Một điều tuyệt đối tránh nếu muốn ngừa viêm tụy

Uống nhiều rượu có thể gây viêm tụy và các vấn đề nghiêm trọng hơn bao gồm ung thư.

Viêm tụy có các triệu chứng như đau bụng, trầm trọng hơn khi bạn ho, nằm, di chuyển hoặc ăn uống cũng như chứng khó tiêu và chán ăn.

Tiến sĩ Toufic Kachaamy, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa người Mỹ, giải thích với Parade: “Điều đầu tiên cần biết là viêm tụy có hai loại cấp và mạn tính. Với viêm tụy cấp, bệnh nhân đột nhiên bị viêm, gây đau bụng từ trung bình đến nặng và thường hồi phục sau đó. Trong khi đó, viêm tụy mạn tính có thể gây đau kéo dài và lặp lại, mất chức năng tuyến tụy. Người bệnh không thể hồi phục được”.


Đau bụng là triệu chứng hay gặp ở người bị viêm tụy. Ảnh minh họa: TS

Các triệu chứng viêm tụy cấp bao gồm đau vùng bụng trên có thể lan ra sau lưng, đôi khi kèm theo buồn nôn, nôn, sốt, nhịp tim tăng và thở nhanh, nông hoặc suy hô hấp.

Với viêm tụy mạn tính, bệnh nhân có thể bị tiêu chảy, chán ăn, sụt cân ngoài ý muốn và chóng mặt. Đau bụng thường xảy ra sau khi ăn đối với hầu hết bệnh nhân viêm tụy.

Nguyên nhân gây bệnh

Nếu bạn không muốn đặt mình vào nguy cơ bị viêm tụy, hãy đặt ly rượu xuống. Các bác sĩ đồng ý rằng uống rượu quá mức có thể gây viêm tụy cũng như các vấn đề tồi tệ hơn đối với tuyến tụy.

Tiến sĩ Babak Firoozi, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa của Trung tâm Y tế MemorialCare Orange Coast (Mỹ) cảnh báo: “Sử dụng rượu nặng thường có thể dẫn đến cơn viêm tụy. Các đợt viêm tái phát cũng làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy”.

Hút thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm tụy, cũng như ung thư phổi, khí phế thũng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và một loạt vấn đề khác. Hút thuốc có liên quan nhiều nhất đến viêm tụy mạn tính trong khi uống rượu quá mức có thể gây ra cả hai dạng cấp tính và mạn tính của tình trạng này.

Tiến sĩ Sunaha Sohi, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa người Mỹ, lưu ý rằng các nguyên nhân khác gây viêm tụy có thể bao gồm sỏi mật, tiểu đường, n.hiễm t.rùng, béo phì, một số loại thuốc và chấn thương do tai nạn hoặc chấn thương.

Các tình trạng tồn tại từ trước như xơ nang, t.iền sử gia đình cũng làm tăng nguy cơ viêm tụy.

Cách phòng chống

Bạn đã biết rằng không nên hút thuốc hoặc uống rượu quá mức. Ngoài ra còn một số lưu ý khác để giữ cho bạn không bị viêm tụy. Tiến sĩ Firoozi cho biết, mọi người cần đi khám và điều trị sỏi mật nếu mắc phải, bởi sỏi mật là nguyên nhân hàng đầu gây viêm tụy.

Điều quan trọng khác là phải xem xét chế độ ăn của bạn. Tiến sĩ Sohi lưu ý: “Tỷ lệ mắc bệnh viêm tụy đang gia tăng trên toàn thế giới do số người béo phì và bị sỏi mật ngày càng tăng. Do đó, thực đơn ăn uống lành mạnh có thể ngăn ngừa viêm tụy theo nhiều cách. Bạn sẽ ít có khả năng bị sỏi mật hoặc có chất béo trung tính cao nếu chế độ ăn uống tốt cho tim”.

Viêm bao hoạt dịch các khớp

Bao hoạt dịch là bao khớp có chứa một loại chất nhầy gọi là chất hoạt dịch.

Minh họa/INT

Bao hoạt dịch là bao khớp có chứa một loại chất nhầy gọi là chất hoạt dịch. Nhờ chúng, sụn khớp được nuôi dưỡng và các khớp hoạt động êm ái, thuận lợi. Nhưng khi bị viêm, các khớp trở nên đau đớn, bất động. Nếu không được điều trị tốt, người bệnh có thể bị tàn phế.

Hoạt động quá mức

Nằm phía trong bao khớp, bao hoạt dịch là một cấu trúc dạng túi, dùng để chứa chất hoạt dịch có tác dụng bôi trơn để khớp xương hoạt động dễ dàng. Bao hoạt dịch có bản chất là một lớp màng đệm mỏng. Khi lớp màng đệm này bị viêm, dịch xuất tiết được sản sinh ra nhiều, gây ứ đọng và chèn ép trong bao khớp làm cho khớp đó bị sưng đau.

Bao hoạt dịch có vai trò sản xuất và dự trữ chất hoạt dịch. Chất hoạt dịch ngoài chức năng bôi trơn, nuôi dưỡng sụn khớp, nó còn có tác dụng chống nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, khi tác nhân gây bệnh thắng được sự phòng vệ này thì bao hoạt dịch sẽ bị viêm nhiễm. Bao hoạt dịch của các khớp lớn thường bị viêm bao gồm: Khớp gối, khớp háng, khớp cổ tay và khớp vai.

Có nhiều nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch khớp. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu cho thấy, hiện tượng viêm thường xảy ra ở những người có nhiều hoạt động và sử dụng khớp quá mức chịu đựng của nó. Một số yếu tố nguy cơ khác cũng được xem như là nguyên nhân gây bệnh như:

– T.uổi tác: T.uổi càng cao, nguy cơ mắc các bệnh xương khớp càng lớn. Thời gian đã làm suy mòn và thoái hóa hầu như toàn bộ các bộ phận trong cơ thể. Bao hoạt dịch cũng không ngoại lệ. Suy mòn theo thời gian, bao hoạt dịch hoạt động ngày càng kém dần, dễ bị chấn thương và dễ bị viêm nhiễm do chất hoạt dịch giảm cả về chất lượng, cũng như số lượng.

– Bệnh kết hợp: Những bệnh đi kèm sau là nguy cơ cao gia tăng tỉ lệ mắc bệnh viêm bao hoạt dịch, gồm: Bệnh tiểu đường, bệnh gout, bệnh viêm khớp dạng thấp…

– Kéo dài sự căng thẳng của khớp: Nếu một khớp nào đó thực hiện động tác duy trì kéo dài như quỳ gối, đứng yên bất động, chống cằm, tựa khuỷu tay và ngồi lâu một chỗ sẽ gây ra tình trạng ức chế bao hoạt dịch của các khớp liên quan. Lâu ngày sẽ gây ra tình trạng bệnh lý bao hoạt dịch khớp.

Tình trạng bệnh lý này còn gặp ở các vận động viên liên tục vận động khớp gối (điền kinh), khớp vai (ném tạ)… và các nhân viên văn phòng thường xuyên sử dụng khớp cổ tay và các ngón tay để gõ bàn phím.

Minh họa/INT

Cần tránh vận động mạnh

Viêm bao hoạt dịch (viêm màng hoạt dịch) là một bệnh lý về xương khớp khá phổ biến. Cho dù bao hoạt dịch nằm ở vị trí nào thì bệnh lý của chúng đều có chung các đặc điểm sau đây:

– Sưng đau và hạn chế cử động: Do tình trạng viêm và xuất tiết, dịch tiết tích lũy dần trong bao hoạt dịch làm sưng to và chèn ép các tổ chức, dây thần kinh gây ra sự đau đớn. Vì vậy, các cử động khớp liên quan trở nên khó khăn và đau. Tại vùng sưng, ấn tay vào gây cảm giác tăng đau dữ dội.

– Khô khớp, cứng khớp: Khi tình trạng viêm xảy ra, do ảnh hưởng của dịch xuất tiết nên hạn chế khả năng dịch khớp bôi trơn các khớp. Bệnh tiến triển lâu ngày khớp mắc bệnh dần bị khô, vận động khó khăn, cứng khớp. Người bệnh cảm giác khớp lỏng lẻo, khó kiểm soát, cử động nghe phát ra âm thanh lục… cục…

Tùy đặc điểm, tính chất và thời gian, viêm bao hoạt dịch được chia thành 2 nhóm:

– Cấp tính: Tình trạng viêm xảy ra đột ngột, nhanh chóng, rầm rộ. Khớp có bao hoạt dịch bị viêm sưng to, nóng, đỏ; Hạn chế vận động. Cảm giác tăng đau nhiều khi cử động. Sờ nắn vùng viêm tăng đau dữ dội làm cho người bệnh phản ứng. Diễn tiến bệnh thường không quá 2 tuần.

– Mạn tính: Tình trạng viêm diễn biến kéo dài trong nhiều tháng. Bệnh thường xuyên tái phát. Đôi khi bùng nổ thành một đợt cấp tính, rồi lắng dịu. Bệnh kéo dài lâu ngày gây khô, cứng khớp, vận động rất hạn chế. Các cơ liên quan ít hoạt động nên yếu và teo dần.

Người bệnh cần được nghỉ ngơi, hạn chế di chuyển và tránh các vận động mạnh trong thời gian mà sự viêm nhiễm còn đang tiến triển, thường là 2 – 3 tuần. Khớp có bao hoạt dịch bị viêm được cố định bằng băng thun để giảm tình trạng viêm và giảm đau. Hỗ trợ giảm sưng đau nhanh bằng cách chườm nước đá. Một số loại thuốc giảm đau, chống viêm có thể được chỉ định như Aspirine, Ibuprofen, Indomethacin, Diclofenac, Naproxen…

Các trường hợp viêm bao hoạt dịch khớp do n.hiễm t.rùng đều được chỉ định dùng kháng sinh uống hoặc tiêm. Tùy trường hợp cụ thể và tùy kinh nghiệm thầy thuốc hoặc dựa vào kháng sinh đồ mà bác sĩ chỉ định kháng sinh nào phù hợp hoặc phải phối hợp các loại kháng sinh.

Những trường hợp sưng to đau nhiều do tràn dịch chèn ép, bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút để giảm bớt áp lực và giảm đau. Đồng thời nuôi cấy làm kháng sinh đồ ở các phòng xét nghiệm có điều kiện.

Tuy nhiên, việc chọc hút cũng cần hạn chế vì có thể gây ra biến chứng như tổn thương phần mềm nơi chọc hút, n.hiễm t.rùng lan rộng và nguy cơ dính khớp gia tăng. Nếu việc dùng thuốc bị thất bại, vấn đề phẫu thuật nội soi hoặc mổ hở sẽ được đặt ra để giải quyết triệt để các thương tổn.

Không có phương pháp đặc hiệu phòng bệnh viêm bao hoạt dịch. Chỉ có thể dựa vào các yếu tố nguy cơ trong điều kiện có thể can thiệp được để hạ thấp khả năng mắc bệnh: Điều trị các bệnh lý có liên quan, hạn chế tối đa các hoạt động gây căng thẳng cho khớp trong thời gian kéo dài.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *