Chuyên gia nói gì về ‘phơi nắng đáy chậu’ đang bùng nổ mạng xã hội?

Bài đăng về ‘ perineum sunning’ – phơi nắng đáy chậu mỗi sáng được cho là cải thiện sức khỏe, tăng khả năng t.ình d.ục… đang lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội Instagram. Các chuyên gia sức khỏe nói gì?

Nhiều chuyên gia đã lên tiếng phản đối chuyện trần truồng, giơ chân phơi nắng kiểu ‘perineum sunning’ – Ảnh: Shutterstock

Đáy chậu là khoảng giữa h.ậu m.ôn và bìu ở nam hoặc â.m h.ộ ở nữ. Nó nằm giữa xương mu và xương cụt, bao gồm phần thể đáy chậu và các cấu trúc xung quanh. Thường có một số xê dịch trong cách xác định ranh giới của vùng này.

Phơi nắng đáy chậu (perineum sunning) là hành động trần truồng, nằm ngửa và giơ hai chân lên không trung, sao cho toàn bộ phần h.ậu m.ôn, bộ phận s.inh d.ục và khu vực xung quanh hứng được ánh nắng mặt trời. Một số người có ảnh hưởng trên Instagram tin rằng làm vậy 30 giây là đủ giúp cơ thể thu nạp lượng nắng bằng lượng nắng cả ngày như bình thường, theo CNet. Họ giải thích, đây là một tập tục cổ xưa có nguồn gốc từ phương Đông, cho rằng perineum (hay Hui Yin) là cổng sinh tử, cửa ngõ năng lượng đi vào và thoát ra khỏi cơ thể.

Tài khoản Meagan khoe phơi nắng đáy chậu đã thành một phần trong thói quen hằng ngày của cô. Thậm chí, cô đã bỏ cà phê để thực hành “tuyệt chiêu” này. Nó khiến cô tràn trề năng lượng, ngủ tốt hơn, khả năng t.ình d.ục được cải thiện…

Tuy nhiên, các chuyên gia đã ngay lập tức lên tiếng cảnh báo trên một loạt chuyên trang sức khỏe.

Bác sĩ phụ khoa Jen Gunter chia sẻ trên New York Times rằng không có cơ sở khoa học nào trong dữ liệu của Viện Y tế Quốc gia Mỹ nghiên cứu hay khẳng định về phơi nắng đáy chậu. Trong khi đó, tất cả các nhà khoa học và chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác chưa từng khám phá ra đáy chậu có thể hấp thụ năng lượng từ mặt trời tốt hơn phần còn lại của cơ thể con người.

Giám đốc trung tâm phẫu thuật và phẫu thuật thẩm mỹ Nazanin Saedi nói trên Health: “Là một bác sĩ da liễu, tôi không thể khuyên bạn nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không có biện pháp chống nắng. Những khu vực này (đáy chậu) cũng giống như các khu vực khác trên cơ thể cần chống nắng và quần áo có có thể giúp làm điều đó”.

Bác sĩ David E. Bank, người sáng lập Trung tâm phẫu thuật da liễu, phẫu thuật thẩm mỹ & laser, bổ sung: “Da nơi này đặc biệt nhạy cảm. Theo thời gian, việc này có thể dẫn đến tăng nguy cơ ung thư da”.

Bác sĩ Diana Gall, đến từ Doctor-4-U, nói với Insider: “Hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy việc tắm nắng theo cách này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe thể chất. Thực hành chánh niệm có nhiều hình thức khác và an toàn hơn”.

Shamir Patel, người sáng lập ra Chemist 4 U, cho biết mặc dù người khởi xướng nói rằng chỉ 30 giây là đủ nhưng 30 giây trần truồng đón nắng trong thời gian dài có thể dẫn đến thiệt hại. Ông cũng lưu ý rằng vitamin D rất cần thiết cho xương, răng và cơ bắp khỏe mạnh, nhưng có những cách dễ dàng hơn để tăng chất – chẳng hạn như đi dạo dưới ánh mặt trời hoặc thực phẩm bổ sung, theo Insider.

Theo Thanh niên

Những loại thực phẩm có thể thay thế thuốc chữa bệnh?

Theo tạp chí Focus, bác sĩ Francis Rubin lưu ý về những sản phẩm có thể thay thế thuốc và giúp cải thiện sức khỏe.

Thực phẩm không chỉ dùng để ăn, mà còn có thể chữa bênh. (Ảnh minh họa)

Bác sĩ Francis Rubin tin rằng, nếu ăn uống đúng cách, có thể tránh được nhiều bệnh và sẽ không phải mua những loại thuốc đắt t.iền. Tuy nhiên, bà Francis Rubin cũng cảnh báo: trong một số trường hợp, không có giải pháp nào khác ngoài sử dụng thuốc.

Bác sĩ đã xác định ra 10 loại thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe là: yến mạch, mật ong, gừng, khoai tây, bắp cải, nghệ, bơ, muối, chanh và hành tây. Đồng thời, đây không chỉ là thực phẩm có thể ăn được, mà các loại thực phẩm kể trên còn có thể được dùng làm mặt nạ và chườm người để điều trị.

Ví dụ, bắp cải và yến mạch rất tốt cho ruột. Yến mạch làm giảm cholesterol, chất xơ trong yến mạch giúp ngăn ngừa ung thư, trong khi bắp cải có tác dụng tốt cho tiêu hóa. Ngoài ra, bắp cải còn rất hữu ích cho thị lực.

Bà Francis Rubin đặc biệt chú ý đến tính chất khử trùng của mật ong và muối. Theo bà, mật ong không thể thiếu đối với bệnh viêm phế quản và dùng mật ong với miếng gạc sẽ tốt cho bệnh khớp. Bà khuyên thêm rằng, nên tắm nước muối đối với bệnh nhân bị bệnh gút.

Bác sĩ lưu ý rằng, bà không thể tưởng tượng được mùa đông như thế nào nếu mà không có gừng. Bà đặc biệt đ.ánh giá cao tác dụng và lợi ích tiếp thêm “sinh lực” cho các mạch m.áu. Trong số các tác dụng tích cực, bà Rubin nhấn mạnh tác dụng làm loãng m.áu, giảm lượng đường, cholesterol và lợi ích tiêu hóa. Ngoài ra, bọc gừng rất tốt cho thận.

Các loại dầu thực vật sẽ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, bà Rubin khẳng định. Theo bác sĩ, một thìa ô liu giúp củng cố thành mạch m.áu, còn hạt lanh thì giúp ngăn ngừa tình trạng hình thành các cục m.áu đông. Ngoài ra, có thể dùng dầu húng tây để bôi lên ngực khi bị viêm phế quản.

Bác sĩ Rubin khuyên, nên uống cà phê với chanh khi bị đau đầu. Chanh cũng giúp làm mềm da c.hết ở khuỷu tay và bàn chân. Để giải quyết tình trạng mụn trên mặt, bác sĩ khuyên có thể đắp mặt nạ bằng mật ong và nghệ. Mật ong và nghệ dùng làm thức ăn có tác dụng chống lại các quá trình viêm trong cơ thể. Theo bà Rubin, điều này làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Súp hành tây rất tốt để chống lại bệnh viêm bàng quang và khoai tây luộc sẽ giúp ích thoát khỏi chứng ợ nóng.

Theo infonet

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *