm khả năng tập trung và ghi nhớ, ảnh hưởng đến việc khám phá thế giới xung quanh cũng như khả năng học tập của trẻ.
Nếu bệnh mạn tính thì có thể nghẹt mũi gần như thường xuyên, ù tai, nhức đầu, viêm xoang là những triệu chứng thường gặp. Ngoài ra, khi bị viêm mũi dị ứng, nhiều trẻ không chỉ ngứa mũi mà còn bị ngứa cả mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt, dễ nhầm với bệnh viêm kết mạc. Bên cạnh đó, bệnh nhân gãi, dụi mắt nhiều có thể gây xước giác mạc, ảnh hưởng đến thị giác của trẻ.
Theo tư vấn của BS. Nguyễn Thu Hà trên Sức khỏe & Đời sống, các loại thuốc thường dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng bao gồm: steroids dạng uống, dạng xịt, co mạch đường uống, co mạch tại chỗ; kháng histamin dạng uống, dạng xịt; kháng cholinergic; thuốc kháng leukotriene và kháng sinh khi cần thiết.
Tuy nhiên, khi sử dụng, bạn nên chú ý một số điều sau: Một số loại thuốc trị nghẹt mũi, sổ mũi có chứa oxymethazoline hoặc xylomethazoline chỉ được dùng trong thời gian ngắn nhất định khoảng 3-5 ngày.
Nếu kéo dài thời gian sử dụng sẽ dẫn đến tình trạng phản ứng ngược là nghẹt mũi nặng thêm. Việc dùng các loại thuốc này cũng chỉ dành cho các bé thường là trên 6 t.uổi. Nếu bé dưới 6 t.uổi, bạn nên hỏi kỹ dược sĩ về thông tin sử dụng khi mua thuốc cho bé.
Một số loại thuốc xịt mũi có chứa corticoid, đây là loại thuốc chính để điều trị viêm mũi, tuy nhiên, cần sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để không bị tác dụng phụ và mang lại hiệu quả tốt nhất.
Bạn cũng nên vệ sinh mũi cho bé hàng ngày. Việc rửa mũi mỗi ngày vừa giúp các chất kích thích hay dị ứng nguyên gây viêm mũi bé.
Khi có biểu hiện mắc bệnh viêm mũi dị ứng, gia đình cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa tai – mũi – họng hoặc dị ứng để khám, hướng dẫn điều trị. Môi trường sống trong sạch là điều kiện tiên quyết để bảo vệ sức khỏe cho trẻ mắc viêm mũi dị ứng.
Do đó, gia đình cần phải có các biện pháp để giữ môi trường sống trong sạch: vệ sinh nhà cửa thường xuyên, giữ sạch đồ dùng cá nhân (quần áo, chăn màn, nệm chiếu), không nuôi chó, mèo trong nhà.
Khi ra đường, phụ huynh cần đeo khẩu trang phù hợp cho trẻ, hạn chế tối đa tiếp xúc với khói t.huốc l.á, khói xe, nước hoa, hương liệu, hóa chất có thể gây dị ứng… Khi vào mùa lạnh, cần phải giữ ấm cơ thể đặc biệt vùng cổ, ngực, mũi, không nên tắm nước lạnh, tránh hít phải luồng không khí lạnh đột ngột.
Hạo Nhiên
Theo Đời sống Plus/GĐVN