Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nữ 25 t.uổi, vào viện với lý do đau hông lưng bên trái, thận không sản xuất nước tiểu.
Được biết, bệnh nhân nhập viện ngày 22/11 trong tình trạng mệt mỏi, đau tức vùng hông lưng trái, nước tiểu chỉ 50ml/24h.
Siêu âm và cắt lớp vi tính phát hiện: sỏi niệu quản trái 1/3 trên, chỉ có thận trái duy nhất, tử cung đôi. Bệnh nhân được kết luận suy thận cấp vô niệu do sỏi niệu quản.
Người nhà bệnh nhân cho biết, người bệnh có t.iền sử bất sản thận phải (dị tật bẩm sinh của hệ tiết niệu khi thận phải không được hình thành), phát hiện có sỏi thận trái đã 3 năm, nhưng không đi điều trị tại bệnh viện mà ở nhà tự mua thuốc dạng lá sắc lấy nước uống.
Ảnh siêu âm và cắt lớp vi tính của bệnh nhân – Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Sau khi thăm khám và hội chẩn bệnh, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cấp cứu lấy sỏi niêu quản trái, đặt JJ niệu quản trái.
Sau mổ ngày thứ 5, hiện tình trạng ổn định, nước tiểu 5 lít/ 24h, các chỉ số urê, creatinin đã hạ và đang dần trở về bình thường.
Các bác sĩ khuyến cáo: bệnh nhân có sỏi tiết niệu nói chung, đặc biệt là đối tượng bệnh nhân kèm theo thận bệnh lý (như bất sản thận một bên, mất chức năng thận môt bên hay đã phải cắt 1 bên thận do chấn thương…), khi phát hiện sỏi tiết niệu cần phải đi kiểm tra thường xuyên tại các cơ sở y tế tin cậy, tránh tự ý sử dụng những loại thuốc chưa rõ nguồn gốc. Điều này có thể giúp sớm phát hiện và xử trí bệnh kịp thời, tránh gây ra các biến chứng, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
Nguyễn Liên
Theo vietnamnet
Biện pháp ngăn ngừa sỏi thận
Sỏi thận là sự lắng cặn muối và khoáng hình thành bên trong thận.
Bệnh sỏi thận do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể thấy trong đường tiểu từ thận đến niệu quản (ống nối từ thận đến bàng quang) và ở bàng quang. Sỏi thận phổ biến ở những nước nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam. Chúng thường hình thành khi nước tiểu lắng cặn khiến các khoáng chất kết dính lại với nhau.
Hầu hết các loại sỏi thận đều thoát ra ngoài một cách tự nhiên và có thể khiến người bệnh rất đau. Nếu được phát hiện sớm, sỏi thận sẽ không gây ra các tổn hại lâu dài và quan trọng là người bệnh được điều trị kịp thời để tránh các biến chứng sau này.
Quá trình hình thành sỏi và triệu chứng của bệnh
Thận là cơ quan giữ cân bằng nước cho cơ thể, đồng thời là nơi loại bỏ và đào thải những chất thải độc hại cho cơ thể qua đường tiểu. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, thay vì các chất độc hòa tan vào nước tiểu và đào thải ra ngoài thì nó lắng đọng lại và tạo thành sỏi trong thận. Tùy thời gian, vị trí và độ lắng đọng mà kích thước sỏi lớn nhỏ khác nhau.
Sỏi hình thành, di chuyển ở bất cứ vị trí nào trên đường đi của nước tiểu và được gọi là sỏi thận, sỏi niệu quản hay sỏi bàng quang. Quá trình hình thành và phát triển của sỏi không có triệu chứng rõ nên người bệnh không hay biết gì cho đến khi viên sỏi lớn gây đau đớn, tiểu ra m.áu, mủ hay đi tiểu ra sỏi mới biết. Bệnh sỏi thận là một bệnh phổ biến hiện nay, do thói quen ngồi nhiều, ngại uống nước hoặc do uống thuốc, sữa bổ sung canxi…
Hình ảnh sỏi thận.
Các loại sỏi và yếu tố nguy cơ
Có nhiều yếu tố gây sỏi, trong đó phải kể đến gene di truyền: nếu gia đình bạn mang gene này, bạn có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn; thiếu nước – sống tại nước có khí hậu nhiệt đới, không uống đủ nước, ra mồ hôi nhiều; chế độ ăn – ăn quá nhiều protein, muối hoặc đường; béo phì; Một số loại thuốc hoặc đã từng trải qua phẫu thuật… Thông thường, người ta chia ra các loại sỏi sau:
Sỏi can-xi: đây là loại sỏi thận phổ biến nhất, thường là canxi oxalate xảy ra tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm như một số loại rau quả, hạt, sô-cô-la, vitamin D liều cao có thể làm tăng nguy cơ mắc loại sỏi này. Bình thường, sỏi canxi cứng, có nhiều hình dạng, kích thước, mật độ khác nhau.
Nguyên nhân chính là tình trạng nước tiểu quá bão hòa về muối canxi do tăng hấp thu canxi ở ruột hoặc tăng tái hấp thu canxi ở ống thận. Xét nghiệm nước tiểu sẽ thấy canxi niệu tăng cao. Bình thường, thận đào thải khoảng 300mg canxi qua nước tiểu trong 1 ngày, trong trường hợp nước tiểu bị quá bão hòa về muối canxi, lượng canxi đào thải qua nước tiểu có thể tăng lên 800 – 1.000mg trong 24h với chế độ ăn bình thường. Ngoài ra, thức ăn chứa nhiều oxalat hoặc trong trường hợp ngộ độc vitamin C sẽ dẫn đến tình trạng này hoặc ở người bị viêm ruột, cắt một phần ruột non, người có rối loạn chuyển hoá. Những loại rau có hàm lượng oxalat cao bao gồm: cần tây, tỏi tây, củ cải, rau cải, khoai lang, đậu xanh, đậu tương, bí, ớt, cà tím, măng tây, đào lộn hột, rau diếp, nho, mận và trà…
Sỏi struvite: là loại sỏi n.hiễm t.rùng đường tiết niệu, chiếm khoảng 10% các loại sỏi thận. Người ta thấy sự xuất hiện sỏi struvite hầu như luôn luôn đi kèm với tình trạng tắc nghẽn hay n.hiễm t.rùng đường tiểu. Vì thế, trong trường hợp này, việc dùng kháng sinh được xem là một bước bắt buộc, không thể thiếu trong quá trình điều trị.
Sỏi axit uric: ở người không uống đủ nước, nhiều mồ hôi và người có chế độ ăn nhiều protein, chiếm khoảng 10% các trường hợp sỏi thận. Sỏi axit uric không cứng và cũng không dễ phát hiện bằng tia X như sỏi canxi. Nguyên nhân là do nước tiểu quá bão hòa acid uric tạo điều kiện gây sỏi urat và thường có tăng acid uric niệu đi kèm. Sỏi acid uric gặp trong tăng acid uric m.áu, bệnh gout, trong một số trường hợp di truyền, béo phì, những người tiểu đường kháng insulin. Người bệnh cần giảm ăn những thức ăn quá nhiều đạm.
Sỏi Cysteine: hình thành ở người mắc chứng rối loạn di truyền, những người với t.iền sử gia đình có người mắc bệnh có nguy cơ cao bị mắc loại sỏi này.
Điều trị sỏi thận ít đau đớn và hiệu quả
Tùy theo kích thước, vị trí và biến chứng của sỏi gây ra mà có các chỉ định can thiệp lấy sỏi khác nhau. Chính vì những biến chứng nguy hiểm mà sỏi thận gây ra nên có những trường hợp cần can thiệp cấp cứu để lấy sỏi ngay, có trường hợp có thể trì hoãn lấy sỏi nghĩa là can thiệp lấy sỏi chủ động theo lịch như mổ lấy sỏi hoặc tán sỏi. Có trường hợp không cần can thiệp gì đối với sỏi nhỏ không gây các biến chứng đau nhiều, đái ra m.áu hoặc gây biến chứng viêm nhiễm ở thận.
Về điều trị sỏi thận, cần uống nhiều nước, đảm bảo lượng nước tiểu khoảng trên 2,5 lít/ngày; điều trị các đợt nhiễm khuẩn, viêm nhiễm ở thận; điều trị các biến chứng hay các yếu tố thuận lợi dễ hình thành sỏi. Ngày nay, có nhiều phương pháp can thiệp lấy sỏi như: mổ lấy sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể và nội soi lấy sỏi, nội soi tán sỏi qua da…
Để được chữa trị kịp thời, bệnh nhân nên đi khám ngay khi thấy một trong các dấu hiệu thận có sỏi như: đau vùng bụng giữa xương sườn và hông, đau ở giữa lưng, tiểu buốt, có mùi hôi hoặc tiểu ra sỏi, tiểu ra m.áu. Khám và phát hiện ra sỏi sớm để quá trình điều trị dễ dàng hơn. Nếu sỏi nhỏ, có thể chỉ cần tăng cường uống nước để đào thải ra ngoài. Sỏi lớn có thể phải mổ để lấy sỏi.
Dự phòng cách gì?
Cách dự phòng rẻ nhất và hữu hiệu nhất là nên uống nhiều nước, ít nhất là 2 lít/ngày. Người bệnh cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều canxi (như sữa bò, các sản phẩm chế biến từ đậu, ốc, cua, tôm, rau câu, rau cần) và các loại thực phẩm có hàm lượng axit oxalic tương đối cao như táo, tỏi, hành tây, cà phê, ca cao, nước chè…
Những thực phẩm nên dùng: người bị sỏi axit oxalic có thể ăn các loại thịt gà, vịt, thịt nạc, cá, trứng, nho… Người bị sỏi phốt-pho canxi hoặc axit cacbonic nên ăn đồ chua để nước tiểu có tính axit làm tan sỏi. Riêng người bị sỏi axit uric nên ăn nhiều rau quả tươi, sữa. Không nên ăn óc, tủy, xương, nội tạng động vật, súp-lơ… Không nên uống rượu, cà phê. Ngoài ra, cần tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đi xe đạp để kích thích việc thải sỏi ra ngoài. Việc phối hợp chế độ dinh dưỡng và luyện tập đúng đắn sẽ giúp thu được kết quả nhanh chóng hơn.
Người mắc bệnh sỏi thận nếu không điều trị kịp thời có thể có những biến chứng nguy hiểm, thầm lặng vì viên sỏi sẽ to lên và cản trở đường bài tiết nước tiểu, làm cho chức năng thận hư hại dần. Do vậy, khi có những triệu chứng như trên thì nên đi khám ngay.
Vì hơn một nửa số người đã từng bị sỏi thận sẽ tái phát nên cách tốt nhất là thay đổi cách sống, đặc biệt là khẩu phần ăn và thói quen tập thể dục. Ngoài ra, nếu đã bị sỏi canxi, có thể cần phải giảm lượng thức ăn chứa nhiều oxalate, canxi như các loại quả hạnh nhân, sô-cô-la, chè, rau chân vịt, các loại quả mọng như dâu tây. Ăn kiêng với chế độ ăn ít chất đạm cũng làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.
BS. Đình Dương
Theo SK&ĐS