Nếu bạn hay ai đó bị đau ngực, nhất là kèm với một hay nhiều các triệu chứng kể dưới đây, bạn không nên chờ lâu hơn 5 phút mà gọi cấp cứu khẩn cấp.
Theo BS. Nguyễn Thị Hải Bình, BS. Bùi Ngọc Minh Tâm – Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cơn đau tim thương xay ra vơi đau ngưc.
Cac triêu chưng cua cơn đau tim phu thuôc vao: Mức đô nghiêm trong cua căn bênh, tuôi, giơi, sưc khoe noi chung cua ban. Cac triêu chưng co thê âp đên nhanh va không co gi bao trươc.
Môt sô cơn đau tim xay ra đôt ngôt va dư dôi.
Các dấu hiệu báo trước cơn đau tim
– Môt sô cơn đau tim xay ra đôt ngôt va dư dôi, thơ hôn hên, chen vao tim (cảm giác đè nặng trước ngực) va te nga xuông nên. Sư cô băt đâu tư tư, đau nhe hoăc kho chiu, thương không biêt minh bi cai gi va chơ kha lâu mơi đi kham.
– Đa sô thây kho chiu ơ giưa ngưc keo dai hơn mây phut rôi hêt hoăc bi lai. Co thê cam thây kho chiu như bi đe ep, bi văt, căng đây hoăc đau.
– Kho chiu tai cac vung khac phia trên cơ thê: co thê đau hay kho chiu môt hay hai tay, cô, lưng, ham hay da day.
– Kho thơ kèm khó chịu lồng ngực
– Cac dâu hiêu lo lăng kho chiu khac: Ra mô hôi lanh, buôn nôn hay đau đâu nhe.
Các chuyên gia cũng chỉ ra những triệu chứng cơn đau tim sắp ập đến với phụ nữ:
Cung như ơ nam giơi, phu nư khi bi cơn đau tim thương bi đau hay kho chiu trong lông ngưc. (Cảm giác đè nặng trước xương ức, trước vùng chấn thuỷ hay đau nặng ngực trái). Nhưng ơ nư thương găp nhiêu hơn ơ nam môt sô cac triêu chưng khac, đăc biêt la:
Đau ơ giưa hay phia sau cac xương ba vai
Mêt moi
Chong măt hoa măt
Buôn nôn
Nôn
Ra mô hôi
Đau lông ngưc
Kho thơ
Đau lưng hay ham.
Nguyên nhân cua cơn đau tim ( nhồi m.áu cơ tim)
Cơn đau tim xay ra khi đông mach vanh (la đông mach cung câp mau cho cơ tim) bi cuc mau đông lam tăc môt phân hay hoan toan.
Cung co thê găp khi co mang cholesterol to bôi đăp dần trong lòng đông mach, lam yêu va châm dần, diễn tiến theo thời gian lam ngưng hoan toan dong chay.
Chuyên gia khuyến cáo, nếu bạn hay ai đó bị đau ngực, nhất là kèm với một hay nhiều các triệu chứng kể trên, bạn không nên chờ lâu hơn 5 phút mà nên gọi Cấp cứu 115 hoặc đến khám ngay tại cơ sở y tế gần nhất.
Diệu Thu
Theo baogiaothong
Tầm soát sớm ung thư tế bào gan
Ung thư biểu mô tế bào gan hay ung thư tế bào gan (UTTBG) là một loại ung thư gan nguyên phát, xuất phát từ các tế bào gan bất thường.
Theo thời gian, tế bào này tăng sinh không kiểm soát, tạo thành khối u ác tính, xâm lấn các mô lân cận và di căn tới các cơ quan khác trong cơ thể.
Ảnh minh hoạ
Tại Việt Nam, UTTBG có tần suất mới mắc và tỉ lệ t.ử v.ong đứng đầu trong các bệnh lý ung thư nói chung. Đáng chú ý, theo số liệu thống kê năm 2018, số ca mới mắc ở nước ta là 25.335 trong khi số ca t.ử v.ong là 25.404. Như vậy, tỉ lệ bệnh mới phát hiện tương đương với tỉ lệ t.ử v.ong vì đa số các trường hợp được phát hiện đã ở giai đoạn quá muộn, người bệnh ít có cơ hội được điều trị hiệu quả nên hầu như đều t.ử v.ong. Hằng năm, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (BV ĐHYD TP HCM) tiếp nhận điều trị cho gần 2.000 trường hợp ung thư gan. Thông thường, đối với các trường hợp bệnh nặng, ở giai đoạn cuối có nhiều biến chứng, người bệnh chỉ có thể sống không quá 3 tháng.
Chia sẻ về chủ đề “Chiến lược tầm soát ung thư tế bào gan” tại Hội nghị Gan Mật toàn quốc lần thứ 15, PGS TS BS. Bùi Hữu Hoàng, Trưởng khoa Tiêu hóa – BV ĐHYD TP HCM cho biết: Ở giai đoạn sớm, các dấu hiệu của bệnh UTTBG thường không rõ ràng, khó nhận biết cho nên người bệnh thường không quan tâm việc đi khám bệnh hoặc không hề biết mình đã mắc bệnh, đến khi bắt đầu có các triệu chứng như ăn uống kém, sụt cân, đau tức vùng dưới sườn phải, vàng mắt, phù chân, bụng to… thì đã quá muộn. Việc điều trị chỉ là nâng đỡ thể trạng, giảm đau đớn cho người bệnh. Do vậy, vai trò của việc tầm soát sớm UTTBG là rất quan trọng, càng phát hiện sớm thì người bệnh càng có cơ hội điều trị hiệu quả và triệt để hơn. Đó cũng chính là ý nghĩa của việc phải có chiến lược tầm soát UTTBG nhằm phát hiện sớm để điều trị bệnh một cách triệt để ở giai đoạn sớm, kéo dài sự sống cho người bệnh.
Cụ thể, việc tầm soát UTTBG cần được thực hiện tập trung vào những đối tượng có nguy cơ mắc ung thư gan cao, đặc biệt là người bệnh viêm gan mạn tính do vi rút (viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C) và người bệnh bị xơ gan do bất kỳ nguyên nhân nào. Nước ta có tỉ lệ nhiễm siêu vi viêm gan B rất cao, chiếm hơn 10% dân số. Do vậy, những đối tượng dễ mắc UTTBG bao gồm người bệnh viêm gan siêu vi B và C mạn tính, xơ gan cần được theo dõi, khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng 1 lần, thực hiện siêu âm bụng, các xét nghiệm phát hiện ung thư gan như AFP, PIVKAII… Đến khi phát hiện có khối u bất thường trong gan, người bệnh phải được kiểm chứng chính xác bằng phương pháp chụp X-quang cắt lớp điện toán (CT scan), cộng hưởng từ (MRI) hoặc sinh thiết gan…
Trên thực tế, nhờ chiến lược tầm soát UTTBG sớm, các bác sĩ có thể phát hiện kịp thời các khối ung thư mới xuất hiện, nhờ vậy có thể áp dụng các phương pháp điều trị hiệu quả, triệt để cho người bệnh như: phẫu thuật cắt bỏ phần gan bị ung thư, dùng nhiệt, sóng cao tần phá hủy khối u, nút tắc mạch m.áu nuôi khối u hoặc ghép gan… nhờ vậy mang lại kết quả lâu dài, cải thiện tiên lượng sống cho người bệnh.
PGS TS BS. Bùi Hữu Hoàng tư vấn cho người bệnh
Điển hình, BV ĐHYD TP HCM đã tiếp nhận điều trị cho người bệnh tên N.V.K., 56 t.uổi, ngụ tại Đồng Nai. Cách đây 6 năm, ông K. biết mình bị xơ gan do rượu. Khi đến khám định kỳ tại Phòng khám Viêm gan của Bệnh viện, các bác sĩ cho biết ông K. có nguy cơ bị ung thư gan do tình trạng xơ gan và đã lên kế hoạch theo dõi định kỳ mỗi 6 tháng 1 lần cho người bệnh. Sau 3 năm theo dõi, các bác sĩ phát hiện trong gan có một khối u bất thường khoảng 1cm. Sau khi tiến hành làm các xét nghiệm AFP, chụp CT scan, các bác sĩ xác định đây là khối u ác tính. Sau đó người bệnh được hội chẩn u gan và thực hiện phương pháp dùng sóng cao tần phá hủy khối u. Người bệnh được theo dõi sát sao và tiếp tục điều trị bệnh nền xơ gan. 2 năm sau phẫu thuật, các bác sĩ đ.ánh giá tình trạng người bệnh đã ổn định, chưa ghi nhận khối u tái phát.
PGS TS BS. Bùi Hữu Hoàng khuyến cáo người dân cần nâng cao ý thức trong việc chủ động phòng ngừa và tầm soát bệnh UTTBG. Người chưa mắc bệnh viêm gan siêu vi B thì nên đi chủng ngừa, khi đã có kháng thể bảo vệ thì khả năng ung thư rất thấp. Còn đối với người đã mắc các bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, việc tầm soát là hết sức quan trọng, giúp phát hiện kịp thời và điều trị triệt để UTTBG. Bên cạnh đó, người dân cần ý thức đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và chữa trị tốt bệnh gan, nên duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, hạn chế rượu bia, không để thừa cân béo phì để bảo vệ tốt lá gan của mình trước các nguy cơ dẫn tới ung thư gan.
M.P
Theo petrotimes