Đang chơi ở nhà, b.é g.ái 4 t.uổi đột ngột cười lệch miệng bên phải, ăn uống kém, mệt mỏi, được chẩn đoán liệt dây thần kinh do trời rét.
Ngày 29/1, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương thông tin, đơn vị tiếp nhận trường hợp trẻ 4 t.uổi liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên.
Trước khi nhập viện, trẻ đột ngột cười lệch miệng về phía bên phải, không sốt, không nôn ói, trẻ mệt hơn, ăn uống kém hơn, trước đó bé vẫn ăn uống, vui chơi bình thường. Gia đình rất lo lắng nên đưa trẻ đến viện khám ngay.
Trẻ được điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng để lấy lại vận động.
Tuy nhiên, trẻ còn nhỏ t.uổi, sợ kim châm, nên quá trình chữa trị gặp nhiều khó khăn. Các bác sĩ phải xoa bóp bằng tay, kết hợp châm cứu và chiều đèn hồng ngoại. Sau 15 ngày, sức khỏe của bé đã ổn định và được ra viện.
Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên là tình trạng mất vận động hoàn toàn hay yếu các cơ của nửa mặt. (Ảnh minh họa)
Dây thần kinh số 7 là dây thần kinh vận động, chi phối vận động cơ mặt. Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên là tình trạng mất vận động hoàn toàn hay yếu các cơ của nửa mặt, xảy ra khi dây thần kinh này bị chèn ép và gây sưng viêm.
75% trường hợp xảy ra khi cơ thể bị lạnh đột ngột. Lúc cơ thể suy yếu cộng với thói quen để máy lạnh, quạt thổi trực tiếp vào mặt, tắm đêm, ướt mưa, từ phòng máy lạnh ra trời nóng hoặc từ ngoài vào phòng máy lạnh đột ngột, tình trạng này có thể xảy ra. Trẻ bị liệt dây thần kinh số 7 chủ yếu do lạnh.
Để phòng bệnh, mọi người nên giữ ấm đầu, mặt, cổ cho trẻ. Khi trời rét, tránh mở cửa đột ngột để gió lạnh tạt vào mặt trẻ. Buổi tối, không để trẻ ngồi gần cửa sổ, tránh gió lùa.
Nên tắm cho trẻ vào một trong hai khung giờ 9h30-10h30, hoặc 13-16h. Thời gian tắm gội chỉ khoảng 5-10 phút với trẻ lớn và không quá 2-3 phút với trẻ nhỏ.
Hạn chế cho trẻ nhỏ ra ngoài buổi tối, nếu ra ngoài cần mặc ấm, quấn khăn, đội mũ, chơi trong thời gian ngắn.
Trẻ đi đường xa phải che ấm hàm, đeo khẩu trang, không nên cho trẻ ngồi phía trước xe, bảo vệ đầu và gáy, mặc đủ ấm và tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột như từ nóng chuyển sang lạnh.
Vì sao trời lạnh dễ gây ê buốt răng?
Răng là một trong những bộ phận tiếp xúc đầu tiên với thức ăn, có tác dụng nghiền nát chúng nên đóng vai trò rất quan trọng trong hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên, răng nhạy cảm với nhiệt độ, không chỉ món lạnh mà khí hậu lạnh cũng có thể gây ê buốt răng.
Khi cắn phải thức ăn quá lạnh, chẳng hạn như kem, thì răng sẽ xuất hiện cảm giác ê buốt. Tình trạng răng nhạy cảm này chỉ kéo dài trong vài phút hoặc vài giờ, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Thời tiết lạnh có thể gây những vết nứt siêu nhỏ trên men răng và gây ê buốt . SHUTTERSTOCK
Răng nhạy cảm xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Độ t.uổi thường bị răng nhạy cảm nhất là từ 20 đến 40 t.uổi. Những nguyên nhân thường gặp có thể dẫn đến răng nhạy cảm là đ.ánh răng quá mạnh, hao mòn răng, nghiến răng hoặc bệnh về nướu.
Trên thực tế, răng được cấu tạo từ nhiều phần khác nhau. Lớp ngoài cùng là men răng, có tác dụng chống lại nhiệt độ lạnh và nóng từ bên ngoài. Chính nhờ lớp men bảo vệ mà răng chúng ra có thể nhai, cắn, nghiền nát thức ăn mà không cảm thấy đau nhức hay khó chịu.
Men răng thực sự là lớp vỏ bao bọc cứng nhất trên cơ thể người. Tuy nhiên, qua thời gian sử dụng, men răng sẽ bị hao mòn. Tình trạng này làm lộ ngà răng. Ngà răng là phần nhạy cảm của răng và có màu vàng nhạt. Đây cũng là lớp bảo vệ ống tủy răng, nơi chứa dây thần kinh và mạch m.áu.
Men răng dù rất cứng nhưng có thể dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều tác nhân trong miệng. Chẳng hạn, men răng có thể bị mòn nếu uống quá nhiều nước ngọt hoặc nước ép trái cây có tính a xít cao. Các món chua, kẹo cũng là thủ phạm làm mòn men răng.
Không chỉ chế độ ăn uống mà một số loại bệnh cũng tác động xấu đến men răng. Chẳng hạn, bệnh trào ngược a xít dạ dày khiến a xít từ dạ dày trào ngược lên miệng và tiếp xúc, gây hư hại men răng.
Với thời tiết lạnh, đặc biệt là vào những tháng cuối năm, men răng sẽ giãn ra hoặc co lại và ảnh hưởng đến răng. Cụ thể, khi răng trong miệng sẽ giãn ra do tiếp xúc với nước bọt và hơi ấm cơ thể. Nhưng khi hít thở hay nói chuyện, răng sẽ tiếp xúc với không khí lạnh và bị co lại.
Sự giãn nở và co lại đột ngột như vậy có thể gây ra các vết nứt nhỏ trên men răng, dẫn đến cảm giác ê buốt. Tình trạng này đặc biệt rõ ở những chiếc răng đã trám. Ngoài ra, thời tiết lạnh cũng làm dây thần kinh trong răng nhạy cảm hơn và dẫn đến ê buốt.
Để ngăn ngừa ê buốt, mọi người nên giữ ẩm phần miệng bằng khăn choàng khi ra ngoài. Đ.ánh răng bằng kem có fluoride sẽ giúp bảo vệ men răng và giảm ê buốt do không khí lạnh, theo Healthline.