Theo các bác sĩ, nhiều sản phụ có sức khỏe bình thường, không mắc các bệnh lý nguy hiểm, hoàn toàn có thể sinh thường nhưng vẫn yêu cầu được mổ đẻ. Khi tiết lộ nguyên nhân của sự lựa chọn này, nhiều người đã không khỏi bất ngờ.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, số lượng t.rẻ e.m được sinh ra bằng phương pháp mổ lấy thai đã tăng vọt trong những năm gần đây. Kỹ thuật mổ đẻ đang bị lạm dụng một cách nguy hiểm ở các nước có thu nhập trung bình và thu nhập cao.
Tại Việt Nam, tỷ lệ sinh mổ đang ở mức khá cao. Trung bình cứ 100 trẻ ra đời thì có 40 trẻ sinh ra bằng phương pháp mổ đẻ, chiếm khoảng 40%. Riêng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, con số này là xấp xỉ 50%.
Mổ đẻ ngày càng có xu hướng gia tăng. Ảnh TL
Điều đáng nói, theo các bác sĩ, nhiều sản phụ có sức khỏe bình thường, không mắc các bệnh lý nguy hiểm, hoàn toàn có thể sinh thường nhưng vẫn yêu cầu được mổ đẻ. Khi tiết lộ nguyên nhân của sự lựa chọn này, nhiều người đã không khỏi bất ngờ.
Mổ đẻ để con ra đúng giờ đẹp
Ngày càng có nhiều sản phụ chọn phương pháp sinh mổ chủ động vì họ quan niệm rằng việc phẫu thuật giúp họ lựa chọn được ngày sinh, tháng đẻ, giờ sinh để con sinh ra hợp với bố mẹ.
Theo đó, các bác sĩ đã từng chứng kiến trường hợp sản phụ mang thai mới được 36 tuần nhưng cứ khăng khăng đòi mổ. Khi hỏi lý do thì sản phụ này cho biết, đi xem bói và được “thầy” tư vấn nên cho đ.ứa t.rẻ ra đời sớm hơn dự định, nếu đ.ứa t.rẻ sinh đúng ngày sẽ rơi vào ngày xấu, không hợp với mệnh của bố mẹ. Vì thế, nếu muốn con cái ngoan ngoãn, không phá phách, quấy rối bố mẹ thì phải cho ra đời sớm mới tránh được tai họa.
Bên cạnh đó, cũng có trường hợp từ việc mang thai khi nào, sinh ngày nào, giờ nào đều đã được “thầy” tính toán chi tiết và nhiệm vụ của các cặp vợ chồng là phải “răm rắp” thực hiện theo. Dù đã được các bác sĩ tư vấn về những nguy hại khi “ép” đ.ứa t.rẻ ra đời sớm nhưng họ vẫn kiên quyết chọn mổ đẻ theo ngày giờ đã được thầy bói phán trước đó.
Trẻ sinh mổ thông minh hơn sinh thường (?!)
Bên cạnh việc mổ chọn ngày chọn giờ cho hợp t.uổi, hợp mệnh bố mẹ, nhiều chị em quan niệm rằng, trẻ đẻ mổ sẽ thông minh hơn trẻ đẻ thường vì không phải đi qua cửa ngả â.m đ.ạo nên thường sạch sẽ và nhanh nhạy. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây chỉ là suy đoán của một số người. Hiện chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh mổ đẻ khiến con thông minh hơn đẻ thường.
Theo các nhà khoa học, sự phát triển trí não của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như gen, chế độ dinh dưỡng, quá trình giáo dục chứ không phải phương pháp sinh mổ hay sinh thường.
Mổ đẻ để “né” cơn đau chuyển dạ
Nhiều người chọn mổ đẻ để “né” cơn đau chuyển dạ khi sinh thường. Ảnh minh họa
Hiện nay, nhiều chị em, nhất là khi mang thai con đầu lòng sẵn sàng chọn sinh mổ vì bị ám ảnh bởi nỗi sợ cơn đau trong cuộc chuyển dạ đẻ mà mọi người thường rỉ tai nhau: Đau c.hết đi sống lại”; “đau như gãy 20 xương sườn cùng lúc”…
Do đó, thay vì chịu đựng các cơn đau dày vò, họ chọn cách sinh con ra một cách “nhẹ nhàng” hơn. Đó là nằm im cảm nhận con được các bác sĩ “lôi” ra từ trong bụng mẹ mà không hề đau đớn một chút nào.
Tuy nhiên, đó chỉ là khi thuốc tê còn tác dụng. Khi hết thuốc, cơn đau vết mổ cũng khủng khiếp không kém đau đẻ. Theo các bác sĩ, đau đẻ là cơn đau sinh lý, sẽ rất đau nhưng sau khi đẻ xong cơn đau sẽ hết giống như vừa trút được một gánh nặng.
Còn đau của mổ đẻ là cái đau “cắt da cắt thịt”, sẽ tồn tại lâu hơn so với sinh thường. Vết khâu thành bụng sau khi mổ đẻ có thể gây đau về sau này nhất là khi thời tiết thay đổi hoặc có những cử động mạnh, làm việc quá sức.
Sinh mổ để… giữ chồng
Một nguyên nhân khác có phần tế nhị nhưng lại là tâm lý chung của rất nhiều chị em khi quyết định mổ đẻ, đó là sợ đẻ thường làm lỏng lẻo vùng kín, ảnh hưởng tới việc quan hệ vợ chồng và giữ gìn hạnh phúc gia đình sau này.
Không những thế, đa phần chị em hiện nay truyền tai nhau, đẻ thường cũng dễ bị rạch tầng sinh môn, phải khâu và việc vệ sinh rất đau đớn. Nếu vệ sinh không cẩn thận, dễ gây n.hiễm t.rùng vùng kín. Do đó, họ chọn mổ để không phải động chạm gì đến khu “tam giác mật” và giữ cho vùng ấy được nguyên vẹn. Đó cũng được coi là một cách để… giữ chồng.
Các bác sĩ khoa sản khuyến cáo, nếu chị em có sức khỏe thai kỳ bình thường, nên tiến hành đẻ thường để tốt cho cả mẹ và con. Phương pháp đẻ mổ chỉ nên áp dụng với những sản phụ có vấn đề về thai kỳ và được bác sĩ chỉ định mổ. Không nên mổ chủ động chọn ngày chọn giờ, “ép” con ra sớm để tránh những hậu quả đáng tiếc về sau.
Theo giadinh.net
Mẹ 9x trải nghiệm sinh thường lần 2 ở Bệnh viện Phụ sản Trung Ương: Dịch vụ sinh nở đã được nâng cấp đáng kể
Những chia sẻ tường tận của chị Quỳnh Anh sẽ giúp các mẹ bầu có cái nhìn chi tiết về dịch vụ sinh nở ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Bên cạnh Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thì Bệnh viện Phụ sản Trung Ương (hay còn gọi là viện C) cũng là một bệnh viện tuyến đầu về sinh nở và được nhiều mẹ bầu yên tâm lựa chọn để vượt cạn. Điều này cũng không ngoại lệ với chị Quỳnh Anh, 29 t.uổi (sống tại Hà Nội) nên cả 2 lần sinh nở, chị đều chọn sinh ở Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Bệnh viện nhận hồ sơ sinh đến tuần thứ 36, thái độ của bác sĩ tốt hơn nhiều so với các năm trước
Chị Quỳnh Anh chia sẻ, chị làm hồ sơ sinh ở tuần thứ 32, bởi theo chị đây là mốc quan trọng nên chị muốn làm luôn các xét nghiệm và lỡ có sinh sớm hơn dự kiến thì cũng không bị thiếu hồ sơ: “Trước đây ở viện C nhận làm hồ sơ sinh từ tuần 28 đến 32, nhưng giờ viện vẫn nhận đến tuần 36. Tuy nhiên nếu các mẹ đẻ sau 1 tháng kể từ ngày làm hồ sơ sinh thì phải làm lại các xét nghiệm.
Làm hồ sơ sinh ở nhà G tầng 1. Nhà G bây giờ đã sửa sang lại, trông sạch sẽ và sáng sủa hơn, dịch vụ cũng rất nhanh chóng gọn gàng. Bác sĩ cũng ân cần hơn nhiều so với cách đây 2 năm.
Cả 2 lần sinh nở của chị Quỳnh Anh đều ở bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Nếu đi buổi sáng thì khi ngủ dậy các mẹ hãy lấy luôn nước tiểu và cho vào lọ mang đến viện, vì lấy nước tiểu ở viện khá bất cập. Các mẹ nhớ nhịn ăn sáng để lấy m.áu xét nghiệm nhé và mang theo đồ ăn nhẹ, nước uống để lấy m.áu xong mình còn ăn. Theo kinh nghiệm của mình, đi vào buổi chiều sẽ vắng hơn buổi sáng.
Khi đi nhớ cầm theo chứng minh thư bản gốc và 3 bản photo không cần công chứng. Tổng chi phí làm hồ sơ sinh khoảng 1,8 triệu. Sau khi nộp mẫu m.áu và nước tiểu thì mẹ có thể về, bệnh viện sẽ giữ luôn hồ sơ sinh. Nếu không có vấn đề gì liên quan đến xét nghiệm thì bệnh sẽ không gọi điện nữa. Tuy nhiên, mẹ nào ở xa thì nên ở gần viện chờ lấy kết quả vì nhỡ đâu có vấn đề gì thì quay lại mất công”.
Bác sĩ đỡ đẻ mát tay, nhưng màn khâu tầng sinh môn đau đến khó quên
“Sang tuần 39, thấy bụng thỉnh thoảng có cơn gò và đau lâm râm, nhưng mình quyết tâm để có dấu hiệu sinh rõ ràng mới vào viện. 3h30 sáng, mình thấy có hiện tượng rỉ ối và ra m.áu hồng nhạt nên gọi chồng dậy xếp đồ vào giỏ đến 7h sáng vào viện. Lúc này cứ 10 phút lại bắt đầu có cơn đau. Đến viện các mẹ nhớ nhắc người nhà đặt cọc t.iền nhập viện nhé (3-5 triệu tùy trường hợp).
Trải nghiệm đi đẻ của chị Quỳnh Anh khá đáng nhớ, nhất là khi bác sĩ khâu tầng sinh môn mà thuốc tê chưa có tác dụng.
Khi các mẹ lên bàn đẻ là bác sĩ sẽ mắc monitor xem cơn co, cứ tầm 15 phút lại có bác sĩ kiểm tra xem mở mấy phân rồi? Khi nào đau quá thì bác sĩ sẽ hỏi có chịu được không? Có muốn đẻ không đau không? Mình đồng ý, bác sĩ cho ký giấy xin đẻ giảm đau và gọi người nhà lên đóng t.iền, sau đó sẽ có ekip đi làm gây tê ngoài màng cứng cho.
Theo bà mẹ trẻ này, chất lượng dịch vụ ở bệnh viện đã được cải thiện khá nhiều.
Chị đỡ đẻ cho mình rất mát tay, mình rặn 2 hơi là thấy bác sĩ lôi con ra rồi, nhưng còn màn khâu tầng sinh môn thì thật đáng sợ. Mình được tiêm thêm giảm đau, lẽ ra nên chờ một chút cho thuốc có tác dụng, thì bác sĩ lại khâu luôn, đau không khác gì khâu sống, khâu mũi nào nhói tận óc mũi đó, nhất là lúc kéo chỉ lên chỉ cảm giác đứt cả mảng thịt. Nghĩ lại giờ mình vẫn còn run.
Sinh xong, bác sĩ sẽ tiêm cho 1 mũi hỗ trợ rau bong nhanh, 1 mũi để hỗ trợ co tử cung “.
Dịch vụ ở bệnh viện đã được nâng cấp đáng kể
“Sau sinh, sẽ có 1 người nhà được ở lại phòng hậu phẫu chăm mẹ và theo dõi trong vòng 3 tiếng xem có vấn đề gì không. Lúc này con vẫn da tiếp da với mẹ. Sau đó sẽ có y tá đến mặc đồ, quấn ủ cho con.
Các mẹ sinh thường sẽ lưu lại viện ít nhất 24h để theo dõi, sinh mổ thì 3 ngày. Mỗi ngày sẽ có người qua thay bỉm cho mẹ, phát thuốc kháng sinh giảm viêm nhiễm vùng kín. Nếu muốn ăn thì có người sẽ qua hỏi các mẹ xem muốn đăng ký ăn không. Nói chung khá là ổn. Ngoài ra còn có cây nước nóng ngoài sảnh, phòng dịch vụ thì có cây nước riêng, các mẹ chỉ cần mang cốc hoặc bình giữ nhiệt đi là được.
Trải nghiệm đi đẻ lần thứ 2 của chị Quỳnh Anh ở viện Phụ sản Trung ương tốt hơn rất nhiều so với lần đầu tiên.
Phòng chờ đẻ sát cạnh luôn với phòng hậu sản. Mình đi sinh vào thời điểm khá đông, có khi 2-3 người ngồi nằm chung 1 giường. Giường chờ cũng không phải quá sạch, mẹ nào cẩn thận thì cứ mang thêm cái khăn đi trải gối cho đỡ bẩn. Nhà vệ sinh có mỗi 1 cái lại không khoá nên cũng hơi bất tiện, được cái ổ cắm điện nhiều. Phòng đông và khá ồn, mẹ nào mệt muốn ngủ thì mang theo tai nghe và bịt mắt đi nhé.
Chị Quỳnh Anh và con trai.
Về phòng đẻ, cách đây 2 năm mình đẻ nhà G, quả là 1 nỗi ám ảnh. Nó vừa cũ vừa bẩn, nhà vệ sinh lại còn có cả thùng để đổ nhau thai trong đó, chuột rất nhiều. Còn hiện tại nhà BC đã khác, sạch đẹp hơn nhiều lần. Người nhà vẫn sẽ phải cách ly. Có những khung giờ thăm khám là 10h và 15h, tối thì mình không rõ. Mình ở phòng 6 giường, phòng hơi lạnh, giường thì sạch sẽ ở mức cơ bản, đảm bảo đủ vệ sinh để sinh nở.
Chi phí sinh của mình hết 2,9 triệu (mình được bảo hiểm trả 80% vì nhập viện sinh cấp cứu), chưa tính mũi gây tê ngoài màng cứng 1,5 triệu và t.iền cảm ơn ê kip đỡ đẻ 3 triệu. Ngoài ra mình còn thực hiện lưu trữ m.áu cuống rốn với chi phí là 25 triệu, sàng lọc sơ sinh cho con hết 1,4 triệu”.
Theo helino