Ăn cam, quýt sao cho khỏe

Những người sau phẫu thuật đường tiêu hóa như dạ dày, ruột… các vết mổ chưa hoàn toàn hồi phục, nếu ăn các loại quả cam quýt phải thận trọng tránh hiện tượng c.hảy m.áu ở chỗ bị tổn thương.

Các quả thuộc họ cam có rất nhiều chủng loại: chanh, cam chanh, cam sành, cam giấy… các loại bưởi, các loại quýt, phật thủ… Các loại quả này cung cấp cho cơ thể giá trị về dinh dưỡng cao để bồi bổ sức khỏe hàng ngày.

Vì trong thành phần của chúng đa phần đều chứa các hàm lượng đường khá cao, ngoài ra còn có nhiều vitamin có giá trị cho sức khỏe như vitamin C, vitamin B9 (acid folic) rất có lợi để phòng ngừa bệnh tim mạch, phòng ngừa ung thư thanh quản. Các thành phần flavonoid trong cam quýt cũng có tác dụng làm giảm các nguy cơ của bệnh tim mạch và bệnh mỡ m.áu do hàm lượng cholesterol m.áu cao. Các thành phần tecpen trong cam quýt còn hỗ trợ các enzym để thải trừ các chất độc hại, các tác nhân gây ung thư. Các thành phần caroten trong cam quýt có tác dụng chống lão hóa và tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Tuy nhiên, trong dịch nước ép các quả thuộc loại cam, quýt phần lớn có chứa thành phần acid citric với hàm lượng tương đối cao. Chúng thường tồn tại dưới dạng muối natri citrat (chất thường dùng để chống đông m.áu). Chất này sẽ tạo phức với ion Ca , do đó cản trở quá trình tạo prothrombinase và thrombin, là những yếu tố quan trọng tham gia trong quá trình đông m.áu. Những người sau phẫu thuật đường tiêu hóa như dạ dày, ruột… ở các vết mổ chưa hoàn toàn hồi phục, thậm chí cả ở các trường hợp có các vết viêm loét có nguy cơ xuất huyết… nếu ăn các loại quả cam quýt cũng phải thận trọng để tránh hiện tượng c.hảy m.áu ở chỗ bị tổn thương.

Theo GS-TS Phạm Xuân Sinh
SK&ĐS

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *