Sản phẩm p.hân h.ủy của Vitamin B3 (còn gọi là Niacin) dư thừa có liên quan đến nguy cơ cao hơn về việc mắc các biến cố tim mạch như đau tim, đột quỵ.
Các sản phẩm thực phẩm được bổ sung Vitamin B3
Trong nhiều thập kỷ qua, ngành công nghiệp thực phẩm ở Hoa Kỳ đã bổ sung Niacin – còn được gọi là vitamin B3 – vào các sản phẩm bánh mì, bột mì và ngô để ngăn ngừa bệnh viêm da Pellagra, một căn bệnh do thiếu chất dinh dưỡng này.
Chương trình này thành công đến mức ngày nay, bệnh viêm da pellagra hầu như không được biết đến trong nước Mỹ nữa, ngoại trừ một số nhóm dân cư có tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng.
Mặc dù ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt là một điều tốt, nhưng một nghiên cứu mới được công bố ngày 19/2 trên tạp chí Nature Medicine cho thấy rằng, dư thừa Niacin trong chế độ ăn uống có thể có mặt trái – làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Niacin, hay vitamin B3 cần thiết cho hệ thần kinh khỏe mạnh. Hầu hết mọi người đã có đủ trong chế độ ăn uống của họ.
Bánh mì, bột mì và các thực phẩm khác được bổ sung Niacin. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng điều này có thể cần phải được xem xét lại dựa trên những phát hiện mới.
Trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã xem xét cụ thể sản phẩm phụ do trao đổi chất của lượng Niacin dư thừa được gọi là 4PY.
Các nhà nghiên cứu chưa đặt mục tiêu kiểm tra vai trò của Niacin đối với bệnh tim mạch. Thay vào đó, họ đang cố gắng xác định lý do tại sao khi mọi người được điều trị các yếu tố nguy cơ khác – chẳng hạn như bệnh tiểu đường và cholesterol cao – một số người vẫn mắc các biến cố về tim mạch.
Trong nghiên cứu ban đầu của họ, 4PY, có tên đầy đủ là N1-methyl-4-pyridone-3-carboxamide, xuất hiện như một dấu hiệu có thể có trong m.áu về nguy cơ tim mạch. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã truy tìm hợp chất này có liên quan đến lượng Niacin dư thừa.
Họ phát hiện ra rằng những người tham gia mà mức 4PY cao nhất có nguy cơ mắc các biến cố tim mạch nguy hiểm như đau tim hoặc đột quỵ tăng gấp đôi so với những người ở mức thấp nhất.
Bệnh viêm da pellagra, cần B3 để ngăn ngừa và chữa trị.
Nói cách khác: “Cứ trong bốn người thuộc nhóm của chúng tôi thì có một người có mức 4PY cao và có nguy cơ mắc các biến cố tim mạch nguy hiểm cao hơn đáng kể”, tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Stanley Hazen, chủ tịch khoa học tim mạch và chuyển hóa tại Phòng nghiên cứu Lerner của Phòng khám Cleveland Viện ở Ohio, nói với Healthline.
Các nhà nghiên cứu cho rằng 4PY làm tăng nguy cơ tim mạch do tình trạng viêm trong mạch m.áu, được gọi là viêm mạch m.áu.
Tác dụng của Niacin với tim
Khả năng của Niacin làm giảm cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL hoặc “cholesterol xấu”) và triglyceride (hay còn gọi là chất béo trung tính), rồi tăng cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL, hoặc “cholesterol tốt”) dẫn đến nó được sử dụng như một phương pháp điều trị để ngăn ngừa bệnh tim mạch trước khi chế tạo được thuốc làm giảm cholesterol.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy, dùng Niacin không làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch hoặc không mang lại lợi ích gì thêm khi sử dụng cùng với thuốc đặc chế để giảm cholesterol.
Một nghiên cứu trong tạp chí Cao đẳng Mỹ về Tim mạch thậm chí còn phát hiện ra rằng việc sử dụng Niacin có thể làm tăng nhẹ nguy cơ t.ử v.ong sớm.
Thêm vào đó, những phát hiện của nghiên cứu mới cho thấy rằng Niacin dư thừa có thể chống lại một số lợi ích của lượng Niacin nhỏ hơn, chẳng hạn như hỗ trợ hệ thần kinh.
Tiến sĩ Cheng-Han Chen, bác sĩ Tim mạch can thiệp và Giám đốc y khoa của Chương trình Cấu trúc Tim tại Trung tâm Y tế MemorialCare Saddleback ở Laguna Hills, California cho biết: “Mặc dù Niacin trước đây được kê đơn làm thuốc giảm cholesterol nhưng việc sử dụng nó đã không còn được ưa chuộng vì nhiều nghiên cứu không tìm thấy nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch như suy nghĩ ban đầu”.
Tiến sĩ Chen không tham gia vào nghiên cứu. Ông nói với Healthline: “Nghiên cứu mới này sẽ làm rõ hơn việc nên dừng sử dụng Niacin trong bệnh tim”.
Tuy nhiên, Chen cảnh báo rằng cần có nhiều nghiên cứu hơn để hiểu mối quan hệ giữa lượng Niacin dư thừa ở mức độ khác nhau và bệnh tim mạch, đặc biệt ở những người dùng thực phẩm chức năng bổ sung Niacin.
Thế nào là quá nhiều Niacin?
Để tránh bị thiếu hụt, người lớn cần 14 đến 18 miligam Niacin mỗi ngày. Điều này có thể được tìm thấy trong 6 ounce cá ngừ hoặc 4 ounce đậu phộng, còn các loại thực phẩm khác, bao gồm cả những thực phẩm được tăng cường Niacin.
Các nhà nghiên cứu viết rằng, để so sánh, mức độ dùng để điều trị của Niacin – chẳng hạn như lượng được sử dụng trong các thử nghiệm lâm sàng để giảm cholesterol – nằm trong khoảng từ 1.500 đến 2.500 miligam mỗi ngày.
Hazen cho biết những người dùng sản phẩm niacin kê đơn hoặc không kê đơn bị loại khỏi phân tích. Vì vậy, chế độ ăn uống là nguồn cung cấp Niacin chính cho người tham gia.
Các nhà nghiên cứu không có dữ liệu về lượng Niacin mà những người tham gia nhận được trong chế độ ăn uống của họ. Tuy nhiên, Hazen chỉ ra rằng việc tiêu thụ quá nhiều Niacin – hoặc các hợp chất liên quan như nicotinamide adenine dinucleotide, axit nicotinic và nicotinamide riboside – trước đây đều đã được chứng minh là làm tăng mức độ 4PY, cũng như một sản phẩm p.hân h.ủy khác, là 2PY.
Trong nghiên cứu này, 2PY còn được gọi là N1- methyl-2-pyridone-5-carboxamide, không liên quan đến tình trạng viêm hoặc nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn.
Theo Khảo sát kiểm tra sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia 2017-2020 (NHANES), người Mỹ có xu hướng nhận đủ Niacin để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt, tiêu thụ trung bình 37 miligam Niacin mỗi ngày. Ngoài ra, cuộc khảo sát đó cho thấy ít hơn 4% người trưởng thành báo cáo tiêu thụ ít hơn 15 miligam mỗi ngày.
Vì vậy, hầu hết người Mỹ đều nhận đủ Niacin trong chế độ ăn uống của họ, một số trong đó đến từ thực phẩm tăng cường, điều mà Hazen cho rằng có thể cần phải xem xét lại dựa trên những phát hiện mới này.
Ông nói trong một thông cáo: “Điều rút ra chính không phải là chúng ta nên cắt bỏ toàn bộ lượng Niacin hấp thụ – đó không phải là một cách tiếp cận thực tế. Với những phát hiện này, một cuộc thảo luận về việc liệu có nên tiếp tục ủy quyền tăng cường Niacin vào bột mì và ngũ cốc ở Hoa Kỳ hay không?”.
Bác sĩ Chen cảnh báo những người thường xuyên dùng chất bổ sung Niacin, đặc biệt nếu họ đã có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn. Nếu họ đang cân nhắc dùng Niacin hoặc các sản phẩm liên quan, trước tiên họ nên nói chuyện với bác sĩ.
Ông nói: “Tuy nhiên, việc tránh các thực phẩm tăng cường Niacin có thể khó khăn hơn vì chúng có mặt khắp nơi trong chuỗi thức ăn”. Vì vậy, “việc tăng cường Niacin trong thức ăn có thể cần được xem xét ở cấp độ cao hơn như một vấn đề của chính sách công”.
Các thực phẩm có trong tự nhiên giàu Vitamin B3.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, những người có lượng sản phẩm p.hân h.ủy Niacin dư thừa cao hơn có nguy cơ mắc các biến cố tim mạch bất lợi lớn như đau tim và đột quỵ.
Sản phẩm p.hân h.ủy này, được gọi là 4PY, có khả năng gây nên tình trạng viêm trong mạch m.áu để làm tăng nguy cơ tim mạch.
Các nhà nghiên cứu cho rằng cần nhiều nghiên cứu hơn để hiểu mối liên hệ giữa các mức độ dư thừa Niacin khác nhau và nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Các nhà nghiên cứu kêu gọi cần kiểm tra lại việc bổ sung Niacin vào thực phẩm để tránh cho cộng đồng các nguy cơ gia tăng các bệnh do dư thừa Niacin-B3.
Cà chua ăn sống hay nấu chín tốt hơn?
Cà chua là thực phẩm phổ biến có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe từ bổ mắt tới phòng ngừa ung thư, mỡ m.áu, ngăn chặn biến cố tim mạch, tăng sức đề kháng.
Các thành viên trong gia đình tôi đều thích ăn cà chua. Tôi dùng cà chua làm canh, nước ép, salad. Khi có người ốm, mẹ tôi thường nấu chín cà chua, nghiền nát, lọc lấy nước uống. Xin chuyên gia tư vấn sử dụng cà chua sống hay chín sẽ tốt hơn? Xin cảm ơn. (Vũ Minh Hằng – Thanh Xuân, Hà Nội)
Lương y Bùi Đắc Sáng – Hội Đông Y Hà Nội trả lời:
Cà chua có nhiều loại khác nhau tùy theo mỗi nơi trồng. Ví dụ cây cà kiu (cà chua ta) có lá mỏng, quả hình cầu bé, chua hơn. Loại quả to gọi là cà chua tây có nguồn gốc ở Nam Mỹ, nay được trồng phổ biến khắp nước ta để lấy quả ăn, nấu canh giấm, làm mứt, tương ớt, xốt cà chua…
Cà chua là loại thực phẩm hằng ngày nhưng nhiều người không biết rõ tác dụng như thế nào. Loại quả này chứa nhiều lycopene là chất chống oxy hóa rất tốt với sức khỏe. Một số nghiên cứu cho thấy chất này hỗ trợ ngăn ngừa bệnh lý tim mạch, mỡ m.áu; có khả năng dự phòng ung thư.
Bảng so sánh dinh dưỡng của cà chua và các thực phẩm khác (100g):
Trong 100g cà chua chứa 20% lượng vitamin A cần cho mỗi ngày; vitamin C (20-25%) tăng cường miễn dịch. Vì vậy, khi bạn ốm, mệt mỏi, bổ sung cà chua sẽ tăng cường đề kháng. Cà chua còn giàu vitamin K tốt cho thành mạch, có khả năng chống đông m.áu. Cà chua có kali tăng đào thải muối, tốt cho người bị tăng huyết áp.
Theo Đông y, cà chua có tính chua, ngọt, nhạt, mát, có tác dụng bổ huyết, sinh tân dịch, giúp tiêu hóa, điều hòa bài tiết.
Cà chua có thể ép nước dành cho trường hợp suy nhược cơ thể, ăn không ngon miệng, nhiễm độc mạn tính, bị sung huyết, m.áu đặc dính (mỡ m.áu), xơ cứng tiểu động mạch, đau khớp, thống phong, urê huyết cao, sỏi niệu đạo, sỏi mật, táo bón, viêm ruột.
Cà chua có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Ảnh: Freepik.
Cà chua có hai cách sử dụng là nấu chín hoặc ăn sống. Cà chua chứa lycopene khi nấu chín sẽ giúp tăng hấp thụ hơn khi ăn sống. Cà chua cũng có axit oxalic, nếu ăn nhiều dễ gây sỏi thận nhưng nấu chín, axit này có thể bay hơi.
Một số nghiên cứu cho rằng cà chua nấu chín tốt hơn ăn sống. Tuy nhiên, theo tôi, bạn chọn nấu chín hay ăn sống tùy vào món ăn. Ví dụ, khi làm salad, nước ép, bạn có thể ăn sống cà chua như trái cây thông thường. Cà chua cũng có thể nấu chín khi làm các món xốt, hấp, nước canh.
Lưu ý, người đang dùng thuốc chống đông hạn chế ăn cà chua. Người đau dạ dày, tá tràng cẩn trọng vì cà chua vẫn chứa axit gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Không nên dùng cà chua chưa chín vì chứa chất kiềm, ăn xong thấy vị chát ở miệng, ăn nhiều dễ bị trúng độc.