Với những người bị béo phì hoặc dư thừa cân nặng, tốt nhất nên thay đổi chế độ ăn uống phù hợp với thể trạng và cần tập thể lực nhiều hơn.
Hãng tin Bloomberg dẫn số liệu nghiên cứu từ Fitch Solutions cho thấy tỉ lệ người mắc béo phì đang tăng nhanh ở khu vực Đông Nam Á. Trong đó Việt Nam là nước có số người béo phì, chỉ số khối cơ thể BMI trên 25, tăng nhanh nhất ở mức 38% trong giai đoạn 5 năm tính đến hết năm 2014. Song nếu tính tổng dân số thì tỉ lệ người béo phì ở nước ta vẫn thấp hơn các nước láng giềng như Malaysia hoặc Indonesia.
Béo phì gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe như ảnh hưởng đến tim mạch, đái tháo đường, tiêu hóa, sinh nở…, chính vì thế các chuyên gia y tế vận động người dân ăn uống khoa học và luyện tập thể thao.
Với những người bị béo phì hoặc dư thừa cân nặng, theo Viện Dinh dưỡng quốc gia tốt nhất nên thay đổi chế độ ăn uống và cần tập thể lực nhiều hơn. Theo đó những người này sẽ nên và không nên tiêu thụ các thức phẩm sau.
Thực phẩm nên tiêu thụ
Khuyến cáo từ Viện Dinh dưỡng quốc gia, để vẫn đảm bảo lượng protein cần thiết cho cơ thể, người béo phì hoặc thừa cân hãy lựa chọn các thực phẩm giàu protein như thịt ít mỡ, tôm, cua, cá, giò nạc, sữa đậu nành, format, trứng, sữa bột tách bơ, sữa chua làm từ sữa gầy, đậu đỗ…
Người béo phì nên hạn chế ăn đồ ăn liền, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả ít đường. Ảnh: Internet
Những người này cũng phải sử dụng những glucid có nhiều chất xơ như bánh mì đen, ngũ cốc nguyên hạt, khoai củ. Theo Viện Dinh dưỡng, những khẩu phần ăn dưới 1.200 Kcal thường thiếu hụt vitamin và khoáng chất cần thiết như canxi, sắt, vitamin E… do đó người bệnh nên uống thêm viên đa vitamin và khoáng chất hằng ngày.
Đồng thời tăng cường ăn rau xanh và hoa quả ít đường từ 500 g/ngày nên chế biến ở dạng luộc, nấu canh, làm nộm, rau trộn salat. Việc nêm nếm gia vị vào thức ăn cần hạn chế đường, ăn muối ít, dưới 6 g/ngày, ở bệnh nhân có t.iền sử tăng huyết áp thì chỉ 2-4 g/ngày.
Bên cạnh đó, cần bổ sung nước đầy đủ từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày.
Thực phẩm không nên dùng
Những người thừa cân, béo phì cần tránh thức ăn nhiều chất béo và cholesterol như thịt mỡ, bơ, thịt chân giò, não, tim, gan, thận, lòng heo… Cũng cần hạn chế nêm nếm, gia giảm thêm chất béo vào đồ ăn như bánh mì bơ, bơ trộn rau, các món xào, rán…
Cần hạn chế những món ăn giàu năng lượng như đường mật, mứt, kẹo, bánh ngọt, sôcôla, nước ngọt…, những đồ uống có chất kích thích như rượu bia, cà phê…
BS CK1 Trần Thị Minh Nguyệt, Viện Dinh dưỡng NutiFood, cũng chia sẻ những người béo phì, thừa cân ngoài việc điều tiết ăn uống thì cũng cần vận động cơ thể để giúp tiêu hoa năng lượng, vừa giảm cân vừa nâng cáo sức khỏe, phòng tránh bệnh tật.
Người béo phì nên ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya. Ảnh: Brighside
Theo đó, với những người này cần vận động thể thao thường xuyên, ít nhất 60 phút mỗi ngày. Và cũng cần chú ý đến giấc ngủ, hạn chế thức khuya, nên đảm bảo ngủ đủ từ 7 đến 8 giờ mỗi ngày.
HẠ QUYÊN
Theo PLO
“Nên tập thể dục trước hay sau khi ăn sáng là tốt nhất?”: Câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ
Tập thể dục đem lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe, tuy nhiên chúng ta nên tập thể dục trước hay sau khi ăn sáng mới tốt nhất là điều không phải ai cũng biết rõ.
Liệu bạn nên tập thể dục trước hay sau khi ăn sáng? Vấn đề này xưa nay vốn được đem ra tranh luận. Có người nói, nếu chúng ta ăn trước khi tập luyện sẽ giúp tăng lượng đường huyết, giúp cung cấp năng lượng để bạn tập luyện tốt hơn với cường độ cao hơn. Ngược lại, có người lại cho rằng việc ăn sau khi tập sẽ giúp bạn sẽ đốt nhiều mỡ thừa hơn.
Vậy tập luyện như thế nào mới là đúng nhất?
Ngày 18/10 vừa qua, một nghiên cứu tại Anh đã chứng minh việc tập luyện trước khi ăn sáng đem lại nhiều điều tích cực. Trong số 30 người nam tình nguyện viên (béo phì hoặc thừa cân), nhóm ăn sau khi tập đốt cháy lượng mỡ gấp đôi so với nhóm ăn trước khi tập.
Nguyên nhân là vì nếu tập luyện mà không có năng lượng thì cơ thể sẽ phải dùng đến tinh bột dự trữ. Sau khi lượng tinh bột này bị tiêu thụ nhanh chóng, cơ thể sẽ phải đốt cháy chất béo lấy từ các mô mỡ.
Bên cạnh đó, không ăn sáng trước khi tập làm tăng sự đáp ứng của cơ bắp với insulin, kiểm soát đường huyết tốt hơn, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim.
Một nghiên cứu khác vào năm 2017 từ trường Đại học Bath cũng tìm ra kết quả tương tự – nếu tập luyện trước khi ăn, lượng đường huyết thấp hơn giúp họ đốt nhiều mỡ hơn.
Một nghiên cứu khác vào năm 2010 cũng đồng quan điểm, lần này đối tượng nghiên cứu là nhóm 28 tình nguyện viên nam năng động và khỏe mạnh. Họ được chia thành ba nhóm. Nhóm một không tập thể dục, trong khi hai nhóm còn lại phải luyện tập vất vả vào buổi sáng với cường độ chạy bộ và đạp xe bốn lần mỗi tuần. Trong hai nhóm tập thể dục, một nhóm ăn trước khi tập còn nhóm kia làm ngược lại.
Không có gì bất ngờ khi nhóm không tập thể dục bị tăng cân. Tuy nhiên, trái ngược với nghiên cứu năm 2017, nhóm ăn trước khi tập cũng tăng cân. Chỉ có nhóm tập thể dục khi chỉ uống nước/bụng rỗng có thể giữ vững được cân nặng, đốt mỡ thừa và giữ lượng đường huyết của họ ở mức tốt.
Lưu ý chế độ ăn sau khi luyện tập
Nếu bạn lựa chọn để bụng rỗng khi tập, hãy nhớ áp dụng những bí quyết được Bộ Trượt Băng Nghệ Thuật Mỹ đưa ra để tránh việc các sợi cơ bị phá hủy:
– Sử dụng bốn quy tắc “R” trong quá trình hồi phục: Rehydrate (Bù nước), Replenish (Bù đắp dưỡng chất), Repair (Tái tạo), Reinforce (Củng cố).
– Hồi phục bằng cách uống nước hoặc các loại nước thể thao.
– Trong vòng 15 đến 30 phút sau khi tập, ăn với tỉ lệ 4:1 (4 phần tinh bột, 1 phần đạm chất lượng cao – đạm có khả năng hấp thụ axitamin cần thiết cao).
– Một số gợi ý bổ dưỡng cho bạn: Sữa chua Hy Lạp ít béo ăn kèm với trái cây, hỗn hợp hạt và trái cây sấy khô, hoặc một quả chuối phết bơ lạc.
Theo Edition/baodansinh