Theo Sở Y tế Hà Nội cho biết, tính đến hết tháng 10.2019, Hà Nội đã phát hiện 28.421 người nhiễm HIV. Trong đó, 22.328 người còn sống. Hiện, 100% quận, huyện, thị xã đã phát hiện người nhiễm HIV.
Ước tính toàn thành phố Hà Nội còn khoảng 5.000 người nhiễm HIV chưa biết được tình trạng nhiễm bệnh của mình, khoảng 4.000 người được chẩn đoán nhiễm HIV nhưng chưa tham gia điều trị thuốc ARV.
Trong khi đó, sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV chưa được xóa bỏ. Đây chính là rào cản chính khiến cho người nhiễm HIV/AIDS sợ lộ danh tính và e ngại khi tiếp cận các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.
Được biết, từ năm 2014, Việt Nam chính thức cam kết thực hiện mục tiêu 90-90-90, tức là phấn đấu đến năm 2020 có 90% số người biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng vi rút (ARV) liên tục và 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi rút ở mức thấp và ổn định để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác. Mục tiêu 90-90-90 trong phòng, chống HIV/AIDS là t.iền đề quan trọng hướng tới kết thúc dịch AIDS vào năm 2030.
Trong những năm qua, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo và đầu tư nguồn lực cho công tác phòng chống HIV/AIDS và đã đạt nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, mục tiêu 90-90-90 và tiến tới kết thúc dịch AIDS vào năm 2030 hiện còn nhiều khó khăn, thách thức.
Hải Châu
Theo cand
Nhiễm HIV không còn là bệnh “vô phương cứu chữa”
Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, 95% số người nhiễm HIV được điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế, giảm nguy cơ lây truyền.
Ngày 22/10, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai khởi động Chiến dịch quốc gia “Không phát hiện=Không lây truyền”. Chiến dịch sẽ diễn ra từ nay đến tháng 12/2019.
Các nghiên cứu khoa học gần đây đưa ra bằng chứng: “Một người uống thuốc kháng virus (ARV) hàng ngày theo hướng dẫn của thầy thuốc, đạt được và duy trì tải lượng virus ở mức không phát hiện được, không có nguy cơ lây truyền HIV qua đường t.ình d.ục cho bạn tình âm tính”.
PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS.
Hiện, cả nước có gần 140.000 bệnh nhân đang điều trị ARV và có thể sử dụng K=K mở rộng độ bao phủ điều trị.
PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho rằng, mục tiêu của chiến dịch truyền thông K=K nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng nói chung và người nhiễm HIV, người cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS về nội dung và ý nghĩa của thông điệp: Không phát hiện=Không lây truyền. Từ đó làm thay đổi về quan niệm nhiễm HIV không còn là bệnh “vô phương cứu chữa” mà là một bệnh truyền nhiễm mãn tính có thể dự phòng và điều trị được.
“Chúng ta có thể đạt được mục tiêu 90-90-95 (90% tổng số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của bản thân 90% số người biết được tình trạng nhiễm của bản thân được điều trị kháng HIV; 95% số người được điều trị ARV có tải lượng dưới ngưỡng ức chế, giảm nguy cơ lây truyền) và kiểm soát được dịch với K=K”- PGS.TS Nguyễn Hoàng Long cho biết.
Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, tải lượng virus dưới 200 bản sao/ml m.áu được xác định là ngưỡng không phát hiện. Bằng chứng khoa học này được gọi là “Không phát hiện=Không lây truyền”. Đây là phát hiện quan trọng, nếu được truyền thông và quảng bá rộng rãi sẽ giúp người có hành vi nguy cơ tăng cường xét nghiệm sớm HIV; người được chẩn đoán nhiễm HIV sống tích cực, tiếp cận sớm dịch vụ điều trị và tuân thủ điều trị, xét nghiệm tài lượng HIV định kỳ; Đồng thời cũng giúp người cung cấp dịch vụ và cộng đồng giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
Bà Caryn R.McClelland, Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam cho biết, Việt Nam là một trong những nước tiên phong trong các hoạt động K=K do đã sớm đưa các phát hiện này vào các chính sách và chương trình quốc gia. Việt Nam được đ.ánh giá là có tỷ lệ ức chế virus HIV thuộc hàng cao nhất thế giới. “Chúng ta nên khuyến khích tất cả những người có nguy cơ đi xét nghiệm HIV với mục đích điều trị sớm bằng thuốc kháng virus cho những người có HIV, và điều trị dự phòng trước phơi nhiễm hay gọi là PrEP với mục đích dự phòng cho những người âm tính với HIV. Bằng cách này, chúng ta có thể ngăn chặn sự lây truyền HIV”- bà Caryn cho biết./.
Theo VOV