Các bác sĩ quyết định đốt ổ loạn nhịp trong trái tim em bé mới 7 tháng t.uổi bởi phát hiện ra bé gặp cùng lúc 2 vấn đề về tim có thể gây đột tử, trong đó có một hội chứng hiếm gặp.
Lần đầu tiên, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) đã điều trị thành công tình trạng rối loạn nhịp tim c.hết người do hội chứng hiếm gặp Wolff – Parkinson – White (WPW) cho một em bé mới 7 tháng t.uổi.
WPW là một vấn đề bẩm sinh, trong trái tim bệnh nhi sẽ xuất hiện một “con đường phụ” dẫn điện sai lầm giữa buồng trên và buồng dưới của bệnh nhi, gây ra những nhịp tim rất nhanh và rối loạn. WPW có thể khiến em bé đột tử bất cứ lúc nào.
Các bác sĩ đang kể lại ca bệnh ngoạn mục – ảnh: ANH THƯ
Trước đó, b.é t.rai L.M.K. đã được gia đình đưa đến bệnh viện trong tình trạng thường xuyên mệt, tim đ.ập nhanh bất thường. Kết quả kiểm tra cho thấy ngoài WPW, bé còn mắc một dị tật tim tên Ebstein, gây tím nặng.
Việc phẫu thuật cho em bé là hết sức khó khăn bởi lẽ chính tình trạng rối loạn nhịp tim đặt ca mổ và cả quá trình hậu phẫu vào rủi ro lớn nhất: mất bệnh nhi. Theo y văn, kỹ thuật đốt ổ loạn nhịp bằng sóng cao tần để trị dứt điểm WPW chỉ phù hợp với bé trên 5 t.uổi, nặng trên 15 kg.
Bé K. trong vòng tay mẹ. Bé hồi phục rất tốt – ảnh do bệnh viện cung cấp
Nhưng cho dù được sử dụng các thuốc chống loạn nhịp hiện đại nhất, cháu bé vẫn ngày một suy yếu, bú kém, làn da tím…. và trên bờ vực nguy cơ đột tử.
Các bác sĩ đã quyết định phải thực hiện đốt ổ loạn nhịp, với một bộ dụng cụ nhỏ bé được chuẩn bị riêng cho bé. Sau 2 giờ cân não, các bác sĩ đã hoàn toàn chữa hết “bệnh lạ” cho cháu bé.
Hiện bé K. hồi phục sức khỏe rất tốt, đang được theo dõi hậu phẫu.
Theo PGS-TS-BS Vũ Minh Phúc, cố vấn khối tim mạch – phẫu thuật dị tật tim bẩm sinh của Bệnh viện Nhi Đồng 1, thủ thuật nói trên chỉ là lựa chọn cuối cùng trong các trường hợp em bé bệnh quá nặng, điều trị nội khoa không đáp ứng chứ không phải bé nào mắc WPW hay các vấn đề rối loạn nhịp tim khác cũng cần đốt ổ buồng tim bằng sóng cao tần. Ca bệnh cho em bé rất nhỏ nói trên đã mở đường để các bác sĩ tiếp tục cứu sống những em bé dưới 5 t.uổi khác bị vấn đề nguy hiểm này đe dọa.
A. Thư
Theo nguoilaodong
Lý giải hiện tượng khó thở sau khi ăn
Cảm thấy hơi khó thở sau bữa ăn thường xuyên xảy ra thì có thể là do một nguyên nhân tiềm ẩn thậm chí là nghiêm trọng nào đó.
Ăn quá nhiều hoặc quá nhanh
Dạ dày sẽ trở nên phình to hơn sau khi tiêu thụ nhiều thức ăn hoặc ăn quá nhanh. Bạn cũng có thể cảm thấy vùng bụng trên căng phồng lên, dạ dày phình giãn ra và ép vào cơ hoành sẽ làm cho bạn khó thở sau ăn.
Dị ứng thực phẩm
Khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức đối với thực phẩm hoặc các chất chứa trong thực phẩm đó có thể gây ra tình trạng khó thở. Thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất là lạc (đậu phộng), lúa mì, sữa, cá, sò ốc, tôm, cua…
Các bệnh lý hô hấp
Đường hô hấp bị tắc do chất nhầy hoặc đờm sẽ làm cho không khí di chuyển vào và ra phổi trở nên khó khăn khiến bạn cảm thấy không thở được. Bạn cũng có thể cảm thấy khó thở khi bạn bị hen suyễn. Viêm phổi cũng có thể gây ho và thở gấp.
Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản
Trào ngược dạ dày – thực quản cũng có thể là nguyên nhân của khó thở sau khi ăn. Đó là một tình trạng mà trong đó thực quản dưới của bạn mở ra không hợp lý, khiến acid và thực phẩm từ dạ dày di chuyển ngược lên và đi vào thực quản. Bạn cũng có thể cảm thấy thắt nghẹt ở mỏ ác cũng như ở vùng bụng dưới của bạn đi kèm với ho khan, khàn giọng, khó thở và khó nuốt.
Rối loạn nhịp tim
Bạn có thể không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào nếu bị rối loạn nhịp nhẹ, nhưng nếu rối loạn nhịp tim nặng có thể gây ra các triệu chứng như khó thở, kiệt sức, tức ngực và ngất xỉu. Trong một số trường hợp hiếm hoi, loạn nhịp cũng có thể dẫn đến ngừng tim.
Chứng rối loạn lo âu
Các rối loạn lo âu là các loại bệnh tâm lý đặc trưng với hoang tưởng, sợ hãi và bồn chồn. Bạn có thể nhận thấy các triệu chứng khác nhau trong các chứng rối loạn lo âu, chẳng hạn như rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn hoảng loạn, ám ảnh và lo lắng, trong đó khó thở là một triệu chứng thường gặp của rối loạn lo âu.
Để giảm nguy cơ khó thở sau khi ăn
Ăn nhai chậm và kỹ. Tránh nằm ngủ ngay sau khi ăn, tối thiểu 1-2 giờ sau khi ăn mới nằm.
Tập thể dục thường xuyên, nhưng không được ngay sau bữa ăn, tối thiểu 2 giờ sau ăn bạn mới bắt đầu tập thể dục. Duy trì cân nặng khỏe mạnh.
Tránh các thực phẩm chế biến sẵn. Tăng cường ăn ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau cải. Ăn nhiều cá nước lạnh như cá thu, cá hồi. Hạn chế các chất đạm như thịt đỏ.
Theo anninhthudo