Đột quỵ là nguyên nhân gây t.ử v.ong đứng thứ 2 sau bệnh lý tim mạch và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế trên thế giới.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân
Thống kê về gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2016 cho thấy, có khoảng 80,1 triệu người trên thế giới mắc đột quỵ ở các lứa t.uổi (chiếm khoảng 1,1% dân số, tỷ lệ nữ/nam: 1,05/1). Tại châu Âu, có từ 90-290/100.000 người đột quỵ mới mắc hàng năm.
Ở Việt Nam, tỷ lệ đột quỵ ngày một gia tăng và trẻ hóa, mỗi năm có hơn 230.000 người bị đột quỵ. Vì thế, căn bệnh này là nguyên nhân hàng đầu gây t.ử v.ong tại Việt Nam.
TS. Nguyễn Anh Tuấn – Trưởng Khoa Nội – Hồi sức thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức – cho biết: Hiện nay, đột quỵ não đang gia tăng theo lứa t.uổi. Trước đây, đột quỵ não thường xảy ra ở những người cao t.uổi, nhưng ngày nay có khoảng 25% ca đột quỵ xảy ra ở những người trẻ t.uổi.
Đột quỵ ở người trẻ đang có chiều hướng gia tăng đáng báo động. Theo đó, trong vòng 12 năm, đột quỵ đã tăng gần 50% chủ yếu xảy ra đối với những người lạm dụng bia, rượu, t.huốc l.á, sử dụng các chất kích thích và mắc chứng “béo phì văn phòng”.
Mặc dù đột quỵ là bệnh gây t.ử v.ong và tàn phế cao nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được.
Để giúp người dân hiểu rõ hơn về cách phòng, chăm sóc và điều trị các bệnh lý tai biến mạch m.áu não, trong 2 ngày (21-22/12), Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức sẽ tổ chức chương trình khám và tư vấn miễn phí các bệnh lý tai biến mạch m.áu não.
Đến với chương trình, người dân sẽ được khám, tư vấn miễn phí cùng các chuyên gia hàng đầu về thần kinh nhằm phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời các bệnh lý như: nhồi m.áu não, xuất huyết não, di chứng tai biến mạch m.áu não.
Theo viettimes
Cứu sống bệnh nhân bị đột quỵ khi đang ăn sáng, bác sĩ chỉ ra điều quan trọng nhất trong cấp cứu bệnh nhân đột quỵ
Nhờ cấp cứu kịp thời, bệnh nhân đột quỵ não trong khi ăn sáng đã được bảo toàn tính mạng, chức năng sống gần như phục hồi hoàn toàn.
Đó là trường hợp bệnh nhân Phan Văn Thông (59 t.uổi, ở Hai Bà Trưng, Hà Nội). Khi đang ngồi ăn sáng, bệnh nhân Thông đột nhiên có biểu hiện nói khó, yếu liệt một bên mặt, tê bì, mất cảm giác, hai chân và tay không thể cử động được… Nhận thấy điều không ổn, người nhà đã đưa ông đi cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và may mắn ông được can thiệp vào đúng “thời điểm vàng” nên đã hồi phục nhanh chóng.
Sau 5 ngày điều trị, bệnh nhân Thông đã ổn định sức khoẻ, có thể trở lại cuộc sống, nói chuyện được, không bị ngắn lưỡi…
Theo BS. Nguyễn Quang Phương, Khoa Hồi sức tích cực, Chống độc, BV Hữu nghị Việt Đức, trường hợp bệnh nhân Thông được chẩn đoán nhồi m.áu não cấp và chỉ định áp dụng biện pháp tiêu sợi huyết. Rất may, do được cấp cứu kịp thời, tính mạng bệnh nhân đã được bảo toàn, chức năng sống gần như phục hồi hoàn toàn.
Cũng theo BS. Phương, điều quan trọng nhất trong cấp cứu bệnh nhân đột quỵ là cần đưa bệnh nhân đến BV càng sớm càng tốt. Biểu hiện đột quỵ não thông thường là người dân đang sinh hoạt bình thường thì đột ngột thấy choáng váng, đau đầu, nói ngọng, liệt mặt một bên, yếu vận động chân tay… Do đó, người dân cần hết sức chú ý.
Nhiều người dân truyền tai nhau việc dùng thuốc Đông y để điều trị đột quỵ. Tuy nhiên theo BS. Nguyễn Quang Phương, hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc dùng thuốc đông y sẽ giải quyết ngay được tình trạng đột quỵ. Ngoài ra, bản thân người bệnh và gia đình cũng không hề biết cách sử dụng đúng cách các loại thuốc này nếu có.
Do vậy, thay vì tìm cách chữa trị người nhà nên đưa bệnh nhân tới viện càng sớm càng tốt để được cấp cứu, tránh bỏ lỡ “giờ vàng” trong phẫu thuật.
Để phòng bệnh đột quỵ, người dân cần kiểm soát tốt tình trạng tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường, tim mạch… để hạn chế nguy cơ đột quỵ. Khi gặp người đột quỵ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống hoặc xoa bóp, cạo gió, chích đầu ngón tay… làm mất “thời gian vàng” điều trị mà cần đưa đi cấp cứu ngay giảm tỉ lệ t.ử v.ong và tàn phế.
Theo Helino