GS.TS Ngô Quý Châu, Phó giám đốc Phụ trách bệnh viện Bạch Mai cảnh báo, nhiều người bệnh có thói quen c.hết người khi dùng lại đơn thuốc cũ, đe dọa “hết thuốc chữa” khi kháng kháng sinh xảy ra.
Hội chứng “mượn đơn”, dùng đơn thuốc cũ
Phó Giám đốc Phụ trách phụ trách Bệnh viện Bạch Mai – GS.TS Ngô Quý Châu cảnh báo, không ít người bệnh khi bị ốm không chịu đi khám mà lục lại đơn thuốc cũ được bác sĩ kê trước đó 3-4 năm để tự điều trị…để rồi thắc mắc uống mãi không khỏi.
Hay tình trạng “mượn đơn” nhà hàng xóm xảy ra rất phổ biến ở nhiều gia đình như PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cảnh báo.
“Thấy con nhà hàng xóm khụt khịt, ốm sốt đi khám bác sĩ kê đơn thuốc, hôm sau con mình cũng có hiện tượng tương tự, bà mẹ liền “mượn đơn” tham khảo, tự mua thuốc để làm bác sĩ cho con, thậm chí cho con uống cả kháng sinh khi chưa được bác sĩ kê đơn”, PGS Dũng cảnh báo.
Theo GS.TS Ngô Quý Châu, tình trạng tuỳ ý lạm dụng kháng sinh, sử dụng đơn thuốc cũ, uống kháng sinh khi chưa được chỉ định là mối đe dọa thường trực đối với an ninh y tế cộng đồng, làm gia tăng tình trạng kháng thuốc.
“Chuyện người bệnh hắt hơi, sổ mũi, ho… liền chạy ra hiệu thuốc mua kháng sinh vẫn còn rất phổ biến. Hầu hết người bệnh trước khi đến viện đã tự uống thuốc ở nhà, chỉ đến viện khi uống mãi không khỏi. Thậm chí có những người bệnh tự ý dùng lại đơn thuốc cũ được bác sĩ kê trước đó 3-4 năm. Việc tự mua thuốc như thế này có thể không phù hợp về liều, về thuốc so với mặt bệnh…”, GS Châu cảnh báo.
“Chẳng hạn, một liều cần uống 3g/ngày song người bệnh chỉ uống một nửa liều. Điều nguy hiểm là khi uống kháng sinh mà không đủ liều sẽ dẫn tới việc vi khuẩn thích nghi dần và là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Thậm chí có bệnh nhân mới uống được 2-3 ngày thấy đỡ bệnh đã tự ý ngưng sử dụng kháng sinh”- GS.TS Ngô Quý Châu phân tích thêm.
Kêu gọi không tuỳ tiện sử dụng kháng sinh
Tương tự ở t.rẻ e.m, PGS Dũng nhấn mạnh: “Đến 85% các trường hợp viêm họng ở t.rẻ e.m là do virus, có nghĩa là dùng kháng sinh không hiệu quả, chỉ điều trị triệu chứng ho, sốt… vài ngày bệnh sẽ tự lui. Nhưng rất nhiều bà mẹ sốt ruột, đi khám bác sĩ không kê kháng sinh thấy con mãi không khỏi liền tự chạy đi mua thuốc kháng sinh cho con uống”, PGS Dũng chia sẻ.
Về vấn đề tùy tiện sử dụng kháng sinh, PGS Dũng chia sẻ, ông đi nhiều nước trên thế giới và không đâu lại bán kháng sinh dễ dàng như ở Việt Nam. “Đi mua kháng sinh, loại thuốc được mệnh danh là “vũ khí” t.iêu d.iệt các bệnh lý nhiễm khuẩn mà dễ hơn cả mua… rau. Thích mua loại nào cũng được, liều dùng bao lâu cũng vô tư. Uống thì cũng tùy tiện như khi mua. Đang uống 1 – 2 hôm bệnh đỡ là có thể tự bỏ. 2 – 3 hôm không đỡ lại đi mua kháng sinh khác. Sự tùy tiện trong sử dụng kháng sinh là một nguyên nhân rất lớn góp phần tăng tỷ lệ kháng thuốc”, PGS Dũng nói.
Đồng quan điểm này, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh – Bộ Y tế cho biết, hiện nay vẫn còn tình trạng lạm dụng kháng sinh trong cộng đồng, người dân mua thuốc kháng sinh dễ “như mua rau”, cứ ra hiệu thuốc là mua được kháng sinh.
“Ngay cổng Bộ Y tế, bước ra mấy mét thôi muốn mua kháng sinh nào cũng được bán mà không phải trình đơn hay bất cứ giấy tờ chứng nhận bác sĩ kê đơn”, PGS Khuê nói.
Cũng theo ông Khuê, việc sử dụng kháng sinh tại các bệnh viện là khá nghiêm ngặt. Thế nhưng ở trên thị trường, ai cũng có thể mua kháng sinh mà không cần đơn. Người Việt vẫn tồn tại tư duy có bệnh ra hiệu thuốc mua kháng sinh uống vài ngày không đỡ mới tính tiếp, mà đỡ rồi thì khỏi đi bác sĩ.
Chính vì thế, kháng thuốc đang thực sự là mối đe dọa thường trực đối với an ninh y tế công cộng tại Việt Nam cũng như của toàn cầu. “Thế giới mỗi năm có hàng chục nghìn người t.ử v.ong do kháng thuốc và phải chi phí hàng chục tỷ đô la cho kháng thuốc” – ông Khuê nói.
Theo TS Khuê, nói dễ hiểu nhất, kháng kháng sinh tức là đến lúc bị bệnh lý nhiễm khuẩn nhưng kháng sinh không còn t.iêu d.iệt được vi khuẩn đó bởi nhờn thuốc, không có thuốc chữa cho người bệnh. Trong khi đó, lịch sử sáng chế kháng sinh và quá trình phát triển của nó cho thấy tốc độ tìm ra kháng sinh mới không kịp so với mức độ gia tăng của vi khuẩn kháng thuốc. Theo đó, những năm 1940 kháng sinh đầu tiên được phát minh là penicillin nhưng chỉ 10 năm sau đã xuất hiện vi khuẩn kháng loại thuốc này.
Được biết, tới đây Bộ Y tế sẽ chỉ đạo các bệnh viện có khảo sát đ.ánh giá kết quả thực hiện các giải pháp chống kháng kháng sinh. Đồng thời kêu gọi các nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, cộng đồng cùng chung tay chấm dứt tình trạng lạm dụng và sử dụng kháng sinh sai mục đích.
Bộ Y tế cũng đã thực hiện đề án “Tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017 – 2020″; Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin kết nối các cơ sở cung ứng thuốc để thực hiện việc bán thuốc theo đơn, kiểm soát tình trạng người dân lạm dụng kháng sinh.
Tú Anh
Theo Dân trí
Tự ý sử dụng kháng sinh: Thói quen vô cùng nguy hiểm
Các bác sĩ cảnh báo tự dùng thuốc vô cùng nguy hiểm, bởi khi không đủ liều vi khuẩn sẽ thích nghi với kháng sinh và không bị t.iêu d.iệt.
Hưởng ứng Tuần lễ truyền thông về phòng, chống kháng thuốc do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phát động hàng năm trên toàn thế giới, giới chuyên gia, các bác sĩ đã nhắc lại “câu chuyện cũ” đã khiến xu hướng kháng thuốc gia tăng và đang trở thành một nguy cơ lớn cho toàn thể nhân loại.
Nguy hiểm nhưng vẫn tự ý sử dụng kháng sinh
Đây là thói quen sử dụng thuốc vô cùng nguy hiểm mà hầu như người Việt nào cũng có. Dù biết hậu quả của tự ý sử dụng thuốc và lạm dụng kháng sinh, nhưng thói quen này rất khó loại bỏ. GS.TS. Ngô Quý Châu, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, tình trạng bệnh nhân tự mua thuốc kháng sinh để sử dụng vẫn còn, dù có giảm so với trước đây. Vẫn có những trường hợp người bệnh khi thấy có dấu hiệu hơi ho, hơi sốt… sẽ ra hiệu thuốc để mua kháng sinh uống theo tư vấn của người bán thuốc. Có người mua lại những loại thuốc đã được bác sĩ kê đơn nhiều năm trước đây.
GS.TS. Ngô Quý Châu, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai.
GS.TS Ngô Quý Châu khuyến cáo việc tự mua thuốc tự điều trị, người bệnh sẽ mua thuốc không phù hợp về nhiều mặt, nhất là về liều lượng. Ví dụ, một liều kháng sinh cần 3gram/ngày, nhưng người bệnh chỉ dùng nửa liều.
“Cách dùng thuốc như vậy rất nguy hiểm, bởi vì khi thuốc không đủ liều, vi khuẩn sẽ thích nghi với kháng sinh và không bị t.iêu d.iệt. Đây là nguyên nhân xuất hiện những loại vi khuẩn kháng kháng sinh. Hay có những bệnh nhân dùng thuốc 1-2 hôm thấy đỡ bệnh nên dừng uống thuốc. Thông thường liều kháng sinh là 5 ngày, và liều dài ngắn là tùy từng loại bệnh. Khi dùng thuốc chưa đủ thời gian cũng gây ra tình trạng kháng thuốc”, ông Châu nói.
WHO đã khẳng định nỗ lực bảo tồn kháng sinh, để giữ kháng sinh có hiệu lực cho các thế hệ tương lai. Thách thức không chỉ ở Việt Nam mà còn mang tính toàn cầu là việc nhận thức của người dân về việc sử dụng kháng sinh.
TS. Kidong Park – Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam khẳng định: “Chúng tôi rất quan tâm tới chủ đề kháng kháng sinh tại Việt Nam. Việc phát động các chương trình, chiến dịch quốc về chủ đề kháng kháng sinh và cải thiện tình trạng kháng kháng sinh là trọng tâm WHO muốn thực hiện tại Việt Nam. Ở góc độ giám sát, chúng tôi đã tổ chức các chương trình đ.ánh giá, quan sát việc sử dụng kháng sinh tại các bệnh viện. WHO đã phối hợp với Bộ Y tế Việt Nam phát động chương trình quản lý sử dụng kháng sinh tại các bệnh viện và có khoảng 50% các bệnh viện tại Việt Nam tham gia”.
Ông cũng Kidong Park cũng nêu thách thức toàn cầu trong cuộc chiến này: “Có hai số liệu mà chúng ta đang thiếu là có bao nhiêu vi khuẩn đã kháng thuốc và kháng với những loại kháng sinh nào. Số liệu thứ hai là tần suất sử dụng và loại kháng sinh nào được sử dụng nhiều nhất. Chưa có thống kê bao nhiêu % thuốc kháng sinh đã bị dùng sai liều, bị lạm dụng và dùng sai chỉ định”.
FAO khuyến cáo sử dụng tối ưu kháng sinh trong chăn nuôi
Theo ông Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), ngành nông nghiệp, đặc biệt từ năm 2000 đến nay, đã rất quan tâm, chú trọng và quản lý và phòng chống kháng kháng sinh. Theo đó, tăng cường thông tin tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi và người nuôi trồng thủy sản sử dụng hiệu quả kháng sinh. Chính phủ và Bộ Nông nghiệp cũng đã đưa ra lộ trình dừng việc sử dụng kháng sinh bổ sung vào thức ăn cho vật nuôi là gia súc, gia cầm và thủy sản.
“Chúng tôi đang hoàn thiện cơ sở pháp lý của Luật Thú y và Luật Chăn nuôi – là hai bộ luật liên quan trực tiếp đến phòng chống dịch bệnh và sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và trong nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, là tăng cường và quản lý chặt việc nhập khẩu nguyên liệu kháng sinh để sản xuất các thành phẩm thuốc thú y dùng trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Đồng thời, tăng cường giám sát, ví dụ như trước khi thu hoạch trong nuôi trồng thủy sản, các cơ sở thu mua sẽ yêu cầu lấy mẫu kiểm tra xem các thủy sản có tồn dư kháng sinh, đặc biệt là các loại kháng sinh nguy hiểm. Quy trình này cũng tương tự như trong chăn nuôi. Kể cả với những sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam cũng phải lấy mẫu kiểm tra tác nhân dịch bệnh và dư lượng về kháng sinh hay các hóa chất khác theo quy định của Việt Nam và quốc tế”.
FAO cam kết cùng Việt Nam kiểm soát kháng sinh trong chăn nuôi.
Điều phối viên cao cấp của FAO tại Việt Nam, TS. Pawin Padungtod cũng khẳng định rằng: “Kháng sinh không phải lúc nào cũng là câu trả lời cho các bệnh truyền nhiễm ở động vật. Do đó, việc người nông dân, người bán thuốc và ngay cả bác sĩ thú y nhận thức rõ hơn về những nguy cơ do kháng thuốc gây ra và sử dụng kháng sinh có trách nhiệm là hết sức quan trọng. Việc này không chỉ để bảo vệ sức khỏe của động vật, con người mà còn để duy trì sự hiệu quả của kháng sinh trong việc điều trị các bệnh ở động vật”.
Theo ông Padungtod, việc tạo ra vật nuôi khỏe mạnh và năng suất cao là hoàn toàn có thể bằng cách áp dụng các biện pháp chăn nuôi tốt, an toàn sinh học hiệu quả và có kế hoạch tiêm phòng tốt.
FAO sẵn sàng đồng hành với Việt Nam trong việc tối ưu sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, đảm bảo môi trường sinh học và an toàn chăn nuôi và nông nghiệp. Vị đại diện của FAO khẳng định rằng, việc sử dụng kháng sinh đúng cách trong chăn nuôi đem lại lợi ích đầu tiên và trực tiếp cho người nông dân./.
Theo VOV