Lương bác sĩ lên tới 1,36 tỷ đồng/năm vẫn tranh cãi cải thiện thu nhập

Giống nhiều ngành nghề khác, lương bác sĩ tại quốc gia tỷ dân cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như vị trí địa lý, chuyên môn và năm kinh nghiệm.

Ở Trung Quốc, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe được coi là nền tảng cho sự phát triển của quốc gia. Bệnh viện tại quốc gia tỷ dân bao gồm 3 loại: bệnh viện đa khoa, bệnh viện y học cổ truyền (TCM) và bệnh viện chuyên khoa.

Chiếm số lượng lớn nhất là bệnh viện công và do chính phủ điều hành. Khoản trợ cấp thường xuyên của chính phủ chủ yếu được sử dụng để trả lương cơ bản cho nhân viên y tế trong khi các bệnh viện tư nhân tự trả lương nhân viên dựa trên hợp đồng. Lương của bác sĩ ở bệnh viện công Trung Quốc gồm 3 phần: lương cơ bản, phúc lợi và t.iền thưởng.


Chính phủ Trung Quốc đang tích cực cải cách t.iền lương y tế để hơn 4 triệu bác sĩ được hưởng nguồn phúc lợi xứng đáng hơn. Ảnh minh họa

Trong quan niệm cố hữu của xã hội Trung Quốc, bác sĩ đồng nghĩa với “lương cao” và “danh giá”, nhưng các nhân viên y tế đều chia sẻ rằng thu nhập của họ thấp và đang kêu gọi cải cách để nâng cao đời sống vật chất.

Thù lao của bác sĩ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố, từ vị trí địa lý đến chuyên môn và năm kinh nghiệm. Ví dụ, bác sĩ trưởng khoa truyền nhiễm Liên Tạ Bao tại Bệnh viện số 1 thành phố Tam Minh, tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) từng chia sẻ với tờ China Business News rằng năm 2012, thu nhập hằng năm của ông hơn 80.000 NDT (khoảng 273 triệu đồng) thì đến năm 2020, đạt khoảng 400.000 NDT (khoảng 1,36 tỷ đồng).

Động lực cung – cầu, chi phí sinh hoạt và cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe ở các khu vực góp phần ảnh hưởng đến mức lương của bác sĩ.

Các bác sĩ hành nghề ở các trung tâm đô thị sầm uất hạng 1 như Bắc Kinh, Thượng Hải hay Quảng Châu thường yêu cầu mức lương cao hơn so với các bác sĩ ở các khu vực khác. Theo một thống kê, mức lương trung bình của các bệnh viện Bắc Kinh là 10.917 NDT/tháng (khoảng 37,3 triệu đồng). Mức thưởng trung bình cuối năm của các bệnh viện ở thủ đô là 31.727 NDT (khoảng 107 triệu đồng).

Dữ liệu từ Báo cáo khảo sát tình trạng nhân lực bệnh viện Trung Quốc năm 2022 cho thấy thu nhập khám bệnh trung bình của bác sĩ là 94.000 NDT/năm (khoảng 321 triệu đồng), và 70% bác sĩ cho biết thu nhập khám bệnh trước thuế của họ thấp hơn 100.000 NDT/năm (khoảng 342 triệu đồng).

Trước đó, năm 2018, hai học giả Trường Cao đẳng Y tế Liên minh Bắc Kinh công bố mức thu nhập của bác sĩ tại Trung Quốc trên tạp chí Y khoa BMC Health Services Research. Đây làkết quả cuộc khảo sát tại 136 bệnh viện trên khắp 31 tỉnh Trung Quốc với sự tham gia của hơn 17.600 bác sĩ.

Theo đó, mức lương trung bình hằng năm của bác sĩ Trung Quốc là 13.764 USD (khoảng 339 triệu đồng) vào năm 2015. Các bác sĩ ở miền Đông Trung Quốc kiếm được nhiều t.iền hơn so với những người ở miền Trung và miền Tây. Mức lương của bác sĩ nam năm 2015 là 14.832 USD (khoảng 365 triệu đồng), cao hơn mức lương của đồng nghiệp nữ là 12.912 USD (khoảng 318 triệu đồng).

Trong số những người được hỏi, 76,3% làm việc hơn 40 giờ/tuần. Trung bình các bác sĩ điều trị cho 40 bệnh nhân mỗi ngày. Do đó, 67,2% bác sĩ dành không quá 10 phút cho mỗi bệnh nhân ngoại trú. Sau khi điều chỉnh theo độ t.uổi và vị trí quản lý, mức lương được gắn với số năm làm việc, trình độ học vấn và chuyên môn, nhưng không phụ thuộc vào số giờ làm việc hằng tuần và giới tính.

Chính phủ Trung Quốc đang tích cực cải cách t.iền lương y tế để hơn 4 triệu bác sĩ được hưởng nguồn phúc lợi xứng đáng, từ đó có thể cải thiện chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của bệnh nhân, theo Times Finance.

Năm 2017, Trung Quốc đã triển khai thí điểm chương trình cải cách t.iền lương ở các bệnh viện công. Tháng 8/2021, với sự chấp thuận của Quốc vụ viện, 5 cơ quan đã cùng ban hành “Các ý kiến ​​chỉ đạo về việc tăng cường cải cách hệ thống t.iền lương ở các bệnh viện công” và triển khai cuộc cải cách ở cấp quốc gia.

Chính quyền thành phố Tam Minh, tỉnh Phúc Kiến, lần đầu tiên thực hiện chế độ trả lương hằng năm cho nhân viên y tế với tiêu chuẩn lương cụ thể như: Bác sĩ chính: 300.000 NDT (khoảng 1 tỷ đồng); bác sĩ điều trị: 200.000 NDT (khoảng 684 triệu đồng); bác sĩ nội trú: 150.000 NDT (513 tỷ đồng); kỹ thuật viên /dược sĩ: 80% chức danh chuyên môn cùng cấp; y tá: 70% chức danh nghề nghiệp cùng cấp; nhân viên hành chính: 40% chức danh chuyên môn cùng cấp.

Cụ thể hơn, nếu một người là kỹ thuật viên hoặc dược sĩ ở Tam Minh và có một chức danh chuyên môn nhất định, mức lương của người đó sẽ bằng 80% mức lương của một người có chức danh tương tự nhưng ở vị trí cao hơn.

Giả sử có hai kỹ thuật viên, cả hai đều có chức danh khác nhau nhưng có cùng trình độ chuyên môn và trách nhiệm. Nếu một kỹ thuật viên kiếm được 100.000 NDT mỗi năm thì kỹ thuật viên còn lại có chức danh thấp hơn sẽ kiếm được 80.000 NDT/năm, bằng 80% mức lương cao hơn.

Tuệ Huy

Ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Có trường hợp ung thư phổi di căn não đã sống tiếp được 5 năm, hiện tại các chỉ số đều tốt.

Ung thư phổi không phải là dấu chấm hết cho người bệnh.

Ung thư phổi sống được bao lâu?

Ung thư phổi tiên lượng điều trị bệnh cũng như kéo dài t.uổi thọ cho bệnh nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu phát hiện sớm kết hợp với các kỹ thuật xâm lấn tiên tiến và điều trị đích, hóa xạ trị phối hợp… sẽ giúp người bệnh ung thư phổi kéo dài t.uổi thọ hơn trước.

Cách đây 5-10 năm, cứ 10 ca khám hô hấp sẽ phát hiện 1-2 ca bị ung thư phổi đã được xem là nhiều, thì hiện nay, tỷ lệ này là 5/5, thậm chí lên tới 7/10 ca. Hơn nữa, nhắc đến ung thư phổi, tiên lượng t.uổi thọ của bệnh nhân thường rất ngắn. Có những bệnh nhân 1 tháng, 3 tháng nhiều nhất là 1 năm đối với các trường hợp phát hiện giai đoạn muộn. Tuy nhiên, hiện nay với năng lực y tế ngày càng tiến bộ, ung thư phổi không phải là dấu chấm hết với người bệnh.

TS.BS Đinh Thị Hòa giải đáp thông tin về tiên lượng t.uổi thọ cho những người mắc ung thư phổi.

Kéo dài t.uổi thọ cho nhiều trường hợp ung thư phổi giai đoạn cuối

Với năng lực y tế hiện nay đối với những người trường hợp ung thư phổi kể cả giai đoạn 4 di căn não có trường hợp đã sống được 5 năm, và tới hiện tại các chỉ số rất tốt. Bên cạnh đó có những bệnh nhân kéo dài t.uổi thọ lên tới 7-8 năm thậm chí 10 năm.

Thời gian gần đây, Bệnh viện 19-8 đã tiếp nhận và điều trị hóa chất cho một bệnh nhân nữ (45 t.uổi) mắc ung thư phổi biểu mô tuyến. Khi phát hiện đã có tổn thương di căn não. Bệnh nhân được sử dụng thuốc đích thế hệ thứ 3. Sau 3 tháng chụp lại tổn thương não, khối di căn đã hết. Do vậy bệnh nhân không phải làm thêm xạ trị.

Một trường hợp khác là bệnh nhân nam 36 t.uổi, mắc ung thư biểu mô tuyến phổi. Sau khi chẩn đoán, các bác sĩ đã lựa chọn thuốc điều trị đích. Sau 6 tháng sử dụng thuốc theo phác đồ, xét nghiệm chất chỉ điểm khối u đã trở về bình thường.

T.uổi thọ của bệnh nhân ung thư phổi tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Phát hiện sớm ung thư phổi bằng kỹ thuật siêu âm nội soi

Hiện nay số ca mắc ung thư phổi ngày càng tăng. Tuy nhiên bệnh thường phát hiện ở giai đoạn muộn, điều trị khó khăn, tốn kém. Hơn nữa tiên lượng những người ung thư phổi giai đoạn muộn tỷ lệ sống trên 5 năm chỉ khoảng 10%. Do vậy nội soi siêu âm là một trong những kỹ thuật giúp phát hiện ở giai đoạn sớm để có thể áp dụng đa hóa trị hoặc phẫu thuật giúp kéo dài t.uổi thọ cho bệnh nhân.

Kỹ thuật sinh thiết hạch trung thất rất nhỏ (dưới 1mm) giúp chẩn đoán giai đoạn và xác định chẩn đoán ung thư phổi một cách chính xác nhất. Hơn nữa còn phát hiện những bệnh lý về hạch lao mà những biện pháp thông thường không tiếp cận được. Đây là phương pháp ý nghĩa giúp các bác sĩ lâm sàng định hướng chẩn đoán ung thư phổi. Đặc biệt là chẩn đoán sớm ung thư phổi, đ.ánh giá giai đoạn ung thư phổi, giúp tiên lượng điều trị cho bệnh nhân tốt hơn.

Phát hiện và điều trị sớm ung thư phổi có thể giúp kéo dài t.uổi thọ cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, để hạn chế việc phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn muộn, người dân cần thăm khám sức khỏe định kỳ và tầm soát theo từng đối tượng nguy cơ. Đặc biệt dấu hiệu sớm của ung thư phổi thì đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám.

Những đối tượng có nguy cơ mắc ung thư phổi

– Người hút t.huốc l.á, kể cả hút thuốc thụ động. Những người hút t.huốc l.á có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 20-50 lần so với người bình thường.

– Những người làm việc trong môi trường có chứa các chất như amimăng, chất phóng xạ, kim loại nặng, silica… Hoặc những người sống ở nơi có môi trường không khí ô nhiễm, khó bụi gây tổn thương cơ quan hô hấp là t.iền đề phát sinh ung thư phổi.

– T.iền sử gia đình có người mắc ung thư phổi

– Người mắc các bệnh lý mạn tính như viêm phế quản mạn tính, phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản… nếu để tổn thương kéo dài có thể là t.iền đề gây ung thư.

– Những người có chế độ ăn nhiều tinh bột, uống rượu bia.

Ung thư phổi có lây không? |SKĐS

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *