Các phương pháp điều trị phình động mạch chủ

Mục tiêu của điều trị phình động mạch chủ là giúp động mạch chủ không bị vỡ. Phương pháp điều trị phụ thuộc vào kích thước của khối phình và quá trình phát triển bệnh.

Bệnh nhân cần được theo dõi định kỳ, thường xuyên.

Điều trị nội khoa phình động mạch chủ

Nếu khối phình động mạch chủ nhẹ, nhỏ hơn 5cm và không có biểu hiện triệu chứng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc chẹn beta và thuốc chẹn kênh canxi. Mục đích dùng thuốc là hạ huyết áp và làm giãn mạch m.áu, nhờ đó làm giảm nguy cơ vỡ khối phình.

– Thuốc chẹn beta: Là một trong những thuốc được sử dụng khá phổ biến trong điều trị bệnh tim mạch. Đây là nhóm thuốc được bác sĩ kê đơn dựa vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Một số thuốc chẹn beta phổ biến như: Acebutolol, atenolol, metoprolol, bisoprolol, propranolol…

Nhóm thuốc chẹn beta có tác dụng làm chậm nhịp tim, giãn mạch m.áu, giảm huyết áp, co thắt phế quản… Tùy theo vị trí tác động, thuốc chẹn beta sẽ có tác dụng tương ứng.

Thuốc chống chỉ định với các trường hợp:

Người bệnh hen suyễn.

Người bệnh suy tim sung huyết mất bù.

Người có nhịp tim chậm, với khoảng nhịp dưới 50 lần/phút.

Bệnh nhân mắc hội chứng Raynaud và một số tổn thương mạch m.áu ngoại vi khác.

Bệnh nhân suy gan với triệu chứng tăng bilirubin huyết, cổ trướng nhiều, bệnh lý não do gan.

Chống chỉ định phối hợp với thuốc amiodaron do nguy cơ rối loạn nhịp nặng.

Chống chỉ định phối hợp với thuốc ức chế monoamin oxydase (nhóm iMAO);

Phụ nữ mang thai do chưa được kiểm chứng mức độ an toàn cho thai nhi.

Phụ nữ cho con bú do khả năng thuốc vào sữa mẹ.

Thuốc chẹn beta được chỉ định rất phổ biến trong điều trị bệnh tim mạch, đặc biệt là tăng huyết áp. Tuy nhiên, tùy theo cơ chế tác động của từng phân nhóm mà bác sĩ sẽ phối hợp thuốc một cách phù hợp để kê đơn cho bệnh nhân.

Bệnh nhân cần đi khám và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Thuốc chẹn kênh canxi: Là thuốc được áp dụng trong điều trị bệnh lý tim mạch từ lâu. Thuốc có tác động trên cả động mạch và cơ tim. Nhưng tác dụng trên động mạch được cho là mạnh hơn trên tim. Thuốc có tác dụng gây giãn mạch nhanh và mạnh, dẫn đến huyết áp giảm nhanh, phản xạ làm tăng nhịp tim, không có lợi cho những bệnh nhân bị thiếu m.áu cơ tim.

Thuốc chẹn kênh canxi được chia thành 3 nhóm, nhưng thường dùng là nhóm dihydropyridine, có tác động chủ yếu ở động mạch. Các thuốc cơ bản trong nhóm này gồm: Amlodipine, felodipine, isradipine, nicardipine, nifedipine, nimodipine…

Đối với động mạch, thuốc chẹn kênh canxi làm giảm tính co của cơ trơn, giảm sức cản thành mạch, từ đó làm giảm huyết áp và chống co thắt động mạch.

Thuốc có tác dụng phụ điển hình là:

Đau đầu, chóng mặt.

Buồn nôn, táo bón, ợ nóng.

Dị ứng, nổi mẩn da, đỏ bừng mặt.

Sưng chân.

Mệt mỏi.

Trong một số trường hợp, thuốc chẹn kênh canxi còn có nguy cơ làm giảm lượng đường trong m.áu của bệnh nhân. Tác dụng phụ kéo dài sẽ gây tổn hại đến sức khỏe.

Thuốc chẹn kênh canxi có thể tương tác với một số thuốc hoặc thực phẩm chức năng. Trường hợp bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc, cần thông báo cho bác sĩ biết về các loại thuốc đang uống, kể cả thực phẩm chức năng hoặc vitamin, thuốc bổ, thảo dược…

Không ăn bưởi khi đang dùng thuốc chẹn kênh canxi. Bởi bưởi có thể làm ảnh hưởng đến nồng độ thuốc trong cơ thể.

Sau khi dùng thuốc, bệnh nhân cần tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ. Nếu động mạch chủ tiếp tục phồng lên, bác sĩ sẽ điều chỉnh thời gian theo dõi định kỳ, đồng thời tiếp tục điều trị các bệnh liên quan trực tiếp đến phình động mạch chủ như tăng huyết áp.

Cần thực hiện các xét nghiệm hình ảnh định kỳ và siêu âm ổ bụng 6 tháng một lần sau khi được chẩn đoán bệnh. Các xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh toàn diện hơn.

Nếu tình trạng phình động mạch chủ tiếp tục phát triển, đồng thời xuất hiện các triệu chứng như đau vùng ngực, lưng hoặc hàm… bác sĩ phải tiến hành phẫu thuật để loại bỏ.

Phẫu thuật điều trị phình động mạch chủ

Có 2 phương pháp phẫu thuật phổ biến:

Phẫu thuật mở: Với trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành mở ngực hoặc bụng (tùy vị trí phình động mạch), loại bỏ khối phình trong động mạch chủ và thay mạch đoạn động mạch chủ bằng đoạn mạch nhân tạo tại chỗ để sửa chữa động mạch. Chỉ định trong các trường hợp:

Phình động mạch chủ bụng đường kính trên 2.5 lần đường kính cổ trên hoặc trên 5cm.

Phình động mạch chủ bụng có các biến chứng như n.hiễm t.rùng, dọa vỡ, vỡ, tắc mạch chi.

Thiếu m.áu chi từ giai đoạn II nặng trở lên trong hội chứng Leriche.

Kỹ thuật này không được thực hiện khi thể trạng người bệnh không cho phép; bệnh nhân quá cao t.uổi, yếu hoặc mắc nhiều bệnh nội khoa phối hợp nặng.

Trong quá trình phẫu thuật, có thể gặp các rủi ro, nên trước khi phẫu thuật, người bệnh và gia đình sẽ được nhân viên y tế giải thích rõ về tình trạng bệnh, mục đích của phẫu thuật, những tai biến, di chứng có thể gặp…

Sau khi thực hiện đầy đủ các bước trước khi phẫu thuật, cùng thể trạng bệnh nhân cho phép, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện ca phẫu thuật.

Với phương pháp này, bác sĩ mở dọc động mạch chủ bụng đoạn khối phình, khâu cầm m.áu các động mạch đốt sống. Tùy trường hợp sẽ thay đoạn động mạch bị tổn thương bằng mạch nhân tạo đoạn thẳng hoặc chữ Y. Sau đó tiến hành khâu nối các mạch m.áu; lấy bỏ các mảng xơ vữa tại miệng nối; phục hồi lưu thông cho động mạch mạc treo tràng. Sau khi hoàn thành các bước thay đoạn mạch nhân tạo, bác sĩ tiến hành khâu lại áo của khối phình mạch để che đoạn mạch nhân tạo…

Các biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật thay đoạn động mạch chủ bụng như:

C.hảy m.áu: Là một biến chứng thường gặp. Trường hợp có rối loạn huyết động, khối tụ m.áu lớn bệnh nhân cần được mổ lại cầm m.áu cấp cứu.

Tắc mạch sau mổ: Do không xử trí hết tổn thương; do sử dụng thuốc chống đông không hợp lý hoặc kỹ thuật khâu phục hồi mạch không tốt. Tình huống này cũng cần phẫu thuật lại để phục hồi lưu thông mạch cho bệnh nhân.

N.hiễm t.rùng: Có thể n.hiễm t.rùng tại chỗ hoặc n.hiễm t.rùng toàn thân. Mức độ từ nhẹ đến nặng. Cách xử trí bao gồm cắt chỉ cách quãng, thắt mạch và bắc cầu ngoài giải phẫu, tiến hành mổ lại…

Thiếu m.áu ruột: Do ca mổ ảnh hưởng đến động mạch mạc treo tràng dưới và động mạch chậu trong hai bên. Trường hợp bị viêm phúc mạc do hoại tử ruột, cần mổ lại cắt ruột.

Thiếu m.áu tủy: Do phẫu thuật tắt các động mạch đốt sống, xử trí bằng cách điều trị phục hồi chức năng.

Hình ảnh phình động mạch chủ.

Phẫu thuật nội soi đặt stent graft: Là thủ thuật xâm lấn tối thiểu nhằm khắc phục chứng phình động mạch chủ. Với kỹ thuật này, bác sĩ dùng một ống thông để đưa stent vào vị trí phình động mạch, loại trừ khối phình và giúp ổn định dòng chảy trong lòng mạch. Bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp stent graft với các trường hợp:

Phình động mạch chủ ngực có đường kính trên 5.5cm (nam) và trên 5.0cm (nữ). Hoặc nút phình tiến triển nhanh trên 5mm trong vòng 1 năm và/hoặc có biến chứng tách thành động mạch chủ.

Phình động mạch chủ bụng dưới động mạch thận đường kính trên 5,5 mm hoặc tiến triển nhanh trên 5 mm/năm, hoặc có biến chứng gây tách thành, dọa vỡ…

Giả phình động mạch chủ sau chấn thương hay do nguyên nhân nhiễm khuẩn…

Để tiến hành phương pháp can thiệp này, bệnh nhân cần phải chụp cắt lớp vi tính hệ thống động mạch chủ ngực và bụng để đ.ánh giá tổn thương và giúp bác sĩ đưa ra chỉ định và lập kế hoạch can thiệp phù hợp. Ngoài ra, bệnh nhân còn được khám, xét nghiệm để đ.ánh giá tổn thương động mạch cũng như các bệnh lý kèm theo

Khi tiến hành thủ thuật, bệnh nhân không cần phải gây mê mà chỉ cần gây tê tại chỗ tại vùng bẹn, nơi đ.âm kim chọc mạch. Stent graft được đưa vào đúng vị trí tổn thương dưới hướng dẫn của màn hình tăng sáng. Tùy thuộc vào hình thái và kích thước đoạn mạch bị tổn thương, có thể đặt 1, 2 hoặc 3 mảnh graft;

Thời gian tiến hành can thiệp là khoảng từ 1 – 3 giờ. Sau can thiệp, bệnh nhân lưu viện để theo dõi các biến chứng sớm thủ thuật trung bình 2 đến 3 ngày.

Sau khi ra viện, bệnh nhân vẫn cần tái khám định kỳ để được theo dõi, kiểm tra chắc chắn vị trí stent trong động mạch chủ cũng như không phát sinh thêm tổn thương mới.

So với phương pháp mổ mở truyền thống, kỹ thuật đặt stent graft đem lại nhiều ưu điểm như: Rút ngắn thời gian hồi phục và nằm viện; giảm biến chứng trong và sau can thiệp; giảm nguy cơ n.hiễm t.rùng cũng như nguy cơ t.ử v.ong.

Phình động mạch chủ cần chú ý gì trong chế độ ăn?

Mặc dù khó tránh được tất cả các yếu tố nguy cơ của chứng phình động mạch chủ nhưng việc ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ và tránh một số tác nhân có hại sẽ giúp ích rất nhiều trong việc ngăn ngừa chứng phình động mạch chủ.

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn với người bị phình động mạch chủ

TS.BS. Ngô Tuấn Anh, Khoa Phẫu thuật Tim mạch – Bệnh viện TƯ Quân đội 108 cho biết, số bệnh nhân mắc phình động mạch chủ nhập viện ngày càng tăng. Đây là bệnh lý giãn động mạch chủ vĩnh viễn và không phục hồi, khi đường kính ngang đo được lớn hơn hoặc bằng 1,5 lần so với đường kính phần còn lại của động mạch chủ.

Phình động mạch chủ là bệnh lý nguy hiểm, nguy cơ t.ử v.ong cao, người bệnh có thể đột tử nếu vỡ túi phình. Khi túi phình động mạch chủ vỡ vào khoang tự do (khoang phúc mạc hoặc khoang màng phổi), tỷ lệ t.ử v.ong rất cao.

Phình động mạch chủ có thể đe dọa tính mạng nếu bị vỡ, vì vậy điều quan trọng là phải giảm nguy cơ này và tìm phương pháp điều trị phù hợp khi đã được chẩn đoán.

Không có thuốc để ngăn chặn phình động mạch chủ, do đó phòng bệnh chủ yếu bằng cách kiểm soát nguy cơ như tăng huyết áp, rối loạn mỡ m.áu… Để thực hiện kiểm soát tốt cần thay đổi lối sống, thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học và những thói quen lành mạnh.

Chế độ dinh dưỡng cần chú ý chọn thực phẩm bổ dưỡng giúp giữ cho mạch m.áu khỏe mạnh, tránh những thực phẩm không lành mạnh tác động tiêu cực, làm tăng huyết áp, gây thêm căng thẳng cho các mạch m.áu không khỏe mạnh.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp làm giảm các yếu tố nguy cơ. Ảnh minh họa.

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị phình động mạch chủ. Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp:

Giảm các yếu tố nguy cơ

Tăng huyết áp: Ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các thực phẩm ít béo có thể giúp hạ huyết áp.

Cholesterol cao: Hạn chế chất béo bão hòa và cholesterol trong chế độ ăn uống giúp giảm mức cholesterol trong m.áu.

Béo phì: Duy trì cân nặng hợp lý giúp giảm gánh nặng lên động mạch chủ.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Cải thiện chức năng tim: Ăn nhiều chất béo omega-3, chất xơ và vitamin giúp cải thiện chức năng tim.

Giảm nguy cơ viêm: Chế độ ăn uống chống viêm có thể giúp giảm nguy cơ tổn thương động mạch chủ.

2. Các dưỡng chất quan trọng với cơ thể người bị phình động mạch chủ

Dưới đây là một số vitamin và khoáng chất tốt cho người bị phình động mạch chủ:

Vitamin

Vitamin C: Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương do gốc tự do. Gốc tự do có thể góp phần làm hỏng động mạch và dẫn đến phình động mạch chủ. Vitamin C có nhiều trong trái cây họ cam quýt, ớt chuông, bông cải xanh và dâu tây.

Vitamin E: Vitamin E là một chất chống oxy hóa khác giúp bảo vệ tim mạch, giúp giảm nguy cơ hình thành cục m.áu đông. Vitamin E có nhiều trong dầu thực vật, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt.

Vitamin B6: Vitamin B6 giữ cho mạch m.áu, trái tim khỏe mạnh và cải thiện tuần hoàn m.áu, giảm mức cholesterol m.áu, giúp duy trì mức huyết áp lành mạnh. Vitamin B6 có nhiều trong chuối, khoai lang, thịt gà và cá.

Vitamin B12: Vitamin B12 giúp cơ thể sản xuất ra tế bào m.áu khỏe mạnh, giảm nguy cơ đột quỵ. Vitamin B12 có nhiều trong thịt, cá, trứng và sữa.

Khoáng chất

Kali: Kali giúp kiểm soát huyết áp, giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Kali có nhiều trong chuối, khoai lang, rau bina và đậu trắng.

Magie: Magie giúp thư giãn mạch m.áu và giảm huyết áp, giúp giảm nguy cơ hình thành cục m.áu đông. Magie có nhiều trong các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt và rau lá xanh.

Canxi: Canxi không chỉ giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, canxi cũng có thể giúp giảm nguy cơ huyết áp cao. Canxi có nhiều trong sữa, sữa chua, rau xanh lá, cá, tép nhỏ…

Bổ sung omega-3: Omega-3 là một loại acid béo có lợi cho sức khỏe tim mạch. Nên bổ sung omega-3 bằng cách ăn cá béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ…

Trong trường hợp nếu bổ sung thêm vitamin và khoáng chất, người bị phình động mạch chủ cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn phù hợp với tình trạng sức khỏe cá nhân. Không nên tự ý bổ sung vitamin và khoáng chất mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ vì có thể dẫn đến quá liều hoặc tương tác thuốc.

Chế độ ăn uống nhiều rau quả, trái cây tốt cho người bị phình động mạch chủ. Ảnh minh họa.

3. Tham khảo chế độ ăn tốt cho người phình động mạch chủ

Người bị phình động mạch chủ nên thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường những thực phẩm tốt cho tim như rau, trái cây, các loại hạt, đậu, thịt nạc, cá, ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế những thực phẩm không tốt cho tim như natri, rượu và đường.

3.1 Thực phẩm nên ăn

Khuyến nghị về lối sống và chế độ ăn uống của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ về một mô hình chế độ ăn uống lành mạnh tổng thể nhấn mạnh:

Ăn nhiều loại trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm được làm chủ yếu từ ngũ cốc nguyên hạt. Nên ăn 5 phần trái cây và rau mỗi ngày. Nghiên cứu cho thấy các loại trái cây như táo, lê, chuối và cam cũng có thể ngăn ngừa chứng phình động mạch.

Năm 2013, nghiên cứu Thụy Điển do Tiến sĩ Otto Stackelberg của Viện Karolinska ở Stockholm đứng đầu đã cho biết, những người ăn nhiều hơn hai phần trái cây mỗi ngày có nguy cơ mắc chứng phình động mạch chủ bụng thấp hơn 25% và nguy cơ bị vỡ thấp hơn 43% so với những người ăn ít trái cây nhất.

Bổ sung nguồn protein nạc: Ưu tiên các loại protein nạc như cá, thịt gà, thịt nạc heo, các loại đậu, các loại hạt; cá và hải sản; sữa ít béo hoặc không béo.

Uống đủ nước: Nên uống đủ 8 ly nước mỗi ngày. Nước giúp thanh lọc cơ thể và hỗ trợ chức năng tim mạch.

3.2 Thực phẩm nên tránh

Hiệp hội Tim mạch châu Âu (ESC) đã đưa ra khuyến nghị về chế độ ăn uống cho người bị phình động mạch chủ nhằm giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ biến chứng.

Giảm lượng natri và cholesterol trong chế độ ăn uống

Chế độ ăn nhiều calo, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và natri có thể dẫn đến tăng huyết áp, cholesterol cao, xơ vữa động mạch (chất béo tích tụ làm tắc nghẽn động mạch) và béo phì, tất cả đều là yếu tố nguy cơ gây chứng phình động mạch chủ.

Hạn chế chất béo bão hòa

Nên giảm lượng chất béo bão hòa xuống dưới 10% tổng lượng calo mỗi ngày. Hạn chế các thực phẩm giàu chất béo bão hòa như thịt đỏ, thịt chế biến sẵn, sữa nguyên kem và phô mai béo. Thay thế chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa đơn và đa có lợi cho sức khỏe tim mạch, có nhiều trong dầu ô liu, quả bơ, các loại hạt và cá béo.

Những thực phẩm như thịt đỏ, thịt chế biến sẵn, sữa nguyên kem và phô mai béo không tốt cho sức khỏe tim mạch. Ảnh minh họa.

Hạn chế muối

Nên giảm lượng muối xuống dưới 6 gam mỗi ngày. Hạn chế sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh và đồ ăn đóng hộp vì thường chứa nhiều muối.

Sử dụng các loại thảo mộc và gia vị để tăng hương vị cho món ăn thay vì muối.

Hạn chế rượu bia

Uống nhiều rượu bia có thể làm tăng huyết áp và làm tăng các biến chứng cho tim. Nên hạn chế lượng rượu bia hoặc tốt nhất là bỏ hoàn toàn.

4. Thực hiện lối sống lành mạnh

Các bác sĩ luôn khuyên người bị phình động mạch chủ thực hiện các thói quen như sau:

Quản lý huyết áp và cholesterol: Một lối sống lành mạnh cho tim và thuốc men có thể giúp bạn làm được điều này.

Giữ cân nặng khỏe mạnh, cố gắng giảm cân nếu bạn cần. Béo phì làm tăng nguy cơ biến chứng của phình động mạch chủ. Nếu thừa cân hoặc béo phì, hãy giảm cân một cách từ từ và an toàn. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về cách giảm cân phù hợp.

Không hút thuốc: Bất kỳ loại sử dụng t.huốc l.á nào cũng làm tăng khả năng bị chứng phình động mạch, đây là yếu tố nguy cơ mạnh nhất đối với chứng phình động mạch chủ. Hút thuốc làm suy yếu thành mạch m.áu, bao gồm cả động mạch chủ. Điều này làm tăng nguy cơ phình động mạch chủ và vỡ phình động mạch. Sử dụng t.huốc l.á càng lâu và nhiều thì nguy cơ phát triển chứng phình động mạch chủ càng cao.

Tránh các hoạt động gắng sức: Những việc làm gắng sức như nâng vật nặng có thể gây căng thẳng cho chứng phình động mạch hiện có.

Tập thể dục ở cường độ vừa phải: Lựa chọn hình thức và động tác thể dục an toàn cho bạn, ví dụ nếu tập aerobic, hãy thử thực hiện các hoạt động làm tăng nhịp tim. Tập thể dục vừa sức ít nhất 2 tiếng rưỡi mỗi tuần.

Giảm căng thẳng: Cố gắng tránh những tình huống căng thẳng và cảm xúc cao độ có thể khiến huyết áp tăng cao và làm tăng khả năng vỡ phình động mạch.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *