Cả nhà đi cấp cứu vì ăn phải rau có thuốc trừ sâu

Mới phun thuốc trừ sâu vài ngày, một gia đình ở Đài Loan (Trung Quốc) vẫn hái rau về nấu lẩu. Sai lầm này khiến cả gia đình phải nhập viện.

Theo TVBS, một gia đình 5 người ngụ tại khu Long Tỉnh, thành phố Đài Trung, Đài Loan, Trung Quốc, đã nhặt những cây rau trong chính vườn nhà để nấu lẩu ăn tối. Cụ bà 65 t.uổi ăn nhiều rau nhất nên đến 3h đêm bắt đầu thấy đau bụng buồn nôn kèm chóng mặt khó thở, co giật. Mọi người vội vàng đưa bà đi cấp cứu. Tình trạng bà khá nặng, có dấu hiệu trụy hô hấp nên phải đặt máy nội khí quản và đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt.

15h chiều hôm sau, cụ ông 75 t.uổi và hai người con khi đến thăm bệnh cũng xuất hiện dấu hiệu trúng độc, đồng tử giãn. Nhận thấy đây là trường hợp trúng độc tập thể nên cả ba người cùng được đưa vào viện điều trị.

Túi mì nấu bằng nước lẩu gia đình đã ăn trước khi nhập viện. Ảnh: TVBS.

Theo bác sĩ Lâm Tông Hưng, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Quang Điền, Đài Trung, Đài Loan, Trung Quốc, cả gia đình đã ăn phải rau xanh còn tồn dư quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật gây ngộ độc cấp. Trong đó, bà cụ ăn nhiều nhất nên dấu hiệu xảy ra sớm nhất. Cụ ông và người con trai sáng hôm sau lại lấy số rau thừa lại nấu mì ăn sáng nên tiếp tục dung nạp thêm thuốc trừ sâu. Hai người còn lại có dấu hiệu nhẹ vì ăn ít hơn.

Thuốc trừ sâu được tìm thấy trong dạ dày của bệnh nhân có tên gọi Organophosphorus – một dạng của thuốc trừ sâu hữu cơ. Thuốc này được cho là khá an toàn khi nó đã phát tán hết trong thời gian quy định. Tuy nhiên, người dân sử dụng rau củ quả vẫn còn dư lượng thuốc, rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Ở thể nhẹ, bệnh nhân có thể thấy đau đầu chóng mặt nhẹ. Nếu hấp thu quá nhiều độc tố, bệnh nhân có thể ngộ độc nặng, sốc, co rút chân tay, trụy hô hấp. Rất may sau khi xác định được nguyên nhân ngộ độc, các bác sĩ đã cho bệnh nhân áp dụng phác đồ chống độc hiệu quả và hồi phục sau đó.

Theo Zing

Khổ vì sâu cuốn chiếu ‘tấn công’ vào nhà

Gần 1 tháng nay, nhiều hộ dân ở tổ 17, KP.2, phường An Bình (TP.Biên Hòa) khổ sở vì bị hàng đàn sâu cuốn chiếu không biết từ đâu bò vào nhà.

Cuốn chiếu leo lên tường, lên trần, chui vào giường chiếu, mền gối, bò cả lên người khi đang ngủ, đã có trường hợp suýt bị cuốn chiếu chui vào mũi, vào tai…

Một người dân ở tổ 17, KP.2, phường An Bình (TP.Biên Hòa) quét cuốn chiếu trong nhà đem ra ngoài đốt. Ảnh: P. Liễu

Người dân khu vực này đã dùng thuốc diệt muỗi, thuốc trừ sâu để phun xịt cuốn chiếu nhưng chỉ xử lý được lượng cuốn chiếu trong nhà, còn những ổ cuốn chiếu bên ngoài môi trường vẫn không xử lý hết được.

* Người dân lo lắng

Từ 18-22 giờ hằng ngày, chị Lê Thị Ngọc Huyền (ngụ tổ 17, KP.2, phường An Bình) phải luôn tay quét cuốn chiếu ra khỏi nhà. Chị Huyền cho biết, cứ chiều tối là cuốn chiếu bò vào nhà rất nhiều. Trước đây không có tình trạng này, nay không biết cuốn chiếu ở đâu ra nhiều như vậy.

Theo TS.Phạm Đình Trọng, nguyên cán bộ Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, cuốn chiếu xuất hiện nhiều vào mùa mưa. Đối với những khu vực dân cư thấp trũng, thường xuyên ẩm thấp sẽ là nơi lý tưởng cho sâu cuốn chiếu sinh sản và “tấn công”. Cuốn chiếu không gây hại cho người, nhưng chúng tiết ra chất có mùi hắc, gây đau nhức, phù nề, rộp hoặc nứt da. Nếu chất này dính vào mắt có thể gây viêm kết mạc, giác mạc. Do đó, khi bị dính chất độc của cuốn chiếu, nên rửa sạch vết thương dưới vòi nước chảy.

“Nhà tôi có con nhỏ, cháu thường xuyên bò chơi dưới nền nhà, đã có lần bé bị một con cuốn chiếu bò lên mặt, suýt nữa thì chui vào mũi, vào tai. Trước khi ngủ, tôi cũng phải lật giường, chiếu, giũ mền gối để kiểm tra nhưng cũng không tránh được vài con sót lại” – chị Huyền nói.

Nhà anh Nguyễn Văn Cường (ngụ tổ 17, KP.2, phường An Bình) gần lô đất trống rậm rạp nên là trọng tâm “tấn công” của sâu cuốn chiếu. Anh Cường cho biết, cuốn chiếu không phải bò “cấp tập” một lúc đầy nhà, nhưng lúc nào cũng có từ 10-20 con, thu gom đợt này đi xử lý, 1-2 tiếng sau lại có đàn khác bò vào. Anh Cường đã dùng thuốc diệt muỗi để xử lý sâu cuốn chiếu, nhưng xịt trúng con nào, con đó mới c.hết, còn dính ít thuốc, cuốn chiếu vẫn không c.hết. Mỗi đêm cứ xịt cả chục lần thuốc diệt muỗi, thuốc trừ sâu. Để hạn chế phun xịt các loại thuốc này, cứ 30 phút, anh Cường phải quét gom cuốn chiếu lại rồi đốt.

Anh Cường kể: “Có lần tôi đang ngồi xem tivi, nghe nhồn nhột ở bắp chân, theo phản xạ, tôi đưa tay đ.ập mạnh và một con cuốn chiếu giập nát dính trên da. Ngay lập tức, một mùi hắc từ con cuốn chiếu bốc lên rất khó chịu. Chỗ da tiếp xúc với dịch của cuốn chiếu cứ đỏ dần lên và ngứa mấy ngày sau mới hết”.

Bà Mai Thị Ngọc Hiền (ngụ tổ 17, KP.2, phường An Bình) than thở: “Cuộc sống của các hộ dân nơi đây xáo trộn vì cuốn chiếu. Mỗi buổi tối quét hốt 5-6 lần, mỗi lần một vài chục con, nhỏ thì dài chừng 3-4cm, lớn thì to bằng chiếc đũa, dài cả chục xăng-ti-mét. Người dân mong có cách làm để diệt tận gốc cuốn chiếu sinh sản, phát triển”.

* Làm gì để diệt tận gốc?

Theo nhiều hộ dân ở tổ 17, KP.2, phường An Bình, những đàn bọ cuốn chiếu xuất phát từ một khu đất trống, cỏ rác rậm rạp ở giữa khu dân cư. Dưới các bụi cỏ, đống xà bần ở bãi đất này, từng đàn cuốn chiếu lớn, nhỏ bò lúc nhúc. Thấy vậy, người dân ở khu vực này đã liên hệ thông báo với Trạm y tế phường An Bình, tuy nhiên nhân viên trạm cho biết, trạm không có thuốc diệt loại côn trùng này.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Hùng, Giám đốc Trung tâm y tế TP.Biên Hòa cho biết, trung tâm chỉ thực hiện việc giám sát muỗi phòng dịch bệnh sốt xuất huyết, chứ không có chức năng giám sát các loại côn trùng khác. Vấn đề liên quan đến côn trùng, có thể thuộc chức năng của cơ quan bảo vệ thực vật Sở Nông nghiệp – phát triển nông thôn.

Ổ cuốn chiếu ở khu đất trống trong khu dân cư tổ 17, KP.2, phường An Bình (TP.Biên Hòa)

Ông Nguyễn Tràng Thịnh, chuyên viên Phòng Trồng trọt và bảo vệ thực vật (thuộc Sở Nông nghiệp – phát triển nông thôn) cho biết: “Trước đây, tại một số khu vực trên địa bàn tỉnh bị bọ đậu đen “tấn công”, đơn vị cũng đã tham gia diệt xử lý, nhưng còn cuốn chiếu “tấn công” nhà dân thì chưa gặp bao giờ, nên chưa có kinh nghiệm trong việc xử lý loại côn trùng này.

Tuy nhiên, theo ông Thịnh, kinh nghiệm xử lý sâu cuốn chiếu của nhiều nông dân ở các vùng canh tác nông nghiệp mà ông từng biết đó là dựa vào tập tính thích các vụn mục hữu cơ, nhất là vỏ, cùi, xơ mít nên nhiều nông dân lấy vỏ, cùi, xơ mít trộn với thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng ủ mục rồi đặt tại những điểm ẩm ướt, nhiều mùn hữu cơ. Cuốn chiếu ngửi thấy mùi và đến ăn, sẽ c.hết hàng loạt.

Ngoài ra, ông Thịnh cho biết thêm, con cuốn chiếu rất sợ ánh sáng, thích ủ mình trong vùng tối vụn mục hữu cơ, nên người dân cần phát quang các bụi rậm quanh nhà để ánh nắng t.iêu d.iệt các ổ trứng và cuốn chiếu non. Với những con đã bò vào nhà thì chỉ còn cách thu gom, bắt, hốt và xử lý thủ công.

Phương Liễu

Theo baodongnai

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *