Bác sĩ giải thích về việc đổ mồ hôi ngày nắng nóng

Đổ mồ hôi là nỗi khổ của nhiều người khi thời tiết nắng nóng. Nhưng chắc bạn không biết rằng điều này có thể có lợi cho sức khỏe một cách bất ngờ.

Đổ mồ hôi, đặc biệt là khi thời tiết nóng bức, ẩn chứa rất nhiều lợi ích ít người biết, theo tờ Hindustan Times.

Bác sĩ Sakshi Singh, chuyên gia tư vấn Nội khoa ở Bệnh viện Amrita Faridabad (Ấn Độ), giải thích những lợi ích sức khỏe của việc đổ mồ hôi vào mùa hè.

Lợi ích tiềm ẩn của đổ mồ hôi mùa nắng nóng

Đổ mồ hôi, đặc biệt là khi thời tiết nóng bức, ẩn chứa rất nhiều lợi ích ít người biết. Bác sĩ Singh giải thích: Quá trình tự nhiên này, vốn thuộc sinh lý con người, đóng vai trò quan trọng không chỉ giúp hạ nhiệt mà còn tăng cường sức khỏe và tinh thần theo nhiều cách không ngờ tới.

Làm mát, chống say nắng

Về bản chất, đổ mồ hôi chính là hệ thống điều hòa không khí bẩm sinh của cơ thể. Khi nhiệt độ tăng, cơ thể giải phóng độ ẩm qua tuyến mồ hôi lên bề mặt da.

Khi độ ẩm này bay hơi, nó mang theo nhiệt, làm giảm nhiệt độ cơ thể một cách hiệu quả.

Cơ chế này không chỉ giúp cơ thể đối phó với tình trạng quá nóng mà còn giúp ngăn ngừa say nắng khi thời tiết quá nóng bức.

Giải độc và thanh lọc cơ thể

Bạn có biết đổ mồ hôi là một phương pháp giải độc hiệu quả?

Mặc dù chức năng chính của mồ hôi là điều chỉnh nhiệt độ nhưng nó cũng tạo điều kiện loại bỏ một số độc tố và tạp chất ra khỏi cơ thể qua mồ hôi, hỗ trợ quá trình thanh lọc cơ thể.

Sự giải độc tự nhiên này còn góp phần làm cho da sạch hơn và giảm mụn trứng cá, giúp làn da đẹp hơn!

Tăng cường hệ miễn dịch

Nghiên cứu mới cho thấy đổ mồ hôi có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch. Mồ hôi chứa các peptide kháng khuẩn có hiệu quả chống lại vi khuẩn, nấm và virus, đặc biệt là các mầm bệnh có hại trên bề mặt da.

Có nghĩa là đổ mồ hôi có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi n.hiễm t.rùng, đặc biệt quan trọng trong mùa nắng nóng khi mầm bệnh dễ phát triển.

Giải phóng “hoóc môn hạnh phúc”, giảm căng thẳng

Đổ mồ hôi không chỉ ngăn ngừa tình trạng quá nóng mà còn giúp mọi người tham gia vào các hoạt động thể chất mà không bị say nắng khi thời tiết quá nóng bứ. Ảnh Pexels

Các hoạt động gây đổ mồ hôi vốn có tác dụng kích thích giải phóng endorphin vốn là thuốc giảm đau tự nhiên của cơ thể.

Những “hoóc môn hạnh phúc” này có thể dẫn đến cảm giác hưng phấn cùng với tinh thần tích cực và tràn đầy năng lượng.

Hơn nữa, việc đổ mồ hôi khi trời nóng bức hoặc khi gắng sức cũng có thể làm giảm căng thẳng và lo lắng, mang lại trạng thái nhẹ nhàng, an yên và sảng khoái.

Làm đẹp da

Đổ mồ hôi cũng có thể tác động tích cực đến làn da. Đổ mồ hôi làm lỗ chân lông mở ra, loại bỏ bụi bẩn, dầu và các tạp chất khác, từ đó giảm tình trạng mụn đầu đen và mụn trứng cá.

Hơn nữa, mồ hôi cung cấp nước cho da giúp cải thiện độ đàn hồi và làm sáng da, mang lại vẻ ngoài khỏe mạnh, tràn đầy sức sống hơn.

Mặc dù cần phải làm sạch da sau khi đổ mồ hôi để ngăn chặn sự tái hấp thu của các tạp chất này, nhưng mồ hôi là chất tẩy tế bào c.hết và dưỡng ẩm tự nhiên.

Tuy nhiên, cần uống đủ nước và ăn nhiều trái cây, rau quả để làm mát cơ thể khi trời nắng nóng, theo Hindustan Times.

Ba thói quen uống nước gây hại cho cơ thể vào ngày nắng nóng

Ngày hè nắng, người dân thường muốn uống ly nước lạnh giúp giải tỏa cơn nóng, khát. Tuy nhiên, hành động này lại vô tình gây hại cho cơ thể.

Trời nắng nóng tôi háo nước và rất thích nước lạnh, nước ngọt ướp đá. Xin bác sĩ cho biết sử dụng nước ướp lạnh có tốt không? Uống nước đúng cách ngày hè như thế nào? (Phạm Thiện, Hà Nội)
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm oxy cao áp Việt Nga, Bộ Quốc phòng (Hà Nội), tư vấn:

Nước vô cùng quan trọng với cơ thể. Vì vậy, chuyên gia đưa ra khuyến cáo nếu bạn không ăn 100 ngày mới t.ử v.ong nhưng không uống nước chỉ được 100 giờ sẽ không thể tồn tại. Nước giúp duy trì hoạt động cho cơ thể, nước tham gia quá trình điều hòa nhiệt, đào thải chất cặn bã.

Các chuyên gia đều cảnh báo thói quen uống nước tai hại ngày nắng nóng gồm:

– Uống nước quá lạnh: Ngày hè nắng, người dân thường muốn uống ly nước lạnh giúp giải tỏa cơn nóng, khát. Tuy nhiên, hành động này lại vô tình gây hại cho cơ thể. Nước lạnh làm co mạch m.áu trong hệ tiêu hóa, làm rối loạn vi tuần hoàn m.áu.

– Uống nước quá nhiều: Một số người có thói quen sau khi đi ngoài trời nắng sẽ uống hết ly nước to trong thời gian ngắn để giải cơn khát. Tuy nhiên, hành động này không tốt cho sức khỏe. Hành động này làm gia tăng áp lực lên hệ tuần hoàn, thận. Uống nước nhiều còn khiến bạn đi tiểu nhiều, gây rối loạn chất điện giải như natri, kali…


Nước ngọt giúp giải khát nhưng dễ gây rối loạn chuyển hóa. Ảnh: Freepik.

– Lạm dụng thức uống có ga, có cồn: Nắng nắng, nhu cầu sử dụng đồ uống ngọt, bia tăng lên. Việc uống thực phẩm có đường ướp lạnh thường tạo cảm giác ngon, mát. Tuy nhiên, một lon nước ngọt chứa khoảng 25-40gram đường. Trong khi đó, một người chỉ cần 20gram đường/ngày. Vì vậy, bạn không nên coi nước ngọt là đồ uống hằng ngày, liên tục vì có nguy cơ gây ra các rối loạn về chuyển hóa, tăng nguy cơ béo phì, đái tháo đường nếu dùng quá nhiều.

Uống nước như thế nào là đủ?

Đối với người bình thường, lượng nước trung bình mỗi ngày là 40ml/kg. Ví dụ bạn nặng 50kg cần uống 2 lít nước. Số nước này chia làm 8 phần và phân đều 3 – 3 – 2 vào các buổi sáng, chiều, tối. Người bị bệnh lý mãn tính như tim mạch, thận cần tư vấn bác sĩ về lượng nước sử dụng trong ngày.

Hằng ngày, bạn có thể theo dõi mình uống đủ nước hay không qua quan sát nước tiểu. Nước tiểu có màu vàng nhạt là đủ nước. Thời gian đi tiểu quá 4 đến 6 giờ, nước tiểu sẫm màu là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu nước.

Lưu ý, không chờ cơ thể báo khát mới uống nước, nên uống từng ngụm nhỏ thường xuyên, luôn để nước trong tầm tay.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *