Uống những đồ nóng như nước chanh, cà phê trước khi ăn sáng giúp tăng cường trao đổi chất, tăng tốc độ giảm cân của bạn.
Những đồ này vừa ngon, vừa lợi, tội gì không uống nhỉ? – Shutterstock
Các chuyên gia khẳng định, bắt đầu buổi sáng với một thức uống nóng, bổ dưỡng là sự thúc đẩy tuyệt vời cho sự trao đổi chất, sẽ giúp tăng tốc độ giảm cân.
Bác sĩ, chuyên gia sức khỏe và chăm sóc sức khỏe Bonnie Balk của Maple Holistic nói trên SheFinds rằng nước chanh nóng trước khi ăn sáng đem lại nhiều lợi ích. Ông chia sẻ: “Khoảng 15-30 phút trước bữa ăn bổ dưỡng, vắt nửa quả chanh vào cốc nước 8 ounce (khoảng 237ml). Thức uống chứa đầy chất dinh dưỡng này sẽ hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường hệ thống miễn dịch”.
Chanh là một bổ sung tuyệt vời cho bất kỳ chế độ ăn kiêng nào, đặc biệt là đối với những người đang cố gắng giảm cân. Chanh có vitamin C, vitamin B, canxi, sắt, kali và chất xơ. Mỗi chất dinh dưỡng này có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn.
Cụ thể, chất xơ trong chanh có thể tăng tốc độ giảm cân. Bác sĩ Balk giải thích: “Chúng giúp duy trì cảm giác no và giảm cơ hội ăn quá nhiều vào cuối ngày”.
Ngoài ra, các vitamin B có liên quan đến chức năng trao đổi chất khỏe mạnh, “Vitamin C trong chanh có thể làm giảm căng thẳng và tránh n.hiễm t.rùng”, bác sĩ Balk nói với SheFinds.
Lynell Ross, huấn luyện viên sức khỏe và chăm sóc sức khỏe, chuyên gia dinh dưỡng và người sáng lập Zivadream, thì khẳng định, caffeine trong cà phê cũng có thể giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất của bạn.
“Nghiên cứu ban đầu cho thấy caffeine có thể tăng tốc độ trao đổi chất và đốt cháy chất béo một cách vừa phải”, Lynell Ross phát biểu. Các bạn có thể xem thêm các tác dụng khác của cà phê tại đây.
Theo thanhnien
Thừa cân, béo phì, nhiều nguy cơ gây bệnh
Theo các chuyên gia y tế, cả nam lẫn nữ, cơ thể tích mỡ trong bụng và dưới da quanh bụng sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc nhiều bệnh lý ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Anh Quang Huy (43 t.uổi) giám đốc một công ty xây dựng ở quận Bình Thủy, TP Cần Thơ thường được bạn bè, người quen thân gọi với biệt danh anh Huy béo vì cân nặng hơn 90kg. Nhiều khi nhìn lại mình, mới ngoài 40 mà cơ thể đã “xập xệ”, nhất là cái bụng bia quá cỡ, khiến anh không khỏi ngậm ngùi.
“Bà xã tôi cứ càm ràm chồng ngày càng phát tướng lại lười tập thể dục”- anh Huy bộc bạch. Theo anh Huy, lo làm ăn, cậy t.uổi trẻ nên không chăm lo sức khỏe. Hai năm nay, cân nặng ngày càng tăng mà sức khỏe thì ngày càng đi xuống. Mới đây, anh đến bệnh viện tầm soát, bác sĩ chẩn đoán anh bị thừa cân, mỡ trong m.áu, gan nhiễm mỡ, khuyên anh phải giảm cân, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Các chuyên gia y tế cho rằng, người có vòng bụng càng to càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh.
Thống kê của các tổ chức y tế cho thấy, bệnh lý béo phì đang có chiều hướng gia tăng khắp nơi trên thế giới, nhất là ở phương Tây và các nước đang phát triển. Ước tính đến năm 2025, thế giới có khoảng 18% nam giới và 21% nữ giới béo phì. Bác sĩ CKII Lưu Ngọc Trân, là Trưởng khoa nội tiết, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cho biết, tùy theo mức độ và thời gian tăng cân, béo phì có thể là nguyên nhân hoặc yếu tố thúc đẩy của nhiều bệnh đồng mắc như đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp, rối loạn lipid m.áu, bệnh tim mạch, rối loạn chức năng gan, giảm chức năng hô hấp, giảm khả năng sinh sản, rối loạn tâm lý và nguy cơ ung thư,… Sự tích mỡ ở bụng và dưới da quanh bụng khiến người bệnh có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch chuyển hóa.
Theo bác sĩ Lưu Ngọc Trân, một số nguyên nhân được cho là trực tiếp gây bệnh béo phì như yếu tố môi trường, lối sống, ít hoạt động thể lực và thói quen ăn uống ít chất xơ lại nhiều chất béo bão hòa… Ngoài ra, các yếu tố bệnh lý, tâm lý, di truyền cũng có thể là nguyên nhân gây nên béo phì.
Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố tiêu chuẩn giới hạn BMI dành cho người châu Á, có cân nặng hợp lý, thể trạng khỏe mạnh trong khoảng từ 18,5 – 22,9 kg/m2. Chỉ số BMI được xem là thừa cân cần phải can thiệp khi 23,0 kg/m2 và béo phì khi BMI 25,0 kg/m2. Béo phì làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid m.áu, và đái tháo đường tuýp 2, cùng với nhiều bệnh lý khác như bệnh gan nhiễm mỡ, trào ngược dạ dày thực quản, ngưng thở khi ngủ và viêm khớp.
Bác sĩ Lưu Ngọc Trân cho biết, người bệnh béo phì muốn cải thiện tình trạng phải bắt đầu từ việc thay đổi lối sống, thực hiện hành vi ăn uống hợp lý, tăng cường hoạt động thể lực. Chế độ ăn phải tuân theo nguyên tắc giảm năng lượng nhưng không dưới 800 kcal/ngày; phân bố bữa ăn thích hợp, không nên ăn vào buổi tối, hạn chế thịt mỡ, chất béo bão hòa, glucid hấp thu nhanh (các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga), muối 6g/ngày. Mọi người cần uống đủ nước, từ 1,5 – 2 lít/ngày.
Tiến trình thay đổi chế độ ăn diễn ra gồm 2 giai đoạn: giai đoạn đầu giúp giảm cân, giai đoạn sau củng cố kết quả. Để đạt được điều này cần có sự tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng. Bên cạnh đó, tăng cường hoạt động thể lực: vận động cơ thể làm tiêu hao năng lượng, phục hồi chức năng vận động, hô hấp, tạo cảm giác phấn khởi, lành mạnh trong cuộc sống. Cần có chế độ tập luyện phù hợp với từng cá nhân, phải có sự hướng dẫn của chuyên gia thể hình và theo dõi của thầy thuốc để tránh các tai biến do quá sức, chấn thương,…
Bài, ảnh: HẢI TIẾN
Theo baocantho