Dinh dưỡng không hợp lý được xác định là “đầu bảng” trong 5 nhóm yếu tố nguy cơ gây bệnh không lây nhiễm – căn bệnh gây ra gần 80% trường hợp t.ử v.ong mỗi năm ở Việt Nam.
Chế độ ăn không hợp lý gây ra 19% số t.ử v.ong toàn cầu
Phát biểu tại Hội thảo quốc tế về chế độ ăn uống liên quan đến bệnh không lây nhiễm tại châu Á được Bộ Y tế tổ chức cách đây không lâu, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng ngày càng gia tăng của các bệnh không lây nhiễm, chủ yếu là bệnh tim mạch, tiểu đường, phổi tắc nghẹn mạn tính và ung thư. Ước tính cứ trong 10 ca t.ử v.ong ở Việt Nam thì có gần 8 ca t.ử v.ong là do bệnh không lây nhiễm.
Nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu 2017 được Trung tâm Nghiên cứu phát triển quốc tế (IDRC) báo cáo cho thấy, năm 2015, bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân của 15 triệu người trường hợp t.ử v.ong tại các quốc gia đang phát triển, tăng gần 3,8 triệu so với năm 2000. Chế độ ăn không hợp lý là nguyên nhân của hơn 19% tổng số ca t.ử v.ong toàn cầu năm 2017 và gần 70% các ca t.ử v.ong do bệnh động mạch vành.
TS Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, việc gia tăng các bệnh không lây nhiễm do 5 nhóm yếu tố nguy cơ chính gồm: Dinh dưỡng không hợp lý, hút t.huốc l.á, uống rượu bia, thiếu vận động thể lực và ô nhiễm môi trường. Trong đó, dinh dưỡng không hợp lý là nguyên nhân số 1 gây các bệnh không lây nhiễm, tạo ra những gánh nặng không chỉ cho từng bệnh nhân, gia đình, mà toàn xã hội.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý là không bảo đảm về đầy đủ thành phần và cân đối các chất dinh dưỡng so với nhu cầu của cơ thể.
Tư vấn chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp người dân nâng cao sức khỏe, dự phòng các bệnh không lây nhiễm tại Hà Nội.
Tại Việt Nam, số liệu điều tra của Bộ Y tế năm 2015 cho thấy, có tới 60% người trưởng thành không bảo đảm chế độ dinh dưỡng hợp lý theo khuyến cáo. Đặc biệt, người dân Việt Nam ăn gấp đôi lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (trung bình 9,4g/người/ngày). Hầu hết ăn không đủ rau và trái cây, chỉ đáp ứng một nửa so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tức là phải đủ 400g/người/ngày. Mức tiêu thụ đường bình quân hiện nay ở mức gần 40g/người/ngày, gần gấp đôi khuyến của WHO (không quá 25g/người/ngày)…
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý trong khẩu phần ăn hàng ngày gia tăng nhanh tỷ lệ thừa cân, béo phì ở Việt Nam: Từ 12% năm 2010 lên gần 16% dân số năm 2015.
Báo cáo nghiên cứu tại Hội thảo quốc tế về chế độ ăn uống liên quan đến bệnh không lây nhiễm tại châu Á cũng cho thấy, ăn ít rau và trái cây là nguyên nhân của 19% số ca ung thư dạ dày, ruột; 31% các bệnh thiếu m.áu tim cục bộ và 11% số trường hợp đột quỵ. Ăn nhiều muối là nguy cơ của đột quỵ, tăng huyết áp, ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương và một số bệnh tim mạch khác… Trung bình mỗi năm có khoảng 200.000 ca tai biến mạch m.áu não…
Tăng cường dinh dưỡng hợp lý để dự phòng, kiểm soát bệnh không lây nhiễm
Sự gia tăng nhanh tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm hiện nay đã và đang tạo ra những gánh nặng cho bản thân người bệnh, gia đình và xã hội. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, hiện nay công tác phòng chống bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam vẫn còn đang tập trung nhiều vào điều trị ca bệnh, chưa có những quan tâm, đầu tư cho hoạt động dự phòng yếu tố nguy cơ, phát hiện sớm và quản lý bệnh nhân tại cộng đồng.
Và hiện nay, Bộ Y tế đang tích cực chỉ đạo các địa phương tập trung giải quyết gánh nặng bệnh không lây nhiễm theo hướng tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ, khám phát hiện sớm, theo dõi, quản lý điều trị người bệnh toàn diện, liên tục tại y tế cơ sở.
Trong đó, bảo đảm chế độ dinh dưỡng hợp lý trong bữa ăn hàng ngày là một trong các nhiệm vụ ưu tiên triển khai.
Trong nội dung Chương trình Sức khoẻ Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt tại Quyết định số 1092/QĐ-TTg, nhiệm vụ phòng chống các bệnh không lây nhiễm là một trong những nội dung trọng tâm. Trong giai đoạn 2018-2030, chương trình nhấn mạnh đến việc bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực; phòng chống tác hại của t.huốc l.á, phòng chống tác hại của rượu, bia…
Đồng thời, chương trình cũng đặt ra nhiều mục tiêu như giảm tỷ lệ người trưởng thành ăn thiếu rau/trái cây từ 50% (năm 2025) xuống 45% (năm 2030); tương tự, giảm mức tiêu thụ muối/người/ngày từ dưới 8g (năm 2025) xuống dưới 7g (năm 2030)…
Minh Thanh
Theo vietnamnet
Chế độ ăn lành mạnh dựa trên thực phẩm lành mạnh
Duy trì được một chế độ ăn lành mạnh trong suốt cuộc đời sẽ giúp phòng tránh được duy dinh dưỡng ở tất cả các thể, bao gồm cả thừa cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm.
Chế độ ăn lành mạnh:
Rau quả: Ăn ít nhất 400g rau quả hàng ngày để giảm nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa và tăng mức tiêu thụ chất xơ.
Chất béo: Giảm lượng chất béo xuống dưới 30% tổng năng lượng khẩu phần để kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm, bằng cách: Nên hấp hoặc luộc thức ăn thay vì chiên xào; Thay mỡ, bơ bằng các loại dầu thực vật chưa bão hòa như dầu đậu nành, dầu ngô, dầu hạt cải, dầu hướng dương; sử dụng các loại sữa hoặc chế phẩm sữa tách bơ, thịt nạc, hoặc loại bỏ các phần mỡ thừa khỏi thịt, giảm việc tiêu thụ các thức ăn nướng hoặc chiên, các thực phẩm đóng gói sẵn chứa nhiều chất béo chuyển hóa công nghiệp.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Muối, natri và kali: Chúng ta thường tiêu thụ quá nhiều natri thông qua muối và lại ít kali. Trong khi ăn nhiều natri và ít kali góp phần gây tăng huyết áp và làm tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ. Giảm mức tiêu thụ muối xuống dưới 5g một ngày bằng cách hạn chế sử dụng muối và các gia vị có chứa nhiều muối khi nấu nướng và chuẩn bị thực phẩm.
Đường: Hạn chế sử dụng các loại thức ăn nước uống có hàm lượng đường cao như đồ ăn vặt, kẹo, nước ngọt (có ga hoặc không có ga), nước quả, các dịch cô đặc hoặc bột pha nước uống, nước uống có hương vị, trà uống liền, sữa có đường…
Thực phẩm lành mạnh: những thực phẩm có ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, đường tự do và muối. Không có thực phẩm nào được coi là hoàn toàn lành mạnh, cũng không có thực phẩm nào là hoàn toàn xấu, không lành mạnh.
Với các thực phẩm tự nhiên, cần kết hợp chúng một cách đa dạng, đảm bảo đầy đủ về số lượng và cân đối các chất dinh dưỡng, lựa chọn thực phẩm mùa nào thức nấy. Với các thực phẩm được qua chế biến, trong quá trình chế biến người sản xuất phải hạn chế sử dụng hoặc làm gia tăng các thành phần tạo nên thực phẩm “không lành mạnh” thông qua việc kiểm soát các thành phần “xấu” như muối, đường đơn, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa. Nên hạn chế ăn đồ ăn liền, đồ chiên rán, đồ hộp, vì ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Với trẻ nhỏ, các lời khuyên dinh dưỡng cũng tương tự như người lớn nhưng cần lưu ý: Trong 2 năm đầu đời của trẻ, dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp phát triển tăng trưởng tối ưu về cả thế chất và trí tuệ. Đồng thời, dinh dưỡng tốt cũng giúp trẻ giảm nguy cơ thừa cân béo phì và bệnh không lây nhiễm khi trẻ lớn lên.
Trẻ nhỏ cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú mẹ kéo dài đến 24 tháng hoặc lâu hơn. Khi trẻ tròn 6 tháng t.uổi, cùng với sữa mẹ, trẻ cần được ăn bổ sung với các thực phẩm đa dạng, đủ về số lượng, an toàn và giàu dinh dưỡng. Không nên thêm đường và muối vào thức ăn bổ sung của trẻ.
Theo kinhtedothi