Cà phê uống vào lúc nào trong ngày để có hiệu quả tốt nhất?

Mặc dù cà phê thật sự có thể mang lại lợi ích này nhưng một số chuyên gia khuyến cáo việc uống cà phê ngay khi thức dậy có thể không phải là lựa chọn tốt nhất.

Trên thực tế, chúng ta sẽ không thể tận dụng tốt lợi ích giúp tỉnh táo của cà phê nếu uống ngay khi vừa thức dậy. Vì khi vừa thức dậy, nồng độ hoóc môn căng thẳng cortisol trong cơ thể sẽ đạt đến đỉnh điểm. Đây là loại hoóc môn giúp tăng cường sự tỉnh táo, khả năng tập trung cũng như điều chỉnh quá trình trao đổi chất và phản ứng của hệ miễn dịch, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

Thời gian mà caffeine có tác động tốt nhất đến cơ thể là từ giữa đến cuối buổi sáng. Ảnh PEXELS

Nồng độ cortisol tăng cao có thể ảnh hưởng đến một số phản ứng của hệ miễn dịch. Nếu cortisol đã đạt đến đỉnh điểm khi thức dậy thì uống cà phê ngay lúc đó có thể gây hại nhiều hơn là lợi. Thậm chí, tình trạng này kéo dài có thể khiến cơ thể thích ứng với caffeine, từ đó làm giảm hiệu quả của caffeine.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta không nên uống cà phê vào buổi sáng. Tin vui là những người yêu thích cà phê vẫn có thể duy trì thói quen này. Điều cần thiết là điều chỉnh đôi chút thời gian uống.

Hoóc môn cortisol trong cơ thể được tiết ra tuân theo nhịp sinh học ngủ thức của từng cá nhân. Nồng độ cortisol sẽ đạt đỉnh điểm trong vòng 30 – 45 phút sau khi thức dậy. Sau đó, chúng sẽ giảm dần trong ngày. Đây là một phần lý do giải thích vì sao chúng ta lại cảm thấy rất tỉnh táo vào buổi sáng và bắt đầu cảm thấy mệt mỏi vào chiều tối.

Vì vậy, thời điểm tốt nhất để nạp caffeine từ cà phê sớm nhất là 45 phút sau khi thức dậy, khi mà nồng độ cortisol bắt đầu giảm xuống. Trong khi đó, thời điểm tốt nhất uống cà phê là từ giữa đến cuối buổi sáng. Đó là lúc cortisol bắt đầu giảm nhanh và cảm giác mệt mỏi dần xuất hiện.

Nghiên cứu mới: Uống cà phê đều đặn tốt cho huyết áp, tim mạch

Ví dụ, nếu bạn là người thức dậy vào khoảng 7 giờ sáng thì ly cà phê đầu tiên nên uống sớm nhất là từ 7 giờ 45 phút trở đi. Tuy nhiên, khung thời gian uống cà phê tốt nhất là khoảng 10 – 12 giờ trưa.

Ngoài ra, chúng ta nên tránh uống cà phê quá muộn vào buổi chiều vì có thể gây khó ngủ vào buổi tối. Để đảm bảo cà phê không ảnh hưởng đến giấc ngủ thì mọi người nên ngừng uống cà phê khoảng 6 giờ trước giờ đi ngủ, theo Healthline.

Có nên uống cà phê khi mệt mỏi, bệnh?

Mọi người cần cân nhắc về việc uống cà phê khi bị mệt mỏi hoặc bị bệnh, vì nó có thể dẫn đến một số tác động tiêu cực với sức khỏe.

Cà phê là loại thức uống phổ biến. Trong cà phê có chứa caffeine – vốn là một chất kích thích, có thể làm tăng mức năng lượng, giúp cơ thể cảm thấy tỉnh táo hơn. Vì lý do này, nhiều người chọn uống cà phê để giúp duy trì năng lượng làm việc, thậm chí uống trong lúc cơ thể mệt mỏi hoặc bị bệnh.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến nghị bạn nên cân nhắc về việc sử dụng cà phê trong những lúc sức khỏe không tốt, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

Nhiều người chọn uống cà phê để giúp duy trì năng lượng làm việc. Ảnh Pexels

Kiểm soát lượng cà phê nạp vào cơ thể khi mệt mỏi

Khi mệt mỏi, cơ thể thường kém tập trung và mất năng lượng. Vì vậy, nhiều người cho rằng cà phê có thể giúp cơ thể tỉnh táo, tập trung hơn và duy trì năng lượng làm việc.

Tuy nhiên, ngoài các tác dụng tích cực, caffeine cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ. Mối quan hệ này có thể tạo ra một vòng luẩn quẩn: càng uống nhiều cà phê, cơ thể càng khó đi vào giấc ngủ, từ đó cơ thể càng mệt mỏi và có thể muốn uống thêm cà phê để lấy năng lượng. Do đó, bạn cần kiểm soát lượng cà phê nạp vào cơ thể khi mệt mỏi.

Những trường hợp nên hạn chế dùng cà phê

Đối với người khỏe mạnh, khi tiêu thụ cà phê ở mức vừa phải mang lại một số lợi ích sức khỏe vì nó giàu chất chống oxy hóa.

Tuy nhiên, cà phê cũng có thể có một số tác động tiêu cực. Caffeine trong cà phê có tác dụng lợi tiểu, nghĩa là caffeine có thể hút chất lỏng ra khỏi cơ thể và khiến bạn bài tiết nhiều chất lỏng hơn.

Do đó, nếu bị nôn mửa hoặc tiêu chảy, bị cúm, cảm lạnh nặng hoặc ngộ độc thực phẩm, bạn nên hạn chế dùng cà phê.

Ngoài ra, những người bị loét dạ dày hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa nên thận trọng khi uống cà phê. Theo một nghiên cứu trên 302 người bị loét dạ dày, hơn 80% người tham gia cho biết họ bị đau bụng hơn sau khi uống cà phê.

Bên cạnh đó, cà phê cũng tương tác với một số loại thuốc. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống cà phê trong quá trình uống thuốc do bác sĩ kê đơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *