Nhiều học sinh cấp 2 đã phải đến viện khám vì đau các khớp ngón tay, đặc biệt là ngón tay cái do chơi điện thoại quá nhiều, có cháu đã có biểu hiện bị viêm gân.
Theo cảnh báo của bác sĩ, với những cháu này, chỉ khoảng 5-7 năm nữa, ở t.uổi ngoài 20, các khớp nhỏ ở ngón tay của cháu sẽ bị thoái hóa.
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vừa đưa ra cảnh báo tình trạng t.rẻ e.m sử dụng điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử có nguy cơ đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp, nhất là các khớp ở ngón tay, cổ tay. Sử dụng quá nhiều thiết bị điện tử còn làm trẻ bị ảnh hưởng tới mắt và khả năng tập trung trong học tập.
Theo BSCKII Nguyễn Thị Thanh Huyền – Trưởng khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viện đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân là học sinh THCS đau các khớp ngón tay, đặc biệt là ngón tay cái do chơi điện thoại quá nhiều, có cháu đã có biểu hiện bị viêm gân. Với những cháu này, chỉ khoảng 5-7 năm nữa, ở t.uổi ngoài 20, các khớp nhỏ ở ngón tay của cháu sẽ bị thoái hóa.
T.rẻ e.m sử dụng các thiết bị thông minh nhiều giờ trong ngày có thể gây tôn thương đốt sống cổ và các khớp ngón tay, cổ tay.
BS Huyền lý giải, khác với người lớn, khi sử dụng các thiết bị thông minh, trẻ thường tập trung vào thiết bị mà quên đi những việc bảo vệ cho các cơ quan của cơ thể. Trẻ có thể chơi điện thoại trong thời gian dài, với tư thế cúi đầu hàng giờ có thể gây tổn thương cho đốt sống cổ và cơ lưng. Tư thế cầm, giữ điện thoại lúc nằm còn ảnh hưởng tới cơ vai, khớp vai. Đặc biệt các ngón tay sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất nếu trẻ dùng quá nhiều thiết bị thông minh, từ đó làm giảm hiệu suất học tập và khả năng viết của trẻ.
“Nhiều cháu nhỏ thường sử dụng điện thoại, máy tính bảng liên tục 2-3 giờ, thậm chí có trường hợp ngoài giờ ăn và ngủ ra lúc nào cũng cầm điện thoại sử dụng. Như vậy là quá nhiều, các hoạt động quá mức này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến gân cơ vùng ngón tay, bàn tay và đặc biệt là các khớp vùng ngón tay cái”, BS Huyền nói.
BS Huyền cho biết, chơi thiết bị điện tử quá nhiều là nguyên nhân khiến trẻ tăng nguy cơ thoái hóa khớp khi trưởng thành, vì quá trình thoái hóa không phải ngay lập tức mà nó diễn biến từ từ, trải qua nhiều tháng, nhiều năm.
Khi cha mẹ thấy con có dấu hiệu như: đau, mỏi bất cứ khớp nào từ cổ, vai, khuỷu, cổ tay, đến các ngón tay; sau một thời gian dài chơi thiết bị điện tử trẻ kêu mỏi, tê tay, ngón cái vận động khó; các khớp cứng lại, mỏi, nhất là khớp ở giữa bàn tay và ngón cái, đó là khớp ở gốc bàn tay, khi để tay không cũng mỏi thì cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám.
Để ngăn chặn tình trạng này, cha mẹ cần hạn chế trẻ sử dụng các thiết bị để giảm tình trạng đau, mỏi khớp. Ví dụ sử dụng 30 phút điện thoại rồi phải nghỉ, trong 1 ngày sử dụng 2-3 lần, mỗi lần 30 phút là tối đa thì mới giảm nguy cơ thoái hóa.
Ngoài ra, cha mẹ có thể dạy con thả lỏng bàn tay, co duỗi tay nhẹ nhàng, xoay gập cổ tay nhẹ nhàng, không tạo áp lực, không bẻ khớp là cách “thư giãn” tốt nhất cho khớp.
BS Huyền cũng cảnh báo, không chỉ người lớn, mà học sinh hay có thói quen bẻ ngón tay, bẻ khớp khi mỏi tay. Thói quen này hoàn toàn không tốt cho khớp và bẻ tay càng nhiều, bao khớp càng giãn. Khi bị giãn các bao khớp không thể giữ cho khớp ở trạng thái ổn định. Đây là việc làm thúc đẩy tình trạng thoái hóa khớp.
Học sinh đứng đợi ở cổng, cúi chào giáo viên chạy ô tô vào trường trong giá rét
Vừa qua, mạng xã hội lan truyền hình ảnh học sinh Trường THCS Trần Mai Ninh đứng ở cổng cúi chào giáo viên lái ô tô vào trường trong giá rét khiến ai nấy đều vô cùng bức xúc.
Người chia sẻ clip cho biết hình ảnh được quay tại cổng Trường THCS Trần Mai Ninh, TP Thanh Hóa ngày 25-1 và ngày 27-1, khi nhiệt độ tại Thanh Hóa thời điểm đó là 10-11 độ C.
Sau khi các đoạn clip được đăng lên mạng xã hội, có hàng trăm lượt chia sẻ, bình luận trái chiều.
Trao đổi với T.uổi Trẻ Online, phụ huynh N.T.H., có con đang học tại Trường THCS Trần Mai Minh, cho rằng việc học sinh cúi chào thầy cô giáo, người lớn đi vào trường là chuyện bình thường, nhằm rèn luyện, giáo dục đức tính lễ phép cho học sinh, “Tiên học lễ, hậu học văn”.
Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng nhà trường yêu cầu học sinh làm như vậy hơi khiên cưỡng, cứng nhắc, không nên. Trong khi trời lạnh giá 10-11 độ C, có mưa mà bắt học sinh đứng ở cổng trường cúi chào giáo viên thì tội tụi nhỏ.
Sáng 30-1, trao đổi với báo chí, bà Trần Thị Phương Lan – hiệu trưởng Trường THCS Trần Mai Ninh – xác nhận những thông tin, hình ảnh đăng tải trên mạng xã hội là phản ánh về nhà trường.
Bà cho biết Trường THCS Trần Mai Ninh có hai cổng, cổng chính trên đường Lê Quý Đôn được phân luồng cho học sinh ra vào, còn cổng sau trên đường Hàn Thuyên được phân luồng cho giáo viên ra vào nhằm tránh ùn tắc giao thông.
“Việc phân luồng giao thông của nhà trường đã có từ lâu, nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh, vì cổng sau các thầy cô hay đi ô tô ra vào. Hai học sinh đứng ở cổng sau phía đường Hàn Thuyên là hoạt động của đội cờ đỏ nhà trường để ghi chép, nhắc nhở học sinh không đi cổng sau” – bà Lan cho biết thêm.
Theo bà Lan, nhà trường không bắt buộc học sinh cúi chào khi có ô tô ra vào cổng. “Học sinh trong đội cờ đỏ thấy khách đến trường, thầy cô giáo ra vào cổng thì các em cúi chào. Khi các em học sinh cúi chào thì thầy cô cũng hạ kính ô tô chào lại, chứ không phải cúi chào cái ô tô đâu”, bà Lan nói.
Cũng trong sáng 30-1, Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Thanh Hóa cho biết đang vào cuộc xác minh thông tin đăng trên Facebook liên quan Trường THCS Trần Mai Ninh. Phòng cũng đã yêu cầu ban giám hiệu nhà trường báo cáo nội dung vụ việc.
Thời gian qua, nhiều vụ việc liên quan đến các em học sinh khiến nhiều người bức xúc. Trong đó, vụ cắt xén phần ăn gây nhiều tranh cãi trong dư luận.
Theo đó, ngày 16.12, chương trình Chuyển động 24 giờ (Đài Truyền hình Việt Nam) phản ánh tình trạng bữa ăn của các em học sinh Trường PTDT bán trú tiểu học Hoàng Thu Phố 1 có dấu hiệu bị bớt xén.
Cụ thể, trong bữa sáng tại bếp ăn bán trú, mỗi mâm có 11 em nhưng chỉ có 2 gói mì tôm nấu loãng chan với cơm. Bữa trưa và bữa tối mỗi mâm 11 em cũng chỉ có một ít giò thái nhỏ cùng một nồi canh.
Đến ngày 22.12, UBND H.Bắc Hà (Lào Cai) đã có báo cáo kết quả bước đầu kiểm tra, xác minh nội dung phản ánh.
Theo báo cáo của chính quyền huyện Bắc Hà, thông tin bữa ăn bán trú của học sinh trường này bị cắt xén là có cơ sở; phụ huynh chưa nhận được t.iền ăn thừa và chưa nhận được t.iền hỗ trợ học tập của con em.
Qua xác minh, nhà trường có nhiều sai phạm như: nhiều bảng kê giao, nhận hàng hóa thực phẩm chưa được hiệu trưởng ký; phiếu chi t.iền mặt không có số; bảng thu mua thực phẩm hàng ngày không khớp với bảng tổng hợp nhập thực phẩm của tháng.
Quy trình giao nhận thực phẩm của nhà trường chưa đúng, người nhận thực phẩm không ký bất kỳ sổ sách, không kiểm tra khối lượng và chất lượng thực phẩm.
Qua xác minh tại một số cơ sở cung cấp thực phẩm, số lượng thực phẩm giao thực tế và số t.iền thanh toán thực tế có chênh lệch.