Tạp chí Good Housekeep – một tạp chí dành cho phụ nữ được yêu thích tại Mỹ đã chỉ ra 8 thực phẩm không nên cất trong tủ lạnh vì sẽ tiềm ẩn nhiều hiểm họa cho sức khỏe.
Với công dụng bảo quản và kéo dài độ tươi ngon của thực phẩm, tủ lạnh là đồ dùng thiết yếu của các gia đình. Rất nhiều người có thói quen tích trữ thực phẩm và nhồi nhét chúng trong tủ lạnh để ăn dần. Nhưng thói quen tai hại này không chỉ ảnh hưởng đến độ tươi ngon của món ăn mà đôi khi còn làm cho thực phẩm sản sinh vi khuẩn, độc tố bởi không phải món nào cũng phù hợp để cất trong tủ lạnh.
Tạp chí Good Housekeep – một tạp chí dành cho phụ nữ được yêu thích tại Mỹ đã chỉ ra 8 thực phẩm không nên cất trong tủ lạnh vì sẽ tiềm ẩn nhiều hiểm họa cho sức khỏe.
1. Cà chua
Bạn luôn nghĩ rằng, việc cất cà chua trong tủ lạnh sẽ làm chúng trở nên tươi ngon hơn, nhưng điều này có thực sự đúng không?
Câu trả lời là không. Tác giả Harold McGee đã giải thích điều này trong cuốn sách về “Thực phẩm và Nấu ăn”, cà chua khi được làm lạnh sẽ bị hỏng lớp màng bên trong, làm thay đổi hương vị và kết cấu ban đầu của chúng.
Bạn không nên cất cà chua trong tủ lạnh vì có thể làm thay đổi hương vị và kết cấu ban đầu của chúng.
Tốt nhất, bạn nên bảo quản chúng ở nơi thoáng mát, hãy sử dụng khi cà chua đã chín vì lúc này hương vị của chúng được tăng lên rất nhiều.
2. Khoai tây
Theo Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Mỹ, khoai tây là một loại thực phẩm không bao giờ nên cất trong tủ lạnh vì nó có thể gây hại.
Nguyên nhân được giải thích rằng: Khi khoai tây được lưu trữ trong tủ lạnh, tinh bột trong khoai tây sẽ được chuyển hóa thành đường. Khi nướng hoặc chiên, các loại đường này kết hợp với axit amin asparagine và tạo ra acrylamide hóa học, có thể gây ung thư.
Vị trí tốt nhất để bảo quản khoai tây là nơi khô ráo, thoáng mát.
3. Hành khô, tỏi
Cả hành khô và tỏi đều không nên cất trong tủ lạnh bởi sẽ khiến chúng mọc mầm, mất mùi vị hoặc bị hỏng. Bạn nên cất chúng ở một nơi râm mát kẻo chúng có thể mọc mầm.
4. Chuối
Bảo quản chuối trong tủ lạnh cũng cần cẩn trọng. Nếu chuối của bạn chưa thực sự chín mà được đưa vào tủ lạnh, chúng sẽ không thể chín thêm. Thậm chí còn chuyển sang nhão và thâm đen bởi lúc này các enzyme của chuối đã bị phá vỡ các chất dinh dưỡng.
Nếu chuối của bạn chưa thực sự chín mà được đưa vào tủ lạnh, chúng sẽ không thể chín thêm.
Tuy nhiên, chuối đã chín thì có thể để trong tủ lạnh mà không lo hỏng.
5. Dưa hấu
Bạn không nên bảo quản dưa hấu vào trong tủ lạnh vì như vậy sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng ban đầu của loại quả này. Thay vào đó, bạn có thể bảo quản dưa hấu ở nhiệt độ phòng. Như vậy, dưa hấu sẽ giữ được trọn vẹn chất chống oxy hóa của chúng.
Tuy nhiên, nếu dưa hấu đã được cắt thành các miếng, bạn nên cất chúng vào tủ lạnh và hãy bọc kín lại để dưa không bị nhiễm mùi từ các thực phẩm khác trong tủ lạnh.
6. Bánh mì
Rất nhiều người không ăn hết bánh mì liền nghĩ đến việc bỏ chúng vào trong tủ lạnh nhưng rõ ràng đây là một quyết định sai lầm. Ở nhiệt độ tủ lạnh, bánh mì sẽ trở nên khô, cứng, thậm chí bị hỏng một cách rất nhanh chóng.
Ở nhiệt độ tủ lạnh, bánh mì sẽ trở nên khô, cứng, thậm chí bị hỏng một cách rất nhanh chóng.
7. Cà phê
Nếu bạn có thói quen bảo quản cà phê trong tủ lạnh thì hãy từ bỏ ngay lập tức vì việc này sẽ khiến cà phê bị mất hương vị và thậm chí tích tụ hơi nước, làm hỏng cà phê. Cách tốt nhất để bảo quản hạt cà phê là cất trong hộp kín ở nhiệt độ phòng.
8. Mật ong
Mật ong vốn là nguyên liệu quen thuộc, thường dùng để trị ho, làm đẹp, sử dụng được cho cả người già và trẻ nhỏ.
Nhiều gia đình lo lắng mật ong dễ hỏng nên đã bỏ chúng vào tủ lạnh nhưng rõ ràng đây là một hành động vô cùng sai lầm. Thông thường, mật ong có thể lỏng, sệt khi ở nhiệt độ thường 25-32 độ C. Khi nhiệt độ thấp hơn xuống dưới 18 độ C sẽ diễn ra quá trình kết tinh ở mật ong thành những hạt nhỏ li ti rất mịn và đều nhau, hay còn gọi là lắng đường.
Không nên bảo quản mật ong trong tủ lạnh.
Mật ong nguyên chất có thể bảo quản chừng 1-2 năm khi ở nhiệt độ thường. Chính vì vậy, bạn không cần thiết phải cất chúng vào trong tủ lạnh vì như vậy chỉ khiến mật ong bị mất dưỡng chất quý giá mà thôi.
Theo Mirror/Helino
Ngâm chân vào mùa đông rất tốt cho sức khỏe nhưng 4 nhóm người này phải tránh xa kẻo gây hại cho cơ thể
Vào mùa lạnh, ngâm chân trong nước ấm là một phương pháp đem lại nhiều tác dụng cho sức khỏe, tuy nhiên không phải ai ngâm chân cũng đều tốt.
Bàn chân là nơi tiếp xúc trực tiếp với mặt đất hằng ngày, thông qua da bàn chân thì các độc tố và vi khuẩn có thể tấn công cơ thể. Nó còn được ví như “trái tim thứ hai” của con người, nên việc giữ ấm và chăm sóc bàn chân đúng cách cũng là một điều đáng quan tâm.
Ngâm chân tuy đơn giản nhưng mang hiệu quả tốt cho sức khỏe ngoài mong đợi.
Trong y học cổ truyền, phương pháp ngâm chân nước nóng là một liệu pháp trị bệnh thông dụng. Ngâm chân nước nóng là một trong số những phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất vì mang lại nhiều lợi ích rất tốt cho sức khỏe, cụ thể là 6 điều sau:
1. Giảm stress
Ngâm chân bằng nước nóng sẽ giúp toàn bộ cơ thể được thư giãn sâu, giảm stress, loại bỏ áp lực phiền muộn. Ngoài ra, nó còn giúp phục hồi sự cân bằng giữa suy nghĩ và cảm xúc của bạn. Quan trọng nhất, ngâm chân mang lại cho bạn cảm giác hài lòng, thỏa mãn, qua đó tăng cường sự tập trung trí não và kiểm soát lo âu.
2. Chữa chóng mặt và điều trị chứng đau đầu
Bàn chân là điểm tựa của cả cơ thể, vậy nên việc chăm sóc nó cũng quan trọng không kém
Rất ít người biết rằng, đôi bàn chân của chúng ta tuy vô cùng nhỏ bé nhưng lại là nơi chứa đựng rất nhiều huyệt đạo, đặc biệt các dây thần kinh dưới chân lại tác động nhiều đến bộ phận khác trên não bộ. Vậy nên, việc nâng niu và chăm sóc bàn chân cũng quan trọng không kém các nơi khác trên cơ thể, nhất là nó còn có thể chữa chóng mặt và điều trị chứng đau đầu dai dẳng.
3. Giúp ngủ ngon hơn
Nhiều người hay bị mất ngủ bởi rất nhiều lý do khác nhau, đôi lúc tốn bạc triệu nhưng vẫn không thể khỏi được. Theo các chuyên gia, tốt nhất hãy vừa ngâm vừa kết hợp massage chân sẽ giúp mạch m.áu lưu thông hiệu quả hơn. Từ đó, các huyệt dưới chân sẽ được tác động và làm cơ thể cũng như bộ não được thư giãn. Lặp đi lặp lại hàng ngày và chứng mất ngủ cũng từ đó mà biến mất.
4. Chữa tổn thương khớp
Chỉ vài phút ngâm chân mỗi ngày còn tốt hơn uống hàng trăm lọ thuốc bổ.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, thường xuyên ngâm chân nước nóng sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh mãn tính. Đặc biệt nếu kết hợp với bấm huyệt bàn chân sẽ hỗ trợ cho việc điều trị nhiều căn bệnh khác nhau, từ thoái hóa đầu gối, tổn thương cơ bụng, cơ chân cho đến bong gân chân hay đau gót chân. Ngoài ra, phương pháp trị liệu này còn giúp cải thiện hiệu quả hóa trị liệu cho bệnh nhân ung thư.
5. Khử mùi hôi chân
Không chỉ mang lại cảm giác thư giãn, thoải mái mà ngâm chân bằng nước nóng còn có thể giúp bạn giải quyết mùi hôi chân. Thậm chí, các bệnh thường xuất hiện vào mùa đông như nứt chân, mồ hôi chân nhiều, tê chân… cũng được giải quyết triệt để. Bạn có thể ngâm chân nước nóng kết hợp với một số loại thảo dược, tinh dầu khác để mang lại đôi chân sạch sẽ và thơm tho hơn.
6. Ngăn ngừa bệnh tim mạch
Các chuyên gia cho hay rằng, ngâm chân trong nước nóng thường xuyên sẽ giúp các mạch m.áu trong cơ thể mở rộng hơn. Từ đó huyết áp sẽ được giảm và tránh được các bệnh như cao huyết áp.
Mặc dù ngâm chân trong nước nóng mang lại cực nhiều lợi ích, thế nhưng không phải ai cũng có thể ngâm được, đặc biệt là 4 nhóm đối tượng sau đây cần phải cảnh giác:
– Người mắc chứng giãn tĩnh mạch: Nếu bạn thuộc nhóm người này thì cần phải hạn chế việc ngâm chân. Bởi bàn chân nếu được ngâm trong nước nóng ở nhiệt độ cao sẽ tăng lưu lượng m.áu cục bộ, tăng gánh nặng lên tĩnh mạch, khiến tĩnh mạch giãn nở thêm và làm bệnh trầm trọng.
– Người bị bệnh gút: Người mắc bệnh gút khi ngâm chân sẽ rất dễ bị xung huyết, ứ m.áu nên chỉ làm bệnh thêm trầm trọng mà không thuyên giảm được chút nào.
– Bệnh nhân tiểu đường: Nguyên do chính bởi nhóm người mắc tiểu đường có lớp da chân khá mỏng, nên dây thần kinh và bàn chân không còn nhạy cảm với nhiệt độ nữa. Do đó, họ rất khó cảm nhận được chính xác nhiệt độ của nước, mất đi cảm giác khi phân biệt nóng lạnh nên dễ bị bỏng da.
– Người có huyết áp thấp: Tác dụng của ngâm chân là giúp thúc đẩy lưu thông m.áu, giãn mạch m.áu và làm hạ huyết áp. Bệnh nhân khi ngâm chân vô tình lại làm cho huyết áp xuống thấp hơn nữa, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Theo QQ/Helino