Bác sĩ hồi sinh được trái tim người c.hết, mở ra đột phá y học trong ghép tạng

Lần đầu tiên ở Mỹ, các bác sĩ đã hồi sinh thành công trái tim người đã c.hết, cứu sống hàng nghìn người chờ được ghép tạng.

XEM CLIP:

Trái tim được hồi sinh lại sau khi ngừng đ.ập

Theo Daily Mail, vào ngày 2 tháng 12 vừa qua, lần đầu tiên tại Mỹ, các bác sĩ phẫu thuật Đại học Duke đã có thể hồi sinh một trái tim đã ngừng đ.ập để ghép cho những người cần ghép trái tim mới. Được biết, kì diệu là ở thời điểm lấy tạng, m.áu của người hiến đã hoàn toàn ngừng chảy trong cơ thể họ.

Cụ thể, các bác sĩ đã sử dụng một kỹ thuật mới để giúp tim đ.ập trở lại một lần nữa bằng cách nhanh chóng kết nối nó với một loạt các ống cung cấp cho nó cơ học m.áu, oxy và chất điện giải ngay sau khi phẫu thuật lấy tim. Bởi thế mà trái tim nuôi dưỡng một lần nữa, cơ tim được “hồi sinh”, có những nhịp đ.ập trở lại.

Các bác sĩ tại Mỹ hồi sinh được trái tim người c.hết, mở ra đột phá y học trong ghép tạng

Đây có thể được xem là đột phá y học ở không chỉ ở Mỹ mà còn trên toàn thế giới, bởi thông thường, một trái tim dùng cho hiến tạng phải được lấy từ một người đã c.hết não nhưng tim vẫn đ.ập, các mô không bị c.hết quá nhanh. Theo thống kê cho biết, tim người được ghép lần đầu tiên năm 1967 ở Nam Phi. Đến năm 1968, các bác sĩ Đại học Stanford đã tiến hành ca ghép tim đầu tiên ở Mỹ. Tính đến 2018, hơn 3.400 ca ghép tim đã được thực hiện trên khắp nước Mỹ.

Kỹ thuật “hồi sinh” tim này được gọi là Warm perfusion (truyền ấm), lần đầu tiên được áp dụng tại Bệnh viện Hoàng gia Papworth ở Anh vào năm 2015 đã thực hiện để ghép tim người. Từ đó, bệnh viện này trở thành trung tâm chính của các quốc gia về cấy ghép tim, với con số đáng nể lên tới 75 ca phẫu thuật tim “c.hết” thành công cho người ghép tạng.

Đến nay tại Mỹ, tiến sĩ Jacob Schroder, một trong những bác sĩ phẫu thuật của Đại học Duke hi vọng thành công của ca ghép tạng lần này sẽ mở rộng số người được hiến tạng tim trên đất Mỹ.

Kỹ thuật “hồi sinh” tim này được gọi là Warm perfusion (truyền ấm)

Trong y học hiện nay, ghép tim đã trở nên khá phổ biến ở Mỹ nói riêng và toàn thế giới nói chung. Tuy nhiên tình trạng thiếu các nội tạng như tim, gan, phổi, thận… luôn luôn xảy ra trong các bệnh viện. Trước đây, khi những người hiến tạng qua đời, các cơ quan có thể sử dụng được để ghép tạng cũng gần như hạn hẹp bởi một số cơ quan đã ngừng hoạt động hoặc trong tình trạng không đủ tốt. Hàng năm, những người chờ ghép tạng tại Mỹ lên tới 100.000 người và có ít nhất khoảng 20 ca t.ử v.ong mỗi ngày trong lúc chờ được phẫu thuật cấy ghép.

Không những vậy, tại Mỹ chỉ có khoảng 45% người đăng ký hiến tạng, con số đã ít nhưng không phải ai cũng đáp ứng đủ điều kiện hiến. Ngoài các tiêu chí về mặt sức khỏe, thời gian đóng vai trò quan trọng trong cấy ghép. Vì vậy, các bác sĩ phẫu thuật chỉ có thể lấy trái tim khi người hiến tạng được tuyên bố đã c.hết não nhưng các cơ quan quan trọng khác vẫn còn hoạt động. Từ nhiều ca phẫu thuật cho thấy, trái tim tốt nhất nên ghép ngay sau khi đưa ra khỏi cơ thể từ 4 tới 6 giờ.

An An (Dịch theo Dailymail)

Theo vietnamnet

Kỳ tích bệnh nhân đi lại được sau 36 giờ ghép gan

Sáng 5/9, lãnh đạo bệnh viện Trung ương Huế cho biết, các y bác sỹ bệnh viện vừa tiếp tục thực hiện thành công đồng thời 2 ca ghép tạng xuyên Việt (1 ghép tim và 1 ghép gan) từ một người cho c.hết não tại Hà Nội.

Theo đó, ngay sau khi nhận được thông tin có người hiến tạng từ người cho c.hết não tại bệnh viện 103 (Hà Nội), lúc 22h25 ngày 30/8, bệnh viện Trung ương Huế đã cử các ê kíp đến Bệnh viện 103 để tiến hành lấy tạng.

Khi có kết quả tương thích giữa người cho với 2 người nhận (ghép tim và gan) tại Huế, Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia đã quyết định cho phép các kíp mổ của Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp với các kíp mổ của Bệnh viện Quân Y 103 (Học viện Quân Y) phẫu thuật lấy đa tạng hiến từ người đã c.hết não lúc 5h15 ngày 31/8.

Mô tạng được chuyển về bệnh viện Trung ương Huế

Quả tim và gan hiến được lấy ra khỏi cơ thể người c.hết não tuần tự lúc 7h40 và lúc 7h55 (với sự tính toán cẩn thận và chạy đua thời gian của kíp phẫu thuật lấy tạng, cùng với sự giúp đỡ tích cực của Bộ trưởng bộ Giao thông Vận tải, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam, Sân bay Nội bài, Sân bay Phú Bài, Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia) vào khoảng 8h50 ngày 31/08. Đến 10h15 cùng ngày, quả tim và gan này được vận chuyển đồng thời đưa về Bệnh viện Trung ương Huế.

Hai người được ghép tạng là bệnh nhân Trần Văn T. (36 t.uổi, trú Lý Sơn, Quảng Ngãi) bị suy tim giai đoạn cuối vì bệnh cơ tim giãn và bệnh nhân Lê Khắc T. (52 t.uổi, trú huyện Phú Vang, Thừa Thiên- Huế) bị mắc Ung thư gan.

Ngay trong trưa 31/8, toàn bộ các kíp phẫu thuật, kíp gây mê, kíp rửa tạng… đã tập trung phối hợp rất khẩn trương và nhịp nhàng để chạy đua thời gian thực hiện ghép tạng đồng thời trên 2 bệnh nhân.

Các bác sỹ ghép tạng cho bệnh nhân

Quả tim ghép của người hiến tặng đã tự đ.ập và đảm bảo huyết động trong lồng ngực của người bệnh lúc 11h45 phút ngày 31/8, sau hơn 4 giờ thiếu m.áu l.ạnh. Lá gan ghép bắt đầu thực hiện chức năng của mình trong cơ thể bệnh nhân một cách đầy đủ sau hơn 7 giờ thiếu m.áu.

Cả 2 Bệnh nhân được hồi sức ổn định huyết động và chuyển về phòng hồi sức ghép tạng cùng ngày sau khi hoàn tất các công đoạn cuối cùng với các thông số huyết động, hô hấp, các chỉ số sinh hóa và huyết học nằm trong giới hạn cho phép. Chức năng quả tim và gan ghép đã hoạt động tốt.

Bệnh nhân đã hồi phục sau khi ghép tạng

Đến 7h ngày 1/9, cả 2 bệnh nhân đã hoàn toàn tỉnh táo, các thông số huyết động hô hấp ổn định, các chỉ số sinh hóa và huyết học trong giới hạn. Hai bệnh nhân trong ngày đã được rút nội khí quản, ngưng máy thở, có thể vận động nhẹ để phục hồi chức năng.

Sự thành công hai ca ghép tạng xuyên Việt này là thành tích đầy ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 125 năm ngày thành lập Bệnh viện Trung ương Huế. Theo GS.TS Phạm Như Hiệp – Giám đốc bệnh viện Trung ương Huế, cho đến nay Bệnh viện đã thực hiện hơn 800 trường hợp ghép tạng, trong đó có nhiều bệnh nhân được ghép tạng xuyên Việt.

Đắc Đức – Xuân Nha

Theo BVPL

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *