Sau khi phẫu thuật, bác sĩ phát hiện gan của chàng trai 28 t.uổi dài 36cm, nặng 5,5kg, có chứa rất nhiều khối u. Thủ phạm gây bệnh chính là những thói quen tai hại, cảnh báo mọi người nên chú ý.
Tiểu Lý, năm nay 28 t.uổi ở Thâm Quyến, cách đây 10 năm đã bị chẩn đoán mắc viêm gan B. Cả mẹ và chị gái Tiểu Lý đều bị viêm gan B, nhưng gia đình không coi trọng vấn đề này. Ngoài việc dùng thuốc trong thời gian đầu khi biết mắc bệnh viêm gan B, Tiểu Lý không đi kiểm tra định kỳ và điều trị viêm gan B.
Tuy mới chỉ 28 t.uổi nhưng Tiểu Lý đã hút thuốc và uống rượu gần 10 năm, mỗi ngày đều phải uống nửa cốc rượu trắng 40 độ và khoảng 2 bao t.huốc l.á mỗi ngày. Ngoài ra, Tiểu Lý còn có thói quen xấu là thức cả đêm chơi điện thoại di động. Những thói quen xấu này đã gây tổn hại rất lớn cho gan.
Tuy nhiên, trong một thời gian dài Tiểu Lý không có bất kỳ khó chịu nào. Cho đến 3 tháng trước, chỉ vì chán ăn, thường xuyên buồn nôn, đầy hơi, nên Tiểu Lý đã đến Bệnh viện thứ 3 thành phố Thâm Quyến để kiểm tra, kết quả kiểm tra khiến bác sĩ cũng ngạc nhiên: viêm gan B và uống quá nhiều rượu đã khiến bệnh xơ gan của Tiểu Lý đã phát triển đến giai đoạn cuối. Ngoài ra, Tiểu Lý còn bị ung thư gan nguyên phát.
Theo bác sĩ Khương Nam, Giám đốc Phẫu thuật Gan (Khoa Ghép gan) của Bệnh viện thứ ba Thâm Quyến: Tình trạng này không phải là hiếm gặp, vì ung thư gan là “không đau và không ngứa”. Bệnh nhân bị ung thư gan lúc đầu có thể không cảm thấy vấn đề gì, chỉ khi khối u đủ lớn để nâng nang gan lên thì sẽ cảm thấy đau, nhưng lúc này ung thư gan đã ở giai đoạn giữa và giai đoạn cuối. Tiểu Lý lần kiểm tra này được chẩn đoán là ung thư gan giai đoạn cuối, khối u đã xâm lấn vào nhánh tĩnh mạch cửa, phần gan lớn hơn rất nhiều so với người bình thường.
Gan của người bệnh quá lớn, lại cứng như hòn đá, gần như đã ép hết các mạch m.áu xung quanh, ca phẫu thuật diễn ra vô cùng khó khăn.
Bác sĩ Khương Nam nói: “Viêm gan B và nghiện rượu chính là thủ phạm tấn công gan, ung thư gan phát triển đến mức này, chỉ có thể thay gan mới cứu được bệnh nhân”. May mắn thay, chưa đến 1 tháng trong bệnh viện, Tiểu Lý đã được hiến gan. Người trực tiếp phẫu thuật cho Tiểu Lý chính là bác sĩ Khương Nam. Trong quá trình phẫu thuật bác sĩ vô cùng sốc khi thấy gan của bệnh nhân quá to.
Bác sĩ Khương Nam nhớ lại cuộc phẫu thuật: “Gan của người bệnh quá lớn, lại cứng như hòn đá, gần như đã ép hết các mạch m.áu xung quanh, ca phẫu thuật diễn ra vô cùng khó khăn”. Sau khi phẫu thuật cắt bỏ gan, trong quá trình vận chuyển gan bị bệnh, bác sĩ Khương Nam phải gọi một bác sĩ khác đến giúp đỡ, mới có thể di chuyển được gan của người bệnh.
Gan bị bệnh chứa nhiều khối u và bề mặt của gan gồ ghề, lồi lõm. Khối gan bị bệnh khi đo dài 36cm, nặng 5,5kg, trong đó gan của người bình thường chỉ nặng 1,2-1,5kg, trọng lượng gan của Tiểu Lý gấp 4-5 lần so với gan của người bình thường.
Viêm gan B và nghiện rượu chính là thủ phạm tấn công gan, ung thư gan phát triển đến mức này, chỉ có thể thay gan mới cứu được bệnh nhân.
Một lá gan bị bệnh vô cùng lớn ở trong khoang bụng, giống như “song thai”, đây là khối u lớn nhất trong hơn 20 năm làm nghề y của bác sĩ Khương Nam. Sau khi được ghép gan, sức khỏe của Tiểu Lý đã hồi phục rất tốt, trước mắt Tiểu Lý đã có thể xuống giường bệnh để đi lại.
Ngày nay, ung thư gan ngày càng trẻ hóa, và tỉ lệ phát bệnh ngày càng cao. Do đó kiến nghị mọi người cần phải thay đổi những thói quen xấu gây ung thư gan.
Thói quen xấu gây ung thư gan
Sử dụng giấy vệ sinh kém chất lượng
Các nhà khoa học cảnh báo, giấy vệ sinh kém chất lượng thường sử dụng huỳnh quang, bột talc để làm trắng. Đặc biệt, loại giấy vệ sinh được tái chế nhiều lần có khả năng chứa khuẩn E.coli, vi-rút viêm gan B.
Uống nhiều rượu
Bên canh cac nguyên nhân viêm gan virus, đôt biên gen, ô nhiêm nguôn nươc, thi viêc lam dung rươu cung gây ung thư gan. Trong rươu chưa cac chât gây đôc cho gan, dân đên xơ gan va trâm trong hơn la ung thư gan.
Trong rươu chưa cac chât gây đôc cho gan, dân đên xơ gan va trâm trong hơn la ung thư gan.
Thường xuyên thức quá khuya
Từ 11 giờ đến 1 giờ khuya mỗi ngày là thời điểm gan bắt đầu lọc và đào thải các chất độc trong cơ thể, thời điểm từ 1-3 giờ sáng là lúc bạn cần ngủ say để gan có thể thanh lọc cơ thể tốt nhất. Từ 3-5 giờ sáng, gan sẽ hoàn thành quá trình thanh lọc và nghỉ ngơi. 5-7 giờ sáng là thời điểm vàng để thức dậy và vệ sinh cá nhân để thải độc tố ra bên ngoài. Vì đồng hồ của sinh học của cơ thể ấn định như vậy nên nếu bạn thức quá khuya hay dậy quá trễ đều gây hại đến việc thải độc và nghỉ ngơi của gan.
(Nguồn: Sohu)
Theo Helino
Vì sao má phanh ôtô nhanh bị mòn dẫn đến mất an toàn khi chạy?
Ngoài nước là tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến độ bền của má phanh ô tô còn có sai lầm lớn trong quá trình sử dụng của người dùng.
Vì sao má phanh ô tô nhanh bị mòn dẫn đến mất an toàn khi chạy?
Má phanh ô tô không được vệ sinh và kiểm tra định kỳ
Do thời gian sử dụng lâu mà má phanh không được chăm sóc cẩn thận sẽ nhanh bị mòn, đĩa phanh càng mỏng đi. Từ đó sẽ dẫn đến tình trạng bị bó do piston phanh bám chặt vào đĩa phanh.
Đĩa phanh bị biến dạng do va chạm
Khi có va chạm mạnh xảy ra, đĩa phanh có thể sẽ bị bóp méo nên khi bám đĩa phanh, đĩa phanh không xoay tròn đều sẽ dẫn đến mòn má phanh. Khi đó, chủ xe cần gỡ má phanh xe ô tô đang bám chặt đĩa phanh ra ngoài, sau đó nhanh chóng mang xe đến garage gần nhất để kỹ thuật viên kiểm tra.
Ắc suốt phanh bị gỉ sét
Khi gioăng cao su bọc ngoài gặp sự cố, thậm chí là bị rách hoặc thủng sẽ khiến ắc suốt phanh trục trặc. Nếu để tình trạng này diễn ra lâu, bộ phận này sẽ bị bào mòn, gỉ sét dẫn đến việc không thể quay về vị trí đúng khi bị piston phanh tác động lực quá lớn khi phanh.
Chủ xe cần sớm tháo ắc suốt ra để lau chùi cẩn thận, đồng thời tra dầu cho bộ phận này. Tốt nhất là nên mang xe đi kiểm tra, sửa chữa sớm trước khi toàn bộ hệ thống phanh bị ảnh hưởng.
Bàn đạp phanh nhỏ
Bàn đạp phanh ô tô quá nhỏ cũng là tác nhân khiến má phanh ô tô bị mòn nhanh hơn vì khi sử dụng, má phanh sẽ ghì chặt vào đĩa phanh. Quá trình đạp phanh càng nhiều, má phanh càng nhanh chóng bị mòn.
Má phanh nở do bị lọt nước
Trong điều kiện sử dụng xe thường xuyên tiếp xúc với nước như trời mưa, đường ngập hay rửa xe nhiều,…nếu không may bị lọt nước vào bên trong có thể khiến má phanh bị nở ra. Để tránh tình trạng này, mỗi khi xe tiếp xúc với nước, tài xế nên cài số lùi, rà nhẹ phanh để má phanh được làm khô và hạn chế nước bị lọt vào trong động cơ. Tuyệt đối không nên kéo phanh tay ô tô ngay khi vừa mới tiếp xúc với nước.
Dầu phanh nhiễm nước
Nguyên nhân khác khiến má phanh bị hỏng là do dầu phanh bị nhiễm nước bởi chất glycol có trong dầu phanh hút nước rất mạnh. Một thời gian sau, hơi nước sẽ thấm dần qua hai bộ phận là vòng đệm và ống cao su. Tốc độ thấm sẽ tăng rất nhanh khi môi trường xung quanh càng ẩm. Hơn nữa, dầu phanh sẽ sôi và xuất hiện bọt khí khi hệ thống phanh quá nhiệt. Sự cố này càng khiến má phanh bị ăn mòn nhanh chóng, thậm chí cả khi hệ thống phanh ABS cũng bị ảnh hưởng.
Ngoài những nguyên nhân trên, má phanh ô tô còn bị mòn do lò xo của má phanh bị hỏng, xi lanh trục trặc. Do đó, các chuyên gia có kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng xe ô tô luôn khuyến cáo người dùng cần sớm mang xe đi kiểm tra má phanh, không nên kéo dài tình trạng này sẽ rất nguy hiểm.
Theo Giaothong