Bác sĩ lý giải tình huống ‘không uống rượu bia vẫn có nồng độ cồn’

Theo bác sĩ Cấp, tùy phân bổ hệ vi sinh đường ruột của từng người khác nhau mà lượng cồn nội sinh sẽ khác nhau.

Nồng độ cồn này rất nhỏ cần các phương tiện siêu nhạy mới phát hiện được.

Sau khi VietNamNet đăng tải bài viết Bộ Y tế hỏi ý kiến chuyên gia về việc ‘không uống rượu bia vẫn có nồng độ cồn’, nhiều độc giả bày tỏ sự quan tâm tới tình huống này và băn khoăn ” liệu cồn nội sinh và cồn do bia rượu có khác nhau hay không”?

Giải đáp thắc mắc của độc giả, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho hay trong hệ tiêu hóa con người luôn có các vi sinh vật chuyển hóa đường bột thành cồn. Ngoài ra chính cơ thể chúng ta cũng chuyển hóa tạo ra một lượng cồn nhỏ. Cơ thể hấp thụ lượng cồn này gọi là cồn nội sinh.

“Tùy phân bổ hệ vi sinh đường ruột của từng người khác nhau mà lượng cồn nội sinh sẽ khác nhau ở từng người”, bác sĩ Cấp cho biết. Cồn nội sinh và cồn do bia rượu đều là cồn ethanol.


Cồn nội sinh và cồn do bia rượu đều là cồn ethanol. Ảnh minh họa: Đình Hiếu

Diễn giải cụ thể hơn, vị chuyên gia cho biết nồng độ alcohol (cồn) nội sinh trong m.áu khoảng 0.26-0.75mg/lít (rất thấp). Nồng độ cồn trong hơi thở bằng khoảng 1/2.100 trong m.áu. Tức là nồng độ cồn nội sinh trong hơi thở khoảng 0.00012-0,00036 mg/lít khí thở (khoảng 1-3 phần triệu gram trong mỗi lít khí thở).

“Đây là nồng độ rất nhỏ cần các phương tiện siêu nhạy mới phát hiện dương tính được, còn phương tiện thông thường không đủ để phát hiện vì độ nhạy thấp. Vì thế người dân không nên quá lo lắng”, bác sĩ cho biết.

Về thắc mắc liệu chỉ hít phải hơi cồn trong rượu hoặc dùng cồn súc miệng thì khi đo nồng độ cồn có dương tính hay không? Bác sĩ Cấp cho biết một số thí nghiệm liên quan vấn đề này đã được thực hiện. Theo đó, nếu hít thở trong môi trường kín có cồn (như đ.ánh đổ cồn ra khoang kín) thì có thể trong hơi thở có một lượng cồn đủ để kích hoạt máy đo thông thường. Song chỉ cần ra môi trường thoáng, thở trong 1-2 phút là lượng cồn này bay đi, không còn dương tính.

Uống 2 lon bia mất bao lâu để nồng độ cồn về 0?

Sau khi uống rượu bia, việc đào thải nồng độ cồn tùy vào cơ thể của mỗi người, nhưng bạn sẽ mất khoảng 6 tiếng cho 1 lon bia, 1 ly rượu mạnh.

Xin chào bác sĩ, cuối năm tôi phải tiếp khách. Mặc dù hạn chế uống rượu bia hoặc không lái xe. Tuy nhiên, có những ngày tôi uống từ tối hôm trước chỉ 2-3 lon bia, hôm sau vẫn có mùi bia dù người tỉnh táo. Tôi phải đặt xe đi làm, không tự lái xe vừa bất tiện, tốn kém. Bác sĩ cho biết, nếu uống hai lon bia thì cần bao lâu đào thải hết cồn. Bùi Trọng Hiếu (Thanh Xuân, Hà Nội)

Thượng tá, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm oxy cao áp Việt – Nga, Bộ Quốc phòng tư vấn:

Việc sử dụng rượu bia ít vẫn có những mặt lợi ích cho sức khỏe, giúp tiêu hóa, lưu thông m.áu tốt hơn (ở lượng thấp)… Nhưng hiện nay, 1 cốc bia, 1 ly rượu bạn vẫn bị vi phạm quy định về nồng độ cồn. Vậy 2 lon bia cần bao lâu để thổi nồng độ cồn không dương tính.

Thông thường, 1 đơn vị cồn tương đương 10g ethanol nguyên chất 200ml bia, 1 ly rượu vang 75ml, 1 chén rượu mạnh 25ml. Một đơn vị cồn cần 1 tiếng p.hân h.ủy hoàn toàn qua đường hô hấp và bài tiết khoảng 15%, còn lại là cồn được đào thải tại gan.

Hai lon bia sẽ tương đương với 3 đơn vị cồn và chúng ta sẽ mất khoảng 3 tiếng để thải trừ cồn. Tuy nhiên, sau khi thải trừ, cơ thể cần 2-3 tiếng để cồn trong hơi thở được phát tán hết. Khi đó, bạn thổi nồng độ cồn sẽ không dương tính. Như vậy, 2 lon bia bạn sẽ mất khoảng 6 tiếng để có thể đưa nồng độ cồn về 0.

Một số trường hợp cơ thể đào thải chậm hơn hoặc nhanh hơn nhưng bạn cũng nên thận trong. Có người uống từ tối hôm trước nhưng sáng hôm sau nồng độ cồn trong m.áu, trong hơi thở vẫn còn, nhưng có người thì không. Những người có chức năng gan suy yếu hay có cơ thể chuyển hóa chậm hơn sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Với quy định hiện nay, khi bạn bị thổi nồng độ cồn chỉ cần phát hiện ra cồn trong hơi thở dù chưa tới 0,25mg/L bạn đã vi phạm. Vì vậy, một cốc bia trong vòng một tiếng bạn vẫn có khả năng bị phạt. Nếu bạn lái xe cần tránh uống bia trong khoảng 5-6 tiếng trước khi lái xe, dù chỉ là một cốc.

Còn trường hợp bạn uống từ 5-6 lon bia vào tối hôm trước sẽ cần có tối thiểu 12 tiếng để cơ thể đào thải cồn, ít nhất là 24 tiếng để đảm bảo không phát hiện ra cồn trong hơi thở.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *