Trong một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Neurology Clinical Practice, mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) đã xử lý thông tin bệnh án và kết quả khám thần kinh của bệnh nhân để xác định vị trí các tổn thương trong não các bệnh nhân bị đột quỵ.
Trong tương lai, trí tuệ nhân tạo có thể trở thành công cụ đắc lực giúp các nhà thần kinh học xác định vị trí xảy ra đột quỵ trong não. Ảnh: CC0 Public Domain
Trí tuệ nhân tạo giúp xác định vị trí tổn thương trong não bệnh nhân
Tác giả nghiên cứu, bác sĩ y khoa Jung-Hyun Lee tại Đại học State University New York (SUNY) và thành viên của Học viện Thần kinh Mỹ cho biết: “Không phải tất cả những người bị đột quỵ đều được tiếp cận với các phương pháp quét não hoặc được bác sĩ thần kinh chẩn đoán, vì vậy chúng tôi muốn thử nghiệm liệu trí tuệ nhân tạo có thể xác định chính xác các tổn thương não sau đột quỵ hay không dựa trên lịch sử sức khỏe và kết quả khám thần kinh của bệnh nhân”.
Đột quỵ là tình trạng c.hết đột ngột của các tế bào não do thiếu oxy, gây ra bởi sự tắc nghẽn lưu lượng m.áu hoặc vỡ động mạch m.áu não.
Đột quỵ có thể gây tàn tật lâu dài hoặc thậm chí t.ử v.ong. Biết được vị trí xảy ra tổn thương trong não giúp dự đoán những ảnh hưởng lâu dài như các vấn đề về ngôn ngữ hoặc khả năng cử động một bộ phận cơ thể. Nó cũng có thể giúp xác định phương pháp điều trị tốt nhất và tiên lượng tổng thể cho bệnh nhân.
Khám thần kinh có thể giúp xác định vị trí các tổn thương mô não do đột quỵ khi kết hợp với việc xem xét lịch sử sức khỏe của một người. Bài kiểm tra bao gồm đ.ánh giá triệu chứng, kiểm tra tư duy và trí nhớ. Những người bị đột quỵ thường được chụp não để xác định vị trí tổn thương.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã thu thập thông tin lịch sử sức khỏe và kết quả khám thần kinh của những người tham gia và đưa vào mô hình ngôn ngữ lớn GPT-4.
GPT-4 là mô hình AI đa phương tiện dùng để xử lý ngôn ngữ tự nhiên (ngôn ngữ con người thường dùng để trao đổi hàng ngày với nhau) thế hệ thứ 4 được phát triển bởi Công ty công nghệ OpenAI. GPT-4 có khả năng xử lý thông tin đầu vào ở cả dạng hình ảnh và văn bản.
Đây là mô hình AI mạnh mẽ kế thừa công nghệ đằng sau ứng dụng ChatGPT đình đám thời gian qua. GPT-4 là phiên bản nâng cấp toàn diện, có thể phân tích, xử lý, tạo ra khối lượng dữ liệu văn bản lên đến 25.000 từ, gấp hơn 8 lần so với GPT-3 chỉ với 3.000 từ.
Các nhà nghiên cứu yêu cầu mô hình trí tuệ nhân tạo này trả lời 3 câu hỏi: mỗi bệnh nhân tham gia thử nghiệm có một hay nhiều tổn thương; tổn thương não nằm ở bên nào; tổn thương được tìm thấy ở vùng nào của não. Kết quả từ GPT-4 sau đó được so sánh với kết quả quét não của từng người tham gia.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng GPT-4 đã xử lý được thông tin từ lịch sử sức khỏe và kết quả khám thần kinh để xác định các tổn thương trong não bệnh nhân ở bên trái hay phải cũng như vùng não cụ thể, ngoại trừ các tổn thương ở tiểu não và tủy sống.
Mô hình trí tuệ nhân tạo có thể xác định tổn thương não ở bên trái hay phải với độ nhạy là 74% và độ đặc hiệu là 87%. Nó cũng xác định được vùng não có tổn thương với độ nhạy 85% và độ đặc hiệu 94%. Độ nhạy là tỷ lệ phần trăm các kết quả dương tính thực tế được xác định chính xác là dương tính. Độ đặc hiệu là tỷ lệ phần trăm âm tính được xác định chính xác.
Một hạn chế của nghiên cứu là độ chính xác của mô hình trí tuệ nhân tạo phụ thuộc vào chất lượng thông tin được cung cấp. Mặc dù các nhà nghiên cứu có lịch sử sức khỏe chi tiết và thông tin khám thần kinh cho từng người tham gia nhưng những dữ liệu này không phải lúc nào cũng có sẵn cho tất cả những người bị đột quỵ.
Bác sĩ Lee cho biết, mặc dù công cụ trí tuệ nhân tạo này chưa sẵn sàng để sử dụng rộng rãi trong các phòng khám, nhưng nó đã cho thấy tiềm năng của các mô hình ngôn ngữ lớn được đào tạo trước trong việc hỗ trợ xác định vị trí tổn thương sau đột quỵ. Bên cạnh đó, trí tuệ nhân tạo còn giúp cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở những khu vực chưa được quan tâm ở nhiều quốc gia, nơi khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc thần kinh còn hạn chế.
9 điều nằm lòng dành cho bệnh nhân đột quỵ
PGS.TS. Mai Duy Tôn – Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai đã đưa ra 9 khuyến cáo về 6 điều nên làm và 3 điều nên tránh dành cho bệnh nhân đột quỵ, nhất là khi thời tiết chuyển lạnh.
PGS.TS. Mai Duy Tôn – Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai đang thăm khám cho bệnh nhân
Theo thống kê của Trung tâm Đột quỵ – Bệnh viện Bạch Mai, trong những ngày thời tiết chuyển lạnh, mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận 50 – 55 người bệnh bị đột quỵ, trong số đó khoảng 8% là người trẻ và bệnh nhân đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa.
“Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ đột quy cao nhất, với khoảng 200.000 người bị đột quỵ mỗi năm. Đột quỵ là nguyên nhân thường gặp thứ hai gây t.ử v.ong tại Việt Nam. Trong số người sống sót sau đột quỵ, tỷ lệ bị khuyết tật do đột quỵ ở mức cao. Những năm gần đây, nhờ công tác truyền thông nên số người dân bị đột quỵ đến viện sớm đạt khoảng 20%. Tuy nhiên, con số này vẫn là rất thấp so với thế giới”- PGS.TS. Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai cho hay.
Cũng theo PGS.TS. Mai Duy Tôn, việc nâng cao nhận thức để người dân đến viện sớm trong “giờ vàng” là rất quan trọng, chính vì vậy người bệnh và người nhà bệnh nhân cần lưu 6 điều cần làm và 3 điều không nên làm khi nghi ngờ đột quỵ não.
6 điều nên làm
PGS.TS. Mai Duy Tôn cho biết, đột quỵ não có thể đe dọa đến tính mạng và dẫn đến tàn tật vĩnh viễn. Vì vậy, điều quan trọng nhất khi phát hiện người thân có dấu hiệu đột quỵ là cần hành động nhanh để kịp đến viện trong giờ vàng.
Thứ nhất, lập tức gọi xe cứu thương (gọi 115) để các bác sĩ chuyên khoa có thể cấp cứu kịp thời bệnh nhân đột quỵ đúng đắn, nhanh nhất và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có thể thực hiện kỹ thuật cấp cứu tốt nhất. Thêm vào đó, nhân viên y tế của 115 được trang bị kiến thức y tế để xử lý các tình huống khẩn cấp khác nhau, họ có thể hỗ trợ cứu sống bệnh nhân trên đường đến bệnh viện và có khả năng làm giảm các tác động của đột quỵ não.
Thứ hai, khi gọi cấp cứu, phải nói rõ tình trạng bệnh của người nhà là “đột quỵ não” với cấp cứu 115. Bởi khi gọi 115 và yêu cầu trợ giúp nhân viên cấp cứu 115 sẽ được chuẩn bị phương tiện y tế phù hợp và chọn bệnh viện chuyên điều trị đột quỵ não trước khi họ chuyển bệnh nhân.
Thứ ba, phải theo dõi các triệu chứng và hỏi chuyện người bệnh. Vì bệnh nhân có thể không thể giao tiếp được tại bệnh viện, nên trong khi chờ xe cứu thương, người nhà nên hỏi người bệnh càng nhiều thông tin càng tốt. Hỏi về tất cả các loại thuốc mà người bệnh đang dùng, tình trạng sức khỏe, có dị ứng gì không? Ghi lại tất cả các triệu chứng bao gồm: thời điểm đột quỵ, t.iền sử bệnh tật của người bệnh như tăng huyết áp, bệnh tim, ngừng thở khi ngủ, tiểu đường… Những thông tin này rất hữu ích khi bác sĩ khai thác bệnh sử và có giải pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.
Thứ tư, khuyến khích người bệnh nằm xuống với tư thế đầu cao, bởi vì tư thế này giúp tăng cường lưu lượng m.áu đến não. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị ngã thì đừng cố di chuyển mà phải giữ nguyên và tạo sự thoải mái cho người bệnh bằng cách nới lỏng quần áo và giữa thoáng khí.
Thứ năm, cần thực hiện hồi sinh tim phổi (CPR). Một số người bệnh có thể bất tỉnh trong cơn đột quỵ não. Nếu điều này xảy, hãy đ.ánh giá tình trạng hô hấp của người bệnh, xem người bệnh có còn thở không. Nếu bạn không thể bắt được mạch, hãy bắt đầu thực hiện hồi sinh tim phổi…
Thứ sáu, cần phải giữ bình tĩnh trong suốt quá trình chờ cứu thương 115 đến.
3 điều nên tránh
Bên cạnh những việc cần làm để cấp cứu bệnh nhân thì PGS.TS Mai Duy Tôn cũng khuyến cáo 3 điều không nên làm đối với bệnh nhân đột quỵ não.
Khi có những dấu hiệu của đột quỵ não, cần gọi cho cứu thương 115
Thứ nhất, không nên cố cho người bệnh uống thuốc. Mặc dù aspirin là chất làm loãng m.áu, tuy nhiên không được cho người bệnh uống aspirin hay bất kỳ một loại thuốc nào khác, bởi các cục m.áu đông chỉ là một trong vô số nguyên nhân dẫn đến đột quỵ não. Đột quỵ não cũng có thể do một mạch m.áu vỡ trong não gây ra. Vì vậy, khi không biết người thân bị mắc loại đột quỵ nào thì tuyệt đối không cho họ uống bất kỳ loại thuốc nào.
Thứ hai, không nên cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất cứ thứ gì. Tránh đưa thức ăn hoặc nước uống cho người bị đột quỵ não. Bởi vì bệnh nhân đột quỵ não thường không tỉnh táo và có thể có rối loạn nuốt. Do đó, cho người bệnh ăn hoặc uống có thể dẫn đến tình trạng nghẹn, gây sặc dẫn đến suy hô hấp và hệ quả là viêm phổi.
Thứ ba, không cho người bệnh tự đi xe đến bệnh viện. Các triệu chứng đột quỵ não rất khó để nhận biết ngay từ đầu. Người bệnh có thể nhận ra có gì đó không ổn, nhưng không nghi ngờ đột quỵ não. Nếu có thể phán đoán người bệnh đang bị đột quỵ não thì tuyệt đối không để người bệnh tự đi xe đến viện mà hãy gọi 115 và chờ sự giúp đỡ.
Hiểu về “thời gian vàng” trong đột quỵ não
Theo PGS.TS Mai Duy Tôn, chúng ta phải chạy đua với thời gian để tới viện sớm nhất có thể khi có triệu chứng nghi ngờ. Đó là méo miệng một bên, nói ngọng, thất ngôn, yếu liệt hoặc tê bì tay chân một bên, mất thị lực đột ngột một hoặc hai mắt…
Chúng ta không được phép để mất một giây phút nào để nằm bất động đợi chờ tự hồi phục hay tự điều trị theo “phương pháp dân gian truyền miệng”. Cơ hội để dùng thuốc tiêu sợi huyết chỉ có 4,5 giờ từ khi khởi phát. Cơ hội để can thiệp lấy huyết khối chỉ có 6 giờ đầu, ngoài ra một số trường hợp đặc biệt có thể tới 24 giờ. Nếu càng đến sớm bao nhiêu thì tỉ lệ điều trị thành công càng cao bấy nhiêu.
“Thời gian vàng trong đột quỵ não hay ‘thời gian là não’ là cụm từ để nhấn mạnh rằng càng trì hoãn đột quỵ não thì càng có nhiều thiệt hại cho người bệnh. Tế bào não sẽ c.hết chỉ trong vài phút nếu không được cấp m.áu hoặc oxy. Đối với đột quỵ thiếu m.áu não, khi mạch m.áu lớn trong não bị tắc, cứ mỗi giây trôi qua có 32.000 tế bào não c.hết và cứ mỗi phút trôi qua sẽ có 1,9 triệu tế bào não bị c.hết. Cứ mỗi giờ trôi qua, số tế bào não c.hết tương ứng mất đi 3,6 năm t.uổi thọ của người bình thường (đó là trong trường hợp người bệnh may mắn sống sót)” – PGS.TS Mai Duy Tôn phân tích.
Thời gian vàng trong đột quỵ thiếu m.áu não là 270 phút nếu sử dụng thuốc tiêu huyết khối làm tan cục m.áu đông hoặc trong 6 – 8 giờ nếu lấy huyết khối cơ học trong trường hợp tắc động mạch lớn trong não. Tuy nhiên, nếu người bệnh được điều trị càng sớm trong khoảng thời gian này thì cơ hội phục hồi, ít để lại di chứng càng cao. Ngược lại, nếu điều trị càng muộn trong “cửa sổ thời gian” này cơ hội phục hồi sẽ thấp đi. Do vậy, khi phát hiện bệnh nhân đột quỵ não, chúng ta cần đưa người bệnh vào viện ngay để điều trị càng sớm càng hiệu quả.