Ngoài chế độ ăn uống kiêng khem, bệnh nhân đái tháo đường cũng cần phải lưu ý tránh những tương tác thuốc dẫn đến làm giảm tác dụng của thuốc điều trị chính hoặc tăng độc tính của thuốc. Một số thuốc dưới đây người bệnh đái tháo đường cần thận trọng.
Ảnh minh họa
Thuốc kháng viêm corticoid
Khi mới ra đời, loại thuốc này được coi như là một “thần dược” điều trị bách bệnh. Ngày nay, nó vẫn được sử dụng rộng rãi trong các trường hợp viêm, dị ứng và miễn dịch.
Tuy nhiên, corticoid lại rất có hại cho bệnh nhân trong các có tính chất gây tăng đường huyết gián tiếp, làm giảm dung nạp glucid, có nguy cơ nhiễm ceton: nôn ói, đau bụng…
Nặng nề hơn người bệnh có thể bị co giật, xuất hiện triệu chứng thần kinh, làm giảm tác dụng của các thuốc chống đái tháo đường… Do vậy, đối với bệnh nhân đái tháo đường cần phải thật hạn chế chỉ định sử dụng nhóm thuốc này.
Nếu buộc phải dùng thì cần có sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ chuyên khoa, điều chỉnh liều dùng của các loại thuốc điều trị bệnh đái tháo đường…
Các kháng viêm, giảm đau NSAID
Các loại thuốc điều trị đau nhức thông dụng như ibuprofen, diclofenac, naproxen… làm giảm đau do ức chế tổng hợp prostaglandin, chất tham gia cơ chế điều hòa đường huyết, do đó làm tăng nguy cơ hạ glucose trong m.áu.
Ngoài ra, các NSAID liên kết mạnh với các protein huyết tương nên có nguy cơ đẩy các thuốc điều trị đái tháo đường nhóm sulfamid như: glicazide, glibenclamide, chlopropamide ra khỏi liên kết với protein huyết tương dẫn đến nguy cơ hạ đường huyết.
Thuốc trị gout allopurinol và các dẫn chất
Allopurinol là một thuốc được sử dụng trong phác đồ điều trị gout cấp và mạn tính, có tác dụng làm giảm việc sản xuất acid uric trong cơ thể.
Trong khi đó, acid uric tích tụ có thể dẫn đến bệnh gout hoặc sỏi thận, do vậy ngoài dùng điều trị gout, thuốc còn được dùng trong điều trị bệnh sỏi thận…
Tuy nhiên, allopurinol có thể ức chế cloropamide tiết qua ống thận dẫn đến nguy cơ hạ glucose m.áu nghiêm trọng. Vì thế bệnh nhân đái tháo đường không nên sử dụng thuốc này.
Kháng sinh rifampicin
Rifampicin là dẫn chất kháng sinh bán tổng hợp của rifamycin B, được chỉ định trong điều trị tất cả các thể lao bao gồm cả lao màng não. Thuốc cũng được chỉ định trong điều trị bệnh phong…
Một trong những tác dụng phụ của thuốc là ảnh hưởng nghiêm trọng đối với bệnh nhân đái tháo đường, đó là làm giảm nồng độ của tolbutamid trong huyết tương do cảm ứng enzym trên cytochrom P450. Đây là kiểu tương tác dược động về chuyển hóa thuốc.
Thuốc lợi tiểu
Các thuốc lợi tiểu thiazide làm giảm tính nhạy cảm của mô với insulin làm giảm tiết insulin gây tăng glucose m.áu. Các loại thuốc lợi tiểu giữ kali như furosemide… làm tăng nguy cơ nhiễm acid lactic với biểu hiện buồn nôn, co cứng cơ, thở sâu và nhanh, cảm giác mệt nhọc, đau bụng.
Thuốc kháng nấm họ imidazole
Khi bệnh nhân đái tháo đường điều trị các bệnh nấm da, nấm tóc, nấm â.m đ.ạo… cần lưu ý các thuốc họ imidazole như: miconazole, ketoconazole, itraconazol… do các thuốc này ức chế cytochrom P450 làm tăng tác dụng hạ đường huyết, có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho người đái tháo đường.
Thuốc chẹn beta
Các thuốc chẹn beta kể cả thuốc nhỏ mắt (như timodol, betoptic), dùng trong điều trị glaucoma có thể che lấp các triệu chứng hạ glucose m.áu có thể dẫn đến hôn mê do hạ glucose m.áu. Biểu hiện trên lâm sàng như nhịp tim nhanh, toát mồ hôi, run, hồi hộp, lo âu…
Thuốc cường thần kinh giao cảm beta
Lưu ý các loại thuốc điều trị cảm cúm thông thường có chứa hoạt chất ephedrin. Đây là chất cường giao cảm làm giảm tác dụng của thuốc điều trị đái tháo đường do tính chất gây tăng glucose m.áu.
Thuốc kháng thụ thể H2 – cimetidin
ược chỉ định điều trị ngắn hạn trong các trường hợp: loét tá tràng tiến triển lành tính; điều trị duy trì loét tá tràng với liều thấp sau khi ổ loét đã lành; điều trị chứng trào ngược dạ dày thực quản gây loét.
Thuốc cũng được chỉ định trong điều trị các trạng thái bệnh lý tăng tiết dịch vị như hội chứng Zollinger – Ellison, bệnh đa u tuyến nội tiết hoặc điều trị xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng, dự phòng xuất huyết đường tiêu hóa trên ở người có bệnh nặng.
Tuy nhiên, cimetidin làm giảm độ thanh lọc của thuốc metformin (thuốc dùng trong điều trị bệnh đái tháo đường) ở thận do ức chế bài tiết qua thận… làm nồng độ huyết thanh của metformin có thể tăng, làm tăng tác dụng dược lý của metformin và có thể gây hạ đường huyết.
Hormon tuyến giáp
Levothyroxin được chỉ định điều trị thay thế hoặc bổ sung cho các hội chứng suy giáp, nhưng thuốc có thể làm cho thuốc điều trị đái tháo đường bị mất cân bằng do làm tăng nhu cầu về insulin.
Theo DS. Bùi Ngọc Lan Hương/Suckhoedoisong.vn
Những sai lầm khi ăn hải sản có thể gây họa bệnh tật, c.hết người
Hải sản được rất nhiều người ưa chuộng nhưng không phải ai cũng biết cách ăn để tránh những nguy hại không mong muốn đối với sức khỏe.
Một số sai lầm khi ăn hải sản dưới đây được cho là phổ biến với nhiều người khiến cho không những mất tác dụng của hải sản mà còn nguy hại tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng.
Uống bia kèm ăn hải sản
Uống bia kèm ăn hải sản có thể tăng nguy cơ bệnh gout (Ảnh minh họa)
Có rất nhiều người thường có thói quen dùng hải sản làm đồ nhắm mỗi khi uống bia rượu. Thực tế cho thấy các loại tôm, cua, cá… khi đi vào cơ thể sẽ tạo nên nhiều acid uric, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh gout. Không chỉ vậy, rượu bia còn có các chất đẩy nhanh quá trình hình thành acid uric, gây ra nhiều bất lợi đối với sức khỏe.
Ăn hải sản cùng trái cây
Nhiều người có thói quen ăn trái cây khi đang ăn hải sản, điều này có thể gây ảnh hưởng cho sức khỏe bơi hàm lượng cao Protein, Canxi từ hải sản kết hợp với Acid tannic từ trái cây hình thành Canxi không hòa tan. Lượng Canxi không hòa tan này gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, do đó dễ gặp tình trạng khó tiêu, đau bụng, buồn nôn, tệ hơn là ngộ độc thực phẩm.
Ăn hải sản chưa chín
Các loại hải sản đa phần đều chứa vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, chúng chỉ bị t.iêu d.iệt ở nhiệt độ cao hơn 80 độ C. Hơn nữa, môi trường nước, nơi các loại hải sản sinh sống có chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh. Trong quá trình đ.ánh bắt, vận chuyển và chế biến, hải sản cũng có nguy cơ lây nhiễm các mầm bệnh từ bên ngoài.
Hải sản chưa được nấu chín chứa nhiều mầm mống gây bệnh cho cơ thể (Ảnh minh họa)
Do đó, bạn nên tránh ăn hải sản sống mà nên nấu chúng ở nhiệt độ cao khoảng 4-5 phút để chúng có thể t.iêu d.iệt vi khuẩn hoàn toàn.
Uống trà ngay sau khi ăn hải sản
Trà rất giàu acid tannic, do đó uống trà ngay sau khi ăn hay uống trong lúc ăn hải sản đều không tốt. Điều này có thể khiến cơ thể khó hấp thụ Protein và hình thành Canxi không hòa tan. Gây ảnh hưởng hệ tiêu hóa, làm bạn đau bụng và tăng nguy cơ mắc sỏi thận. Tốt nhất bạn nên uống trà sau 2 giờ, sau khi ăn hải sản.
Luộc, hấp hải sản đông lạnh
Trong hải sản chứa rất nhiều loại vi khuẩn có thể chịu được nhiệt độ thấp. Bởi vậy, bất kỳ loại hải sản nào cũng nên được chế biến ở trạng thái tươi ngon nhất.
Việc ướp đá hay bảo quản hải sản trong tủ lạnh không thể triệt tiêu được các vi khuẩn và mầm bệnh mà chỉ tạm thời làm chậm lại các hoạt động của chúng. Nếu để trong tủ lạnh lâu ngày, hàm lượng vi khuẩn sẽ tăng nhanh, đại bộ phận protein cũng sẽ bị biến tính. Khi đó, hải sản không thích hợp chế biến bằng cách luộc, hấp.
Luộc, hấp hải sản đông lạnh có thể không loại bỏ được hết vi khuẩn gây bệnh (Ảnh minh họa)
Cách tốt nhất để giữ được hương vị tươi ngon và tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe bạn nên chế biến hải sản bằng các phương pháp dùng nhiệt độ cao như chiên, rán,…
Sò, ốc để lâu mới chế biến
Các loại sò, ốc thường mang nhiều mầm bệnh. Ngoài ra chúng phân giải Protein nhanh, do đó khi đã c.hết chúng nhanh chóng ươn, và trở thành “ổ vi khuẩn”, sản sinh rất nhiều loại độc tố nguy hiểm cho cơ thể. Vì vậy khi mua sò, ốc về bạn cần chế biến ngay.
Theo giadinhvietnam