Điều trị ARV, nhóm đồng tính nam sẽ giảm 97% nguy cơ nhiễm HIV

Tỉ lệ nhiễm HIV đang tăng nhanh trong nhóm đồng tính nam. Các chuyên gia khuyến cáo việc tuân thủ điều trị dự phòng ARV sẽ giảm nguy cơ lây nhiễm HIV đến 97%.

Tư vấn cho khách hàng xét nghiệm HIV tại Phòng khám Glink – Ảnh: Sơn Nguyễn

Ngày 4-11, trao đổi với báo chí tại hội nghị 20 năm điều trị HIV/AIDS ở Việt Nam, PGS-TS Phan Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, cho biết kể từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên vào tháng 12-1999, hiện cả nước có 200.000 người nhiễm HIV còn sống và hơn 100.000 người t.ử v.ong do AIDS. Trong 10 tháng năm 2019, cả nước ghi nhận gần 8.300 người nhiễm HIV, trong đó 759 người đã t.ử v.ong do AIDS.

Đối tượng nhiễm HIV chủ yếu là nam giới, chiếm 75%. Đáng lo ngại, tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm đồng tính nam (MSM) cao và có xu hướng tăng nhanh từ 2,3% năm 2012 lên 10,8% năm 2018.

Kết quả nghiên cứu tại Trường Đại học Y Hà Nội từ tháng 7-2017 đến tháng 7-2019 cho thấy tỉ lệ hiện nhiễm và nhiễm HIV mới trong nhóm MSM cao nhất ở lứa t.uổi 16- 24, với gần 600 người. “Nếu không được can thiệp dự phòng thì trong số 100 người nam quan hệ t.ình d.ục đồng giới chưa nhiễm HIV sẽ có 7 người nhiễm HIV, do đó Việt Nam đang đẩy mạnh điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP) cho nhóm có nguy cơ cao như nam quan hệ đồng giới, người chuyển giới nữ…”- PGS Hương nói.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Long Sơn, Phòng khám Glink tại Hà Nội, cho biết 90% khách hàng của phòng khám là đối tượng MSM. Do các bạn chưa nhận thức rõ tình trạng nhiễm HIV trong nhóm MSM ngày càng tăng cao nên nhiều trường hợp vẫn có hành vi quan hệ t.ình d.ục không an toàn. Ngoài nguy cơ cao nhiễm HIV, có nhiều bạn mắc các bệnh qua đường t.ình d.ục khác, trong đó phổ biến là bệnh giang mai. “Trong hơn 2 tháng qua, Phòng khám Glink tại Hà Nội đã ghi nhận 25/200 người dương tính với HIV. Tất cả các trường hợp này đều được điều trị PrEP hoặc kết nối điều trị theo yêu cầu”- bác sĩ Sơn chia sẻ.

Theo PGS Hương, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc ARV (uống thuốc kháng HIV đều đặn hằng ngày) – hay gọi là PrEP là một trong những sự can thiệp có hiệu quả nhất để dự phòng lây nhiễm HIV dành cho nhóm có nguy cơ cao như MSM, người tiêm chích m.a t.úy, vợ/chồng/bạn tình của người nhiễm HIV… Tuân thủ tốt có thể giảm nguy cơ lây nhiễm HIV lên đến 95%- 97%. PrEP an toàn cho người dùng, cả phụ nữ mang thai và cho con bú.

PrEP tiếp tục mở rộng ở 15 tỉnh thành

Sau khi triển khai mở rộng thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV miễn phí – PrEP tại 11 tỉnh và tới đây Cục Phòng, chống HIV/AIDS phối hợp với các dự án/tổ chức triển khai dịch vụ PrEP mở rộng thêm 15 tỉnh mới tại Việt Nam. Hiện chương trình PrEP đang thực hiện tại 11 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Thái Nguyên, Long An, TP HCM Đồng Nai, Tây Ninh và T.iền Giang) với 43 cơ sở y tế tư nhân và nhà nước. Kể từ khi khởi động chương trình PrEP (thuốc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV) vào năm 2017, đã có hơn 6.000 người đăng kí sử dụng PrEP, trong đó có hơn 3.946 người mới tham gia vào năm 2019.

N.Dung

Theo nguoilaodong

Đại dịch HIV/AIDS vẫn là mối đe doạ

Sáng 1/12, tại thành phố Bắc Giang đã diễn ra Lễ mít tinh, diễu hành cấp quốc gia hưởng ứng Tháng hành động quốc gia, phòng chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS năm 2019.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Lễ mít tinh.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết: “Hiện trên thế giới đã có trên 72 triệu người bị nhiễm HIV và gần một nửa trong số đó đã c.hết. Ở Việt Nam phát hiện HIV muộn hơn, trường hợp đầu tiên vào những năm 1990 và đến nay đã có trên 315 ngàn người bị nhiễm HIV. Trong số đó đã có hơn 110 ngàn người bị c.hết. Nhờ sự chung tay của toàn thế giới, đại dịch đã từng bước được kiểm soát. Số người bị nhiễm mới, số người bị nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS, số người bị c.hết đã giảm dần…

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Để đạt được mục tiêu 90- 90 -90 vào năm 2020, Việt Nam cần có kế hoạch cụ thể và tập trung vào việc phòng và điều trị. Chắc chắn trong năm 2020 Việt Nam phải đạt được 90% số người nhiễm HIV/AIDS được điều trị bằng ARV. Do đó, các ngành chức năng cần tích cực tuyên truyền, vận động và có các biện pháp tiếp cận đảm bảo quyền riêng tư và lợi ích cho người nhiễm HIV.

Cả nước có hơn 140.000 người nhiễm HIV đang được điều trị ARV; gần 5.000 người đang được điều trị dự phòng bằng thuốc ARV; hơn 54.000 người nghiện m.a t.úy đang được điều trị bằng Methadone. Mỗi năm có khoảng 3 triệu người được xét nghiệm HIV; hàng chục triệu lượt người được tiếp cận truyền thông, b.ao c.ao s.u, bơm kim tiêm…

Năm 2019 là năm thứ 11 liên tiếp, dịch HIV/AIDS ở Việt Nam được khống chế, giảm cả ba tiêu chí. Giảm số người nhiễm mới, giảm số người chuyển sang giai đoạn AIDS và giảm số người t.ử v.ong do AIDS. Việt Nam đã và đang triển khai toàn diện, có hiệu quả các dịch vụ can thiệp dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV. Nhiều mô hình hiệu quả của thế giới đang được áp dụng tại Việt nam, điển hình là việc áp dụng khuyến cáo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới điều trị thuốc ARV ngay cho người nhiễm HIV không phụ thuộc vào số lượng tế bào CD4, cấp thuốc ARV 3 tháng một lần cho những người tuân thủ điều trị tốt; tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng và tự xét nghiệm; Điều trị dự phòng bằng thuốc ARV trước phơi nhiễm HIV (PrEP); Điều trị nghiện các chất dạng t.huốc p.hiện bằng Methadone và Buprenorphine.

Đ.ánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc phòng chống HIV/AIDS, ông Eamonn Murphy- Giám đốc Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV và AIDS (UNAIDS) khu vực châu Á-Thái Bình Dương cho biết: Việt Nam là một điểm sáng trong khu vực trong việc nhanh chóng áp dụng các sáng kiến mới nhằm mang đến nhiều lựa chọn hơn trong sử dụng dịch vụ, thúc đẩy việc tiếp cận dễ dàng hơn tới các dịch vụ phòng chống HIV thân thiện với khách hàng. Với việc sửa đổi, bổ sung Luật phòng chống HIV/AIDS và xây dựng Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2030, Việt Nam có cơ hội thúc đẩy và thể chế hóa các cách tiếp cận táo bạo, dựa trên bằng chứng và quyền, huy động được trí tuệ, công sức của cộng đồng, toàn xã hội, để hướng đến mục tiêu lớn lao về kết thúc dịch AIDS.

Mặc dù dịch HIV/AIDS ở Việt Nam tiếp tục có xu hướng giảm, tuy nhiên vẫn chưa đảm bảo tính bền vững và vẫn tiềm ẩn những nguy cơ bùng phát nếu chúng ta không tiếp tục có những biện pháp can thiệp mạnh mẽ và hiệu quả.

Đức Trân

Theo daidoanket

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *