Nắng nóng gay gắt, nguy cơ làm gia tăng các ca bệnh

Biến đổi khí hậu khiến thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường. Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, những ngày qua, nắng nóng diễn ra gay gắt trên diện rộng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều loại bệnh có xu hướng mắc mới và tái phát tăng cao.


Bệnh nhân đến khám tại Khoa Khám – Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện tâm thần tỉnh Đắk Lắk tăng cao.

Tại Khoa Khám – Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Tâm thần tỉnh Đắk Lắk, những ngày này, bệnh nhân đến khám, điều trị ngày càng đông. Theo thống kê, từ tháng 3 đến nay, trung bình mỗi ngày, Khoa tiếp nhận, điều trị cho trên 100 lượt bệnh nhân, tăng khoảng 20% so với trước đó. Bác sỹ Nguyễn Thị Bé, Trưởng Khoa Khám – Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Tâm thần tỉnh Đắk Lắk cho biết, những bệnh nhân phát bệnh trong thời điểm này chủ yếu là bị tâm thần phân liệt, động kinh, trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc… Nhiều bệnh nhân vào viện trong tình trạng kích động, hoang tưởng, ảo giác, quậy phá, la hét…

Trường hợp của bệnh nhân N.Đ.L (sinh năm 2000, tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk), bị mắc bệnh động kinh 5 năm và đã được điều trị, sức khỏe ổn định. Theo người nhà bệnh nhân, cách đây 2 tháng, bệnh nhân không uống thuốc đều đặn cộng thêm trời nắng, nóng khiến bệnh tái phát. Người bệnh thường xuyên lên cơn co giật liên tục, rối loạn tâm thần, biếng ăn, mất ngủ, hay la hét… Lo lắng cho bệnh tình của con, gia đình đưa bệnh nhân vào viện điều trị.

Tương tự, cháu Y.T.N (sinh năm 2007, tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) nhập viện trong tình trạng lên cơn co giật liên tục. Theo chị H Loanh Niê (mẹ bệnh nhân), cháu Y.T.N bị bại não từ nhỏ, thường xuyên uống thuốc nên tình trạng động kinh, co giật của cháu ít khi xảy ra. Gần đây, nắng nóng, khiến cháu lên cơn co giật liên tục từ 3-4 lần/ngày. Dù gia đình vẫn cho cháu uống thuốc đều nhưng tình trạng không khả quan hơn.

“Qua thời gian nhập viện điều trị, tình trạng sức khỏe của cháu đã ổn định. Các bác sỹ cũng hướng dẫn gia đình cách chăm sóc cháu, dặn uống thuốc đầy đủ và uống nhiều nước”, chị H Loanh Niê cho biết.

Theo bác sỹ Nguyễn Thị Bé, các yếu tố vật lý như nhiệt độ cao, độ ẩm cao… sẽ ảnh hướng đến não bộ bệnh nhân. Khi thời tiết nắng nóng, cơ thể sẽ “điều nhiệt” để giải nhiệt cho cơ thể, khi đó cơ thể yếu đi, người mắc bệnh tâm thần dễ tái phát bệnh hơn. Do đó, để đảm bảo sức khỏe, người nhà cần thường xuyên quan tâm tới người bệnh, quan trọng nhất là nhận biết triệu chứng tái phát bệnh như ăn uống kém, mất ngủ, bứt rứt… Người thân cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế điều trị sớm tránh để bệnh trở nặng có thể gây ra hành động nguy hiểm.

“Các bệnh nhân nên uống thuốc đầy đủ, đều đặn theo hướng dẫn của bác sỹ. Đồng thời, bệnh nhân nên tăng cường lượng nước; tránh lao động, làm việc vào thời điểm nắng nóng quá mức; không nên tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng, nhiệt độ cao…”, bác sỹ Nguyễn Thị Bé thông tin.

Tại Khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, thời gian gần đây, bệnh nhi nhập viện điều trị do bệnh tiêu chảy có đủ các lứa t.uổi, nhiều nhất là trẻ dưới 5 t.uổi.

Theo bác sỹ Chuyên khoa II Nguyễn Văn Mỹ, Phó trưởng khoa Nhi tổng hợp (Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên), từ đầu năm đến nay, có khoảng 500 trẻ mắc bệnh tiêu hóa đến khám và điều trị tại Khoa. Thời điểm này, số lượng trẻ nhập viện điều trị vì bệnh lý tiêu chảy tăng, trung bình từ 20 – 25 trường hợp mỗi ngày.

“Tiêu chảy chỉ sau t.ử v.ong bệnh lý về đường hô hấp. Khi thấy trẻ nôn mửa hoặc đi cầu quá nhiều lần, gia đình nên đến cơ sở y tế gần nhất để khám và phân loại bệnh nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Đây là tiếng chuông cảnh báo để cha mẹ nhận biết trẻ có thể bị tiêu chảy cấp, nguy cơ mất nước. Cha mẹ cần dự phòng tốt nhất để trẻ không bị tiêu chảy trong mùa này”, bác sỹ Nguyễn Văn Mỹ thông tin.

Theo các bác sỹ, thời tiết tỉnh Đắk Lắk đang vào đầu mùa hè với nắng nóng gay gắt kết hợp độ ẩm trong không khí giảm thấp là môi trường thuận lợi cho các virus, vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Điều này có nguy cơ làm gia tăng các ca bệnh hoặc chuyển thành dịch đối với một số bệnh ở cả người lớn và t.rẻ e.m như: Sốt xuất huyết, tay chân miệng, các bệnh thường gặp về đường tiêu hóa như viêm ruột, ngộ độc thực phẩm…, các tai nạn cũng dễ xảy ra như đuối nước, say nắng… Nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.

Nhằm chủ động bảo vệ sức khỏe cho người dân, trước đó, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đã ban hành công văn về việc thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe trong mùa nắng nóng. Sở Y tế tỉnh khuyến cáo, người dân hạn chế đi ra ngoài trời nắng trong những ngày nắng nóng, đặc biệt vào khoảng thời gian cao điểm; tăng cường ăn rau xanh; uống nhiều nước, chia thành nhiều lần trong ngày; rèn luyện thân thể nâng cao sức khỏe…

Mẹo chống say nắng khi nhiệt độ tăng cao

Say nắng, say nóng thường xảy ra vào những ngày nắng nóng cao điểm, nhiệt độ tăng cao đột ngột.

Mùa hè thường xuyên mang đến cảm giác nóng bức và khó chịu. (Ảnh: ITN)

Mùa hè là khoảng thời gian lý tưởng cho các hoạt động ngoài trời: đi bộ đường dài, câu cá, chèo thuyền và các bộ môn thể thao giải trí thú vị nhằm thúc đẩy tình yêu của con người với thiên nhiên, rất tốt cho sức khỏe thể chất và tinh thần.

Nhưng mùa hè cũng thường xuyên mang đến cảm giác nóng bức và khó chịu, làm việc hoặc vui chơi dưới trời nắng nóng khiến chúng ta có nguy cơ bị sốc nhiệt, thậm chí đe dọa tính mạng.

Dấu hiệu phổ biến khi bị say nắng

Theo giới chuyên gia, khi bạn chuẩn bị cho những hoạt động ngoài trời, hãy nhớ thực hiện các biện pháp phòng tránh để ngăn ngừa thương tích do nhiệt.

Đôi khi mọi người bị cuốn vào những trò vui ở ngoài trời mà không nhận ra những dấu hiệu bất thường bên trong cơ thể. Nếu tình trạng đạt đến mức say nắng thì cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Kiệt sức do nhiệt thường xảy ra trước say nắng. Các dấu hiệu kiệt sức do nhiệt bao gồm da mát, ẩm, nổi da gà khi trời nóng, đổ mồ hôi nhiều, ngất xỉu, chóng mặt, mệt mỏi, mạch nhanh, nhức đầu và buồn nôn.

Nếu không được điều trị kịp thời, kiệt sức vì nóng có thể dẫn đến say nắng, một tình trạng đe dọa tính mạng.

Biện pháp phòng ngừa say nắng

Kiệt sức do nhiệt thường xảy ra trước say nắng. (Ảnh: ITN)

Say nắng xảy ra khi cơ thể đạt nhiệt độ từ 104 độ trở lên và các triệu chứng có thể bao gồm nhầm lẫn, thay đổi giọng nói, buồn nôn hoặc nôn, thở nhanh, nhịp tim đ.ập nhanh cùng các triệu chứng khác.

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh hiện tượng kiệt sức vì nóng và say nắng bằng những giải pháp dưới đây:

– Mặc quần áo rộng rãi, nhẹ nhàng.

– Mặc quá nhiều quần áo hoặc quần áo bó sát sẽ không giúp cơ thể bạn hạ nhiệt đúng cách.

– Bảo vệ da khỏi bị cháy nắng.

Cháy nắng ảnh hưởng đến khả năng tự làm mát của cơ thể, vì vậy hãy bảo vệ bản thân khi ở ngoài trời bằng mũ rộng vành và kính râm, đồng thời sử dụng kem chống nắng phổ rộng có hệ số chống nắng hoặc SPF ít nhất là 30.

Thoa kem chống nắng nhiều và bôi lại sau mỗi hai giờ hoặc thường xuyên hơn nếu bạn đang bơi hoặc đổ mồ hôi.

– Uống nhiều nước.

– Giữ nước sẽ giúp cơ thể đổ mồ hôi và duy trì nhiệt độ cơ thể trung bình.

– Thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung với một số loại thuốc.

Hãy tham khảo nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn xem thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng giữ nước và tản nhiệt của cơ thể hay không.

– Không bao giờ để bất cứ ai ở quá lâu trong một chiếc xe đang đỗ. Đây là nguyên nhân phổ biến gây t.ử v.ong liên quan đến nhiệt ở t.rẻ e.m.

Khi đỗ xe dưới ánh nắng, nhiệt độ trong xe có thể tăng 20 độ F trong 10 phút. Sẽ không an toàn khi để người hoặc thú cưng trong ô tô đang đỗ trong thời tiết ấm hoặc nóng, ngay cả khi cửa sổ bị nứt hoặc ô tô ở dưới bóng râm. Tốt nhất bạn nên khóa xe để tránh t.rẻ e.m vào bên trong khi xe đang đỗ.

Hãy thoải mái trong những thời điểm nóng nhất trong ngày. Nếu bạn không thể tránh hoạt động gắng sức trong thời tiết nóng bức, hãy uống nhiều nước và nghỉ ngơi thường xuyên ở nơi mát mẻ.

Cố gắng lên lịch tập thể dục hoặc lao động thể chất vào những thời điểm mát mẻ hơn trong ngày, chẳng hạn như sáng sớm hoặc buổi tối.

Có thể mất vài tuần để cơ thể bạn thích nghi với thời tiết nóng bức. Hạn chế thời gian làm việc hoặc tập thể dục dưới trời nóng cho đến khi bạn quen với điều đó. Những người không quen với thời tiết nắng nóng đặc biệt dễ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt.

Nếu bạn đang dùng thuốc hoặc mắc một tình trạng làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến nhiệt, hãy tránh xa nguồn nhiệt và hành động nhanh chóng nếu bạn nhận thấy các triệu chứng quá nóng.

Nếu bạn tham gia một sự kiện hoặc hoạt động thể thao vất vả trong thời tiết nóng bức, hãy đảm bảo cung cấp dịch vụ y tế trong trường hợp khẩn cấp về nhiệt.

Say nắng cần điều trị khẩn cấp. Nếu không được điều trị, nó có thể nhanh chóng làm hỏng não, tim, thận và cơ bắp của bạn.

Thiệt hại trở nên trầm trọng hơn khi việc điều trị bị trì hoãn lâu hơn, làm tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng hoặc t.ử v.ong.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *