Theo quan niệm của y học cổ truyền, cá chạch có vị ngọt, tính bình, có công dụng bồi bổ tỳ vị, dưỡng thận, trừ thấp, làm hết vàng da, cầm đi lỏng và có lợi cho dương sự (tri liêt dương).
Các sách thuốc cổ như Bản thảo cương mục, Tùy tức cư ẩm thực phổ, Trấn nam bản thảo, Yhọc nhập môn, Thánh tễ tổng lục… đều nói rất kỹ về công dụng của cá chạch. Người xưa thường dùng chạch để chữa các chứng bệnh như tiêu khát (đái tháo đường), dương nuy (liệt dương), trĩ, viêm gan, mụn nhọt, l.ở l.oét ngoài da.
Sau đây là những bài thuốc được dùng:
Chữa đái tháo đường
Cá chạch phơi khô đốt thành than để chữa bệnh đái tháo đường cách chế biến như sau: lấy 10 con cá chạch bỏ đầu đuôi, làm sạch phơi khô, đem đốt thành than tán bột. Lá sen tươi cũng đem phơi khô tán bột. Khi dùng lấy hai thứ với lượng bằng nhau, trộn đều, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 2 thìa nhỏ.
Chữa suy nhược cơ thể
Bài thuốc này có công dụng bổ tì vị, bổ huyết, dùng thích hợp cho những người suy nhược cơ thể, gầy yếu, thiếu m.áu, t.rẻ e.m suy dinh dưỡng…
Cá chạch120g , đem rán vàng, các vị thuốc gồm: hoàng kỳ 15g, đảng sâm 15g, hoài sơn 30g, đại táo 15g, gừng tươi 5g. Tất cả đem nấu kỹ, lấy nước, bỏ bã, chia dùng vài lần trong ngày.
Dùng cho người viêm gan tiểu tiện không thông
Món này giúp bổ tỳ vị, trừ thấp, dùng thích hợp cho người bị viêm gan, vàng da, tiểu tiện không thông.
Cá chạch, 250g, 0,5kg đậu phụ. Cá chạch làm sạch, bỏ đầu đuôi, đậu xắt miếng đem nấu chín rồi cho cá chạch vào, đun sôi một lát là được, thêm hành, gừng tươi và gia vị, dùng làm canh ăn.
Dùng cho người liệt dương
Cá chạch 250g , cùng mỡ lợn, hạt tiêu và gia vị vừa đủ. Tất cả đem nấu dạng canh để dùng. Có thể cho thêm tôm sống tươi 30g và một chút rượu vang.
Dùng liên tục món này trong nửa tháng sẽ giúp bổ thận, trợ dương, có lợi cho dương sự, dùng thích hợp cho người bị liệt dương, suy giảm khả năng t.ình d.ục.
Theo BS Nguyễn Thị Hương
Khoa hoc & Đơi sông
Thời gian tốt nhất trong ngày dành cho việc “ăn, ngủ, nghỉ”
Bạn có biết thời gian nào chúng mình nên măm măm, ngủ, cũng như tập luyện thể thao chưa?
Thời gian ngủ tốt nhất
Con người ngủ sâu được vào khoảng 8- 12 giờ đêm, vì vậy bạn nên sắp xếp thời gian ngủ vào khoảng lúc 9 giờ tối đến 12 giờ đêm là oki nhất. Tránh “cú vọ” tới tận 1- 2 giờ sáng nhé!
Thời gian thức dậy tốt nhất
5- 6 giờ sáng là đỉnh điểm cao trào của đồng hồ sinh học. Trong khoảng thời gian đó, sức lực con người đang hừng hực mạnh mẽ, đó chính là giây phút làm việc và học tập cho hiệu quả cực kì cao. Bạn biết thức dậy giờ nào là tốt nhất rồi phải không?
Thời gian ghi nhớ tốt nhất
6- 7 giờ sáng thường là thời gian ghi nhớ ngắn cực ổn. Thời gian ghi nhớ tốt nhất là vào buổi chiều tối. Vì vậy cần lướt nhanh nhớ gấp trước giờ phỏng vấn, giờ thuyết trình thì dậy sớm tí. Còn giờ để chuẩn bị mọi thứ, học thuộc mọi thứ thì nên làm từ chiều rồi nhé!
Thời gian nghỉ trưa tốt nhất
Khả năng hoạt động của đầu óc thấp nhất vào khoảng 1 giờ trưa, vì vậy ngủ trưa vào thời gian này là không thể hợp lý hơn.
Thời gian luyện tập thể dục tốt nhất
Những người lao động trí óc được các bác sĩ khuyên nên luyện tập thể dục vào buổi sáng, vì lúc ấy trạng thái ức chế của đại não chuyển sang trạng thái hưng phấn để chuẩn bị cho một ngày làm việc và học tập mới thật hiệu quả.
Riêng với các vận động viên thể thao thực thụ, thời gian luyện tập đỉnh nhất là tầm 9 giờ sáng và 4 giờ chiều. Vào lúc ấy nhiệt độ cơ thể sẽ cao nhất, tính kết dính nhỏ nhất, các khớp xương sẽ linh hoạt hơn.
Thời gian uống nước tốt nhất:
Uống nước vào buổi sáng sau khi dậy sẽ bổ sung được lượng nước tiêu hao của đêm trước và phòng được bệnh huyết áp cao, xuất huyết não…
Ực một cốc nước vào khoảng 10 giờ sáng và ực mốt cốc nữa vào khoảng 3 giờ chiều có thể bổ sung được thành phần nước đã bị thải ra theo mồhôi và nước tiểu, giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tránh việc cơ thể bị axit hóa. Một điều ít ai biết nữa nè: Uống nước lạnh có thể làm cho m.áu lưu thông tốt hơn.