Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất đối với trẻ, vì vậy các bà mẹ đừng quan niệm sai lầm rằng cho trẻ ăn dặm sớm để trẻ sớm cứng cáp. Không nên cho trẻ ăn dặm sớm trước 3 tháng t.uổi vì sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.
Ảnh minh họa: Internet
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất đối với trẻ, vì vậy các bà mẹ đừng nôn nóng hoặc vội vàng quan niệm sai lầm rằng cho trẻ ăn dặm sớm để trẻ sớm cứng cáp. Không nên cho trẻ ăn dặm sớm trước 3 tháng t.uổi vì điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Cũng nên cho trẻ ăn dặm quá muộn sau 7 tháng t.uổi khiến trẻ bị thiếu dinh dưỡng.
Thời gian ăn dặm của trẻ tốt nhất là khi trẻ được 6 tháng t.uổi. Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, nên tập cho trẻ quen dần với thức ăn mới, ban đầu nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng sau đó đặc dần. Nên cho trẻ ăn số lượng bữa ăn, khối lượng thức ăn từ ít đến nhiều, tăng dần theo độ t.uổi.
Cần phối hợp nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, hợp với khẩu vị của trẻ, thức ăn phải mềm, dễ nhai và dễ nuốt. Bột, cháo chế biến bữa ăn cho trẻ nên thay đổi thường xuyên về màu sắc như xanh của rau, vàng của trứng, đỏ của cà rốt, nâu của tôm, cua, vị béo của dầu mỡ, mùi thơm của gia vị khiến trẻ thèm ăn và không bị nhàm chán mỗi bữa ăn. Đảm bảo đủ những yếu tố này sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể trẻ phát triển,
Khi trẻ bị ốm nên chí suất ăn dặm ra làm nhiều bữa, và nên bớt số lượng của mỗi bữa ăn này so với bình thường để trẻ hấp thụ tốt nhất chất dinh dưỡng mà không bị mệt, nôn trớ. Nên tăng cường cho trẻ ăn, uống nhiều chất lỏng nhất là khi trẻ bị sốt cao và tiêu chảy. Không nên kiêng khem quá mức khiến trẻ đã yếu vì bệnh lại thêm suy dinh dưỡng do chế độ ăn không cung cấp đủ chất.
Không nên cho trẻ uống nước ngọt, ăn bánh kẹo trước bữa ăn vì dễ làm trẻ đầy bụng, có thể bỏ bữa hoặc ăn ít đi.
BÁC SỸ NGUYỄN THỊ NHÂN
Theo T.iền phong
Hanh khô, bệnh hô hấp bùng phát, bác sĩ chỉ đúng cách phòng bệnh cho trẻ
Bệnh tai mũi họng nếu không trị dứt điểm bệnh dễ thành mạn tính, gây nhiều bệnh nguy hiểm khác, bác sĩ chỉ đúng cách phòng bệnh cho trẻ.
Bệnh tai mũi họng nếu không trị dứt điểm bệnh dễ thành mạn tính, gây nhiều bệnh nguy hiểm khác, bác sĩ chỉ đúng cách phòng bệnh cho trẻ.
Mùa đông thời tiết hanh khô tạo điều kiện lý tưởng các bệnh hô hấp “lên ngôi”. Chỉ trong vòng 1 tuần thời tiết trở lạnh, tỷ lệ người bệnh thăm khám tại chuyên khoa Tai mũi họng tại BV Đa khoa Medlatec tăng lên nhanh chóng. Trong đó, chủ yếu là trẻ nhỏ dưới 3 t.uổi và người cao t.uổi.
Ôm con mới 11 tháng t.uổi đến thăm khám, chị Cao Thị P. (Hà Nội) cho hay, ban đầu thấy con có biểu hiện sốt cao, nôn trớ, chảy nước mũi xanh đặc, chị đã ra hiệu thuốc gần nhà mua cho con uống nhưng không đỡ. Nay đưa con đi khám, bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm tai giữa.
BS. Nguyễn Thanh Sơn, Chuyên khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết: “Bệnh tai mũi họng nếu không điều trị dứt điểm bệnh dễ trở nên mạn tính và gây nhiều bệnh nguy hiểm khác. Đối với trẻ nhỏ, nhất là trẻ chưa biết nói, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý, nếu có dấu hiệu bất thường khác, cần đưa trẻ đi khám nhằm phát hiện chính xác bệnh, điều trị kịp thời.
Tai mũi họng là cơ quan chịu tác động từ thời tiết, đặc biệt vào mùa đông, khiến trẻ rất dễ nhiễm khuẩn và gây biến chứng. Cha mẹ hãy chủ động làm sạch tai mũi họng cho con để đảm bảo con có hệ hô hấp khỏe mạnh ngay cả khi thời tiết giá lạnh”.
Tuy nhiên theo khuyến cáo của BS. Sơn, việc vệ sinh tai mũi họng cho trẻ phải được thực hiện đúng cách bởi tai mũi họng là cơ quan rất dễ tổn thương.
Vệ sinh tai
Lỗ tai ở trẻ sơ sinh còn khá nhỏ nên mẹ không cần ngoáy sâu vào bên trong khi làm vệ sinh. Mẹ chỉ cần lấy khăn bông mỏng, mềm mại xoắn nhẹ một góc của khăn sau đó từ từ đưa sâu vào bên trong tai và tiếp tục xoắn lại theo chiều xoắn của khăn. Khi lau mặt, mẹ có thể dùng khăn mềm lau phía ngoài của tai (vành tai) cho trẻ.
Đối với trẻ trên 3 t.uổi, mẹ có thể sử dụng tăm bông để làm sạch. Lưu ý, tăm bông phải đảm bảo vệ sinh, bao gói rõ ràng, kích thước phù hợp (dành cho trẻ), sợi bông mịn, mềm tránh tổn thương vùng tai.
Vệ sinh mũi, họng
Để vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh bị ngạt mũi nhẹ, dịch mũi còn lỏng thì có thể lau rửa mũi ngay bằng khăn mềm. Trong trường hợp dịch mũi đặc, có gỉ mũi thì nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi, đợi một lúc rồi nhẹ nhàng dùng tay day day mũi bé để gỉ mũi mềm và bong ra. Nhiều mẹ sử dụng thêm máy hút mũi, tuy nhiên không nên lạm dụng vì cách này có thể tạo áp lực gây tổn thương niêm mạc mũi.
Ngoài ra, khi vệ sinh họng, cha mẹ có thể sử dụng dụng cụ rơ lưỡi chuyên dụng hoặc 1 chiếc khăn mềm sạch. Sau đó, giặt khăn với nước sạch rồi quấn 1 ngón tay vào khăn mềm và đưa vào miệng trẻ để làm sạch khoang miệng cũng như vòm họng.
Đối với trẻ trên 2 t.uổi, mẹ có thể vệ sinh mũi, họng bằng cách súc miệng nước muối hoặc xịt nước muối biển 3-4 lần/ngày.
Để giúp trẻ tránh xa bệnh tai mũi họng mùa đông, cha mẹ cần cho trẻ ăn đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, uống đủ nước và tránh cho trẻ tiếp xúc với các môi trường có nhiều bụi bặm, khói thuốc.
Đồng thời, đảm bảo giữ gìn vệ sinh cho trẻ bằng cách rửa chân tay trước khi ăn, vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ, giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ và rèn luyện cho trẻ thói quen tự giác đ.ánh răng, rửa mặt, súc miệng thường xuyên sẽ là phương pháp hữu hiệu ngăn ngừa vi khuẩn có thể tấn công trẻ.
Bên cạnh đó, đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế, bệnh viên uy tín khi có triệu chứng để có thể phát hiện các bệnh về tai mũi họng và chữa trị kịp thời.
Theo ngaynay