Một số loại virus rất dễ lây lan qua đường miệng, thậm chí chỉ qua một nụ hôn. Nếu những virus đó xâm nhập vào cơ thể trẻ sơ sinh sẽ dấn tới những vấn đề lớn cho sức khỏe của bé, bởi trẻ sơ sinh có hệ thống miễn dịch chưa trưởng thành và chưa được tiêm phòng đầy đủ.
ThS Nguyễn Văn Tùng, Khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, có nhiều loại vi khuẩn và virus có thể lây cho trẻ qua việc hôn. Trong đó, những bệnh lý lây qua đường hô hấp như vi khuẩn lao, não mô cầu… hoặc virus như cúm, sởi, virus hợp bào hô hấp (RSV), quai bị sẽ bị lây qua những giọt nhỏ phát sinh khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện. Xét về lý thuyết khi hôn nhau thì cũng có thể gây lây lan những bệnh này, dù trên thực tế ít phổ biến.
Hôn cũng có thể làm lây truyền các bệnh qua tiếp xúc như virus Herpes (SHV-1). Lúc này, khi hôn, tiếp xúc cũng có thể gây các vết loét, mụn nước dạng herpes trên da, thường ở vùng da bán niêm mạc hoặc virus có thể xâm nhập, tồn tại dạng “ngủ” âm thầm trong người, đến khi có điều kiện thuận lợi sẽ tái hoạt động gây chốc mép, zona thậm chí viêm não do herpes.
Một loại virus cũng khá nguy hiểm dễ lây truyền là virus cytomegalo (CMV) cũng thuộc nhóm Herpes. Loại này lây lan qua dịch cơ thể như nước bọt, nước tiểu hoặc m.áu. Khi một người bị nhiễm CMV, nó sẽ ở lại trong cơ thể suốt đời. Nhiễm CMV thường không gây bệnh nghiêm trọng, tuy nhiên, nếu bào thai bị nhiễm CMV có thể có những rối loạn phát triển nghiêm trọng. Ngoài ra, ở những người có sức đề kháng kém, chúng có thể gây tổn thương phổi, gan hoặc bệnh tăng bạch cầu đơn nhân n.hiễm t.rùng.
“Nhiều virus đường ruột có thể lây truyền qua nước bọt như virus gây bệnh tay chân miệng, enterovirus, virus gây bại liệt, tiêu chảy, viêm gan A… Người ta cũng cho rằng vi khuẩn gây viêm loét dạ dày H. Pylory có thể lây qua nước bọt nên những hành vi như mớm thức ăn cho trẻ nhỏ có thể khiến vi khuẩn này lây lan”, BS Tùng nói.
Nhưng cũng theo bác sĩ nhi khoa này, trên thực tế có rất ít trường hợp lây bệnh được xác định chắc chắn đường lây truyền qua nụ hôn, nên có thể coi đây là con đường lây truyền khá thứ yếu đối với những bệnh lý kể trên.
Những em bé được sinh ra với hệ thống miễn dịch yếu, nhưng các bé sẽ được tích lũy khi chúng lớn lên và khi được tiêm phòng vắc xin. Vì vậy, các bé không thể tự mình đề kháng với các loại virus, vi khuẩn. Việc hạn chế hôn trẻ nên được thực hiện đặc biệt là đối với người lớn, vì chúng ta sẽ không biết miệng của chúng ta có chứa những vi khuẩn, virus gì.
“Thay vì hôn, chúng ta có thể nắm tay, tất nhiên sau khi đã rửa tay thật sạch trước khi chạm vào bé hoặc những cách khác an toàn hơn. Chúng ta “Hãy trao yêu thương không trao vi khuẩn” để dành những điều tốt đẹp nhất cho các “búp trên cành”, BS Tùng nói.
THU PHẠM
Theo Nhân dân
Đừng đùa với viêm họng, cực kỳ nhiều biến chứng
Viêm họng là bệnh phố biến nhưng nếu điều trị không dứt điểm thì bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng đặc biệt có những biến chứng rất nặng nề.
PGS An khám cho bệnh nhân.
Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An – Bệnh viện Đa khoa An Việt, viêm họng là bệnh lý phổ biến. Hiện nay, thời tiết thay đổi thất thường, đặc biệt vào thời điểm giao mùa khiến cơ thể trẻ không kịp thích ứng nên rất dễ bị ốm. Các yếu tố như khói bụi, ô nhiễm không khí, nguồn nước cũng ảnh hưởng không tốt tới hệ hô hấp của trẻ. Ngoài ra, một số trường hợp mới cai sữa, thay đổi chế độ ăn dặm, trẻ mới đi nhà trẻ… cũng khiến trẻ dễ bị ốm sốt.
Ngoài ra, viêm họng còn do virus hoặc vi khuẩn. Trẻ bị sốt viêm họng mức độ nặng thường do virus cúm, sởi, Adenovirus… hay vi khuẩn phế cầu, tụ cầu, liên cầu khuẩn, nấm Candida…
Biến chứng của viêm họng thường xảy ra ở những người điều trị sai cách hoặc không điều trị. Những biến chứng tại chỗ từ viêm họng mà bác sĩ hay gặp nhất đó là có dịch mủ viêm nhiễm chứa đầy vi trùng và nhu mô bị phá hủy từ khu vực họng viêm. Rồi lan xuống các cơ quan thuộc đường hô hấp kế cận, khiến lây nhiễm càng rộng ra. Các bệnh lý có thể gặp là viêm thanh quản, viêm khí phế quản.
Ngoài ra, đường hô hấp dưới cũng khó có thể tránh khỏi sự tấn công của vi khuẩn, biểu hiện là viêm phổi. Nếu mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán là viêm phế quản – phế viêm. Nhưng ở mức độ viêm nặng hay mắc phải tác nhân gây bệnh có độc tính cao sẽ dẫn đến viêm phổi thùy, áp xe phổi.
Theo bác sĩ An do vùng khoang miệng, vùng hầu họng có mối tương quan thân thiết với cấu trúc ống tai. Việc viêm nhiễm tại khu vực này có thể ảnh hưởng đến tai. Gây viêm tai giữa cấp, viêm tai trong cấp đôi khi ảnh hưởng đến chức năng thính lực, t.iền đình.
Các xoang tự nhiên trong x.ương s.ọ cũng có nguy cơ lây lan n.hiễm t.rùng từ ổ bệnh viêm họng. Không ít các trường hợp vừa bị viêm họng, vừa bị viêm mũi, viêm xoang cấp tính, bài tiết nhiều dịch mủ đặc, nặng mùi và kèm theo nhức đầu, sổ mũi, nghẹt mũi.
Không chỉ gây biến chứng xung quanh vùng tai mũi họng, nếu viêm họng do tác nhân là do liên cầu tan huyết còn nguy hiểm hơn. Do độc tính của chủng vi khuẩn này không chỉ khu trú tại chỗ mà còn xâm nhập vào đường m.áu, gây viêm thận, viêm khớp, viêm tim… Khi mắc các biến chứng này, việc điều trị sẽ trở nên vô cùng phức tạp.
Bác sĩ An cho biết khi bị viêm hong nếu là viêm họng do virus, bệnh thường kéo dài 3-5 ngày thì tự khỏi. Nếu là do vi khuẩn bội nhiễm, đặc biệt là liên cầu, bệnh thường kéo dài ngày hơn và đòi hỏi một sự điều trị kháng sinh có hệ thống để tránh các biến chứng. Khi bệnh viêm họng kéo dài hơn 5 ngày, người bệnh nên nhanh chóng tới các bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
Để phòng bệnh viêm họng trong thời tiết hiện nay, PGS An cho biết phụ huynh nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch như súp lơ xanh, ớt chuông đỏ, tỏi, gừng, rau chân vịt, hải sản giáp xác, sữa chua và các loại trái cây thuộc chi cam chanh (bưởi, cam, quýt, chanh, cam canh) cho trẻ. Và đa dạng hóa các bữa ăn để đảm bảo cơ thể trẻ nhận được đầy đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết để vượt qua thời tiết lạnh giá của mùa đông.
Phụ huynh cần bổ sung nước đầy đủ cho bé – Theo bác sĩ An, vào mùa đông, khí hậu khắc nghiệt, cha mẹ không nhất thiết cứ phải nhốt em bé trong nhà. Nhưng nếu đi ra ngoài phải giữ đủ ấm cho bé.
Theo infonet