Trường hợp thứ tư mắc bệnh dịch hạch tại Trung Quốc: Bệnh dịch hạch đáng sợ thế nào?

Ca bệnh dịch hạch thứ 4 được Cơ quan y tế Trung Quốc xác nhận vào ngày 28/11. May mắn thay, bệnh nhân đã ổn định sau khi điều trị tại địa phương. Người này trước đó có làm việc tại khu vực đã phát hiện dịch hạch.

Reuters đưa tin, mới đây, một nông dân chăn gia súc ở phía bắc Nội Mông được phát hiện mắc bệnh dịch hạch. 4 người tiếp xúc với bệnh nhân đang trong giai đoạn cách ly và theo dõi thêm.

Ca bệnh dịch hạch thứ 4 được Cơ quan y tế Trung Quốc xác nhận vào ngày 28/11. May mắn thay, bệnh nhân đã ổn định sau khi điều trị tại địa phương. Người này trước đó có làm việc tại khu vực đã phát hiện dịch hạch.

Một nông dân chăn gia súc ở phía bắc Nội Mông được phát hiện mắc bệnh dịch hạch.

Trước đó, Trung Quốc ghi nhận 3 trường hợp mắc bệnh dịch hạch. Cụ thể, 3 ca bệnh dịch hạch trước đó đều có nguyên nhân từ việc ăn thịt động vật hoang dã. Trong đó, hai bệnh nhân được chẩn đoán mắc dịch hạch thể phổi, người còn lại bị dịch hạch thể hạch.

Trước tình trạng bệnh dịch hạch xuất hiện liên tiếp trong thời gian gần đây, nhiều người lo ngại bệnh dịch hạch có nguy cơ bùng phát thành dịch ở Trung Quốc. Chưa hết, Việt Nam là nước láng giềng gần kề có nhiều hoạt động giao lưu qua lại, khó tránh nguy cơ bị dịch bệnh lây lan.

Vậy, bệnh dịch hạch đáng sợ thế nào?

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu (Cục trưởng Cục Y tế dự phòng), dịch hạch là bệnh truyền nhiễm tối nguy hiểm thuộc nhóm A do trực khuẩn Yersinia pestis gây nên. Bệnh tiến triển cấp tính, lây lan mạnh với tỉ lệ t.ử v.ong cao. Bệnh lây truyền sang người qua trung gian bọ chét mang mầm bệnh hoặc tiếp xúc trực tiếp qua da với động vật mang nguồn bệnh hoặc thông qua nước bọt của người bệnh khi ho.

Tại Việt Nam, bệnh dịch hạch lan truyền từ loài gặm nhấm mà chủ yếu là từ chuột sang người, do bọ chét chuột đốt lây bệnh.

Trong tự nhiên, bệnh dịch hạch lan truyền như sau: bọ chét hút m.áu con chuột A, vi khuẩn dịch hạch nhân lên trong dạ dày của bọ chét làm tắc nghẽn tiêu hoá chuột A. Con bọ chét bị tắc nghẽn tiêu hóa, chuyển sang đốt con chuột B thì vi khuẩn sẽ theo vết đốt vào cơ thể chuột B và lan truyền bệnh.

Bệnh dịch hạch lây lan trực tiếp từ người bệnh sang người lành do hít phải vi khuẩn dịch hạch tồn tại trong không khí do tiếp xúc với bệnh nhân mắc dịch hạch thể phổi. Vi khuẩn dịch hạch xâm nhập trực tiếp qua da lành hoặc da bị trầy xước, tiếp xúc tay trực tiếp vào động vật bị bệnh, động vật nuôi trong nhà như mèo cắn hoặc cào.

Theo ông Phu, bệnh dịch hạch có khởi phát bệnh đột ngột.

Dấu hiệu của bệnh dịch hạch bao gồm ớn lạnh, mệt mỏi, đau cơ, đau bụng, buồn nôn và đau đầu. Sau đó, bệnh chuyển sang giai đoạn toàn phát với các triệu chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc và sưng hạch. Hạch có thể to bằng ngón tay cái hoặc bằng quả trứng gà, lúc đầu đau và cứng chắc. Sau đó, hạch mềm hoá mủ. Từ thể hạch có thể tiến triển thành thể nhiễm khuẩn huyết, thể phổi hoặc viêm màng não thứ phát.

Bệnh dịch hạch có khởi phát bệnh đột ngột.

Nếu không được điều trị sớm và tích cực, thể hạch rất dễ tiến triển đột ngột thành nhiễm khuẩn tối cấp với biểu hiện: sốt cao 40 – 41 độ C, tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm độc, huyết áp giảm, mạch nhanh, nhỏ, bệnh nhân bị vật vã, rối loạn tinh thần, hôn mê, thường t.ử v.ong trong vòng 3 – 5 ngày.

Trong các thể dịch hạch, dịch hạch thể phổi được đ.ánh giá cực nguy hiểm vì có thể lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp từ người bệnh sang người lành và bùng phát thành dịch lớn. Bệnh nhân có triệu chứng ở phổi cho đến ngày cuối cùng của bệnh, đờm loãng, có bọt dính m.áu, thường xuất hiện tràn dịch màng phổi, có biến chứng phù phổi cấp, tỷ lệ t.ử v.ong cao.

Bệnh dịch hạch: Làm thế nào để phòng chống hiệu quả?

Để chủ động phòng chống bệnh dịch hạch, giới chuyên gia khuyên:

Trong các thể dịch hạch, dịch hạch thể phổi được đ.ánh giá cực nguy hiểm vì có thể lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp từ người bệnh sang người lành và bùng phát thành dịch lớn.

– Mỗi người cần thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, đảm bảo thực phẩm ăn uống được che, đậy an toàn… Không để cho chuột, bọ chét tiếp xúc. Thực hiện nghiêm túc các biện pháp diệt chuột, bọ chét hiệu quả.

– Nếu thấy nhiều chuột c.hết có dấu hiệu khả nghi dịch hạch đừng ngần ngại báo cáo với cơ quan y tế nơi gần nhất.

– Nếu có biểu hiện mắc bệnh dịch hạch như sốt, nổi hạch… hoặc phát hiện người nhà, hàng xóm có biểu hiện cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

– Về phía cơ quan chức năng cần tăng cường giám sát, kiểm tra tại khu vực cửa khẩu, giám sát chặt chẽ với người, kiểm tra phương tiện vận chuyển, hàng hóa, động vật nhập khẩu vào nước…

Tiểu Nguyễn

Theo baodansinh

2 người mắc dịch hạch ‘Cái c.hết Đen’ ở Trung Quốc

Hai người ở Trung Quốc bị chẩn đoán mắc bệnh dịch hạch, căn bệnh gắn liền với thảm họa “Cái c.hết Đen” trong lịch sử châu Âu, cướp đi sinh mạng của hàng trăm triệu người.

Dịch hạch là bệnh do vi khuẩn Yersinia pestis gây ra và thường xuất hiện ở ba thể: thể hạch, thể m.áu và thể phổi. Dịch hạch thể hạch có lẽ được biết đến nhiều hơn cả vì là nguyên nhân của những trận đại dịch lớn nhất lịch sử, bao gồm “Cái c.hết Đen” khiến châu Âu mất đi khoảng 60% dân số vào thế kỷ XIV.

Hai ca mới đang được điều trị tại một bệnh viện ở Bắc Kinh là dịch hạch thể phổi, được cho là nghiêm trọng hơn cả dịch hạch thể hạch, theo Guardian.

Việc phát hiện 2 ca bệnh gợi nhớ tới thảm họa “Cái c.hết Đen” đang gây lo lắng và tranh luận trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc.

“Tôi chỉ muốn biết hai bệnh nhân đó đã tới Bắc Kinh bằng đường nào?”, một tài khoản Weibo viết. “Họ đi bằng tàu, máy bay hay tự lái xe”.

“Năm con gà thì có dịch cúm gia cầm, năm lợn thì gặp dịch tả lợn châu Phi”, một người khác ngao ngán. “Năm tới là năm chuột, dịch hạch đang tới rồi…”.

Đây không phải là lần đầu tiên trong lịch sử gần đây Trung Quốc chứng kiến sự xuất hiện của dịch hạch. Năm 2014, thành phố Yumen bị phong tỏa và 151 người bị cách ly sau khi một người đàn ông c.hết vì căn bệnh này.

Vi khuẩn Yersinia pestis gây ra dịch hạch. Ảnh: AP.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), dịch hạch thường bị lây cho những người tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh hoặc với người bị cắn bởi bọ chét cư trú trên động vật nhiễm bệnh. Tuy nhiên, dịch hạch thể phổi có thể lây qua đường hô hấp khi người nhiễm bệnh ho. Dịch hạch thể phổi có nguy cơ lây nhiễm cao và thường gây c.hết người nếu không điều trị nhanh chóng bằng kháng sinh.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói cơ quan này được biết những người có liên hệ gần gũi với hai bệnh nhân ở Trung Quốc đang được theo dõi và kiểm soát.

“Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đang tiến hành các nỗ lực để khống chế và điều trị các ca bệnh cũng như tăng cường giám sát”, Fabio Scano, đại diện WHO Trung Quốc, cho hay.

Theo WHO, dịch hạch vẫn xuất hiện ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ trong thời gian gần đây, chủ yếu tại các vùng sâu, vùng xa. Báo cáo của cơ quan này cho biết có 3.248 ca mắc bệnh và 584 trường hợp t.ử v.ong được ghi nhận trên toàn thế giới từ năm 2010 đến năm 2015.

Năm 2015, đại dịch dịch hạnh xảy ra ở Madagascar, với 2.348 ca mắc bệnh và 202 người c.hết, trong đó 1.791 ca là dịch hạch thể phổi.

Tại Mỹ, dịch hạch vẫn xuất hiện tại các vùng hẻo lánh bao gồm bắc Arizona, nam Colorado và nam Oregon, đa số là dịch hạch thể hạch. Năm 2014, 16 ca mắc bệnh và 4 người c.hết được ghi nhận.

Theo Zing

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *