Ăn khoai lang để giữ sức khỏe và giảm cân trở nên dễ dàng hơn nếu bạn ăn đúng cách, đủ số lượng và đúng thời điểm.
Khoai lang là món ăn chứa nhiều tinh bột, nhưng thực ra tinh bột trong khoai lang chỉ bằng so với khoai tây và bằng 1/3 so với cơm. Thế nên, bạn đừng lo lắng ăn khoai lang sẽ bị béo.
Nếu muốn giảm cân thì nên chọn khoai lang trắng thay vì khoai lang mật. Ảnh minh họa
Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, cho biết củ khoai lang tươi chứa 24,6% tinh bột, 1,3% protein, 0,1% chất béo, các men tiêu hóa, vitamin B,C và t.iền sinh tố A (có nhiều trong khoai lang nghệ), cùng các khoáng chất. Dây khoai và củ khoai chứa lượng nhỏ các chất như insulin, trị bệnh đái đường. Củ khoai hoặc lá khoai luộc ăn có tác dụng nhuận tràng, trị táo bón.
Theo một nghiên cứu khác, khoai lang chứa một lượng lớn protein kết dính, polysaccharides, chất nhầy, mang lại tác dụng giúp cơ thể có thể duy trì sự linh hoạt của m.áu não và tim, từ đó có thể ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh xơ vữa động mạch, tốt cho đường hô hấp, đường tiêu hóa, mang lại tác dụng bôi trơn khoang khớp.
Mặc dù khoai lang là món ăn được coi là rất tốt cho cơ thể, nhưng cần hạn chế ăn khi cơ thể trong các trường hợp sau:
Người mắc bệnh thận
Những người mắc bệnh thận tuyệt đối nên tránh ăn khoai lang vì trong khoai chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin… Khi thận yếu, khả năng loại bỏ kali không tốt sẽ gây nhiều tác hại cho tim.
Người đang đói
Khoai lang có chứa nhiều đường, nếu ăn nhiều lúc đói sẽ làm tăng tiết dịch vị, nóng ruột, ợ chua, trướng bụng. Vì vậy, bạn không nên ăn khoai lang khi bụng đói. Bạn nên luộc chín kỹ khoai để hủy chất men.
Người mắc bệnh dạ dày
Ăn khoai lang khi đói sẽ kích thích tiết axit dạ dày, dễ dẫn đến đau bụng, viêm loét dạ dày. Đặc biệt những người đau dạ dày mạn tính, ăn khoai lang khi đói càng làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Cách ăn khoai lang để giảm cân
Hạn chế không ăn khoai lang chiên xào. Ảnh minh họa
– Chọn khoai mới, không chọn khoai mọc mầm, rửa thật sạch trước khi chế biến, ăn cả vỏ vì vỏ chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa, có lợi cho làn da của bạn.
– Không nên ăn khoai lang chiên, xào… nhiều mỡ không tốt cho hệ tiêu hóa. Nên ăn luộc, hấp, nấu súp hoặc cháo dễ tiêu hóa, hấp thu tốt nhất và phát huy hiệu quả nhất tác dụng giảm cân.
– Ưu tiên lựa chọn khoai lang trắng, hạn chế ăn khoai lang vàng và khoai mật vì lượng đường cao, không có lợi cho việc giảm cân của bạn.
– Nên áp dụng thực đơn giảm cân bằng khoai lang trong tối đa 3 tuần và trở lại thực đơn ăn bình thường. Không nên ăn quá lâu, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, có thể kết quả đi ngược lại với mong đợi.
– Trong bữa ăn nên kết hợp với các loại rau xanh, bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể đủ chất dinh dưỡng.
– Dù áp dụng chế độ ăn nào bạn cũng nên tập thể dục thường xuyên, chế độ sinh hoạt lành mạnh, ngủ đủ giấc.
Thời điểm “vàng” ăn khoai lang giảm cân
– Ăn vào buổi sáng: Khoai lang cho bữa sáng là sự lựa chọn hoàn hảo cho thân hình của bạn vì vừa ít calo hấp thụ vào cơ thể, lại tạo cảm giác no lâu mà không có cảm giác đói, nhuận tràng, tốt cho người táo bón. Bạn có thể ăn kèm khoai lang với sữa chua, sữa nguyên kem hoặc salad, rau xanh… để đảm bảo đủ năng lượng.
– Ăn vào buổi trưa: Buổi trưa: Buổi trưa là thời gian tốt nhất mà bạn nên ăn khoai lang, vì khi đó canxi trong cơ thể có thể hấp thụ trong vòng 3 – 4 tiếng, đặc biệt dưới ánh nắng mặt trời giúp canxi hấp thụ tốt nhất.
Theo giadinh.net
Không muốn hỏng thận, ‘nát dạ dày’ thì tránh những điều này khi ăn khoai lang
Khoai lang là món ăn dân dã, quen thuộc với nhiều gia đình. Khoai lang cũng có khá nhiều công dụng cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng ăn được khoai lang và thời điểm nào ăn khoai lang cũng tốt.
Ảnh minh họa: Internet
Khoai lang có chứa một lượng lớn chất xơ, có thể thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón hiệu quả và giảm tỷ lệ ung thư trực tràng và ung thư đại tràng.
Ăn khoai lang vào buổi sáng sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo để vừa bổ sung năng lượng cho ngày mới vừa giúp giữ dáng và làm đẹp da. Đặc biệt, nó còn giúp ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm như ung thư, tim mạch, đột quỵ…
Tuy nhiên những người sau không nên ăn khoai lang
Người bị thận
Những người mắc bệnh thận tuyệt dối không nên ăn khoai lang vì trong khoai chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin A…, khi thận yếu chức năng loại bỏ lượng kali dư thừa bị hạn chế, sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, yếu tim.
Người có hệ tiêu hóa không tốt
Những người có hệ tiêu hóa không tốt, thường xuyên bị đầy hơi, trướng bụng không nên ăn nhiều khoai lang vì lúc ăn sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, càng sinh hơi trướng bụng.
Những người mắc bệnh thận tuyệt dối không nên ăn khoai lang vì trong khoai chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin A…, khi thận yếu chức năng loại bỏ lượng kali dư thừa bị hạn chế, sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, yếu tim. Ảnh minh họa: Internet
Người đang đói
Trong khoai lang có nhiều đường, nếu ăn nhiều, đặc biệt là lúc đối sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng.
Để tránh tình trạng này, bạn cần luộc chín khơi trước khi ăn, hoặc khi luộc cho ít rượu để hủy chất men.
Nếu bị đầy bụng, bạn có thể pha nước gừng để uống. Quan trọng là bạn cần lưu ý không ăn khoai lang khi đói.
Người có bệnh về dạ dày
Những người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, hoặc người có chức năng tiêu hóa yếu, dễ dẫn đến đau bụng, viêm loét dạ dày, bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính nên tránh việc ăn khoai lang để không làm cho tình trạng đau trở nên tồi tệ hơn.
Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải sẽ rất có lợi cho hệ tiêu hoá của bạn. Nhưng nếu bạn ăn quá nhiều, ăn thay cơm mà không bổ sung được những dưỡng chất khác sẽ dẫn đến hậu quả ngược lại. Ảnh minh họa: Internet
Những cách ăn khoai lang hại sức khỏe
Không ăn củ có đốm đen
Khoai lang bảo quản không tốt sẽ rất dễ bị hà, xuất hiện những đốm đen, nhiều người không vứt bỏ mà cắt bỏ phần hà, đốm đen đi để luộc lên rồi ăn tiếp. Tuy nhiên việc xuất hiện nhưngx vết này thì có nghĩa khoai đã bị nhiễm khuẩn vằn đen ô nhiễm gây độc cho gan. Loại độc tố này sẽ không hề bị t.iêu d.iệt dù bạn có luộc khoai trong nước sôi sùng sục hay là nướng khoai với than hồng rực. Vì vậy, khi có những biểu hiện này, bạn hãy vứt bỏ đi, đừng tiếc mà gọt vỏ rồi ăn tiếp nhé!
Không ăn khoai thay cơm
Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải sẽ rất có lợi cho hệ tiêu hoá của bạn. Nhưng nếu bạn ăn quá nhiều, ăn thay cơm mà không bổ sung được những dưỡng chất khác sẽ dẫn đến hậu quả ngược lại. Khi mà cơ thể không kịp tiêu hoá hết, những axit và protein trong khoai lang sẽ tích tụ lại trong dạ dày, dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu, nấc, ợ nóng, thậm chí là bị tiêu chảy.
Nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe này là do phản ứng của axit tiêu hoá, thành dạ dày bắt đầu co lại, đồng thời điểm tiếp giáp giữa dạ dày và thực quản mở rộng làm cho thức ăn dồn lên phía trên gây ợ chua và nấc nghẹn.
Ăn vào buổi tối
Ăn khoai lang buổi tối dễ trào ngược axit, đặc biệt là những người dạ dày yếu hoặc người già tiêu hóa kém, vì sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, cộng với việc ban đêm sự trao đổi chất thấp nên càng khó tiêu hóa dễ dẫn đến mất ngủ.
Nên ăn khoai vào bữa sáng kèm theo sữa nguyên kem hoặc sữa chua, thêm chút hạt và rau xanh sẽ là bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Những người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, hoặc người có chức năng tiêu hóa yếu, dễ dẫn đến đau bụng, viêm loét dạ dày, bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính nên tránh việc ăn khoai lang để không làm cho tình trạng đau trở nên tồi tệ hơn. Ảnh minh họa: Internet
Ăn khi đói
Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa. Không nên ăn khoai lang khi đói.
Ăn cả vỏ
Vỏ khoai lang có nhiều chất kiềm, ăn khoai lang rất tốt cho những ai bị táo bón, nhưng ăn cả vỏ khoai lại không tốt cho tiêu hóa. Những vết nâu, đốm đen trên vỏ khoai khi ăn vào có thể bị ngộ độc thực phẩm.
Không ăn khoai để quá lâu
Nhiều người khi mua khoai thường thích khoai lang để lâu ăn mới ngọt hơn khoai lang mới đào, vì khoai lang để lâu lượng nước sẽ giảm đi sau khi bốc hơi, làm lượng đường trong khoai lang tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên, thì ăn nhiều đường vào cơ thể cũng là một điều không tốt nên bạn đừng cố tình để khoai lang dự trữ thật lâu rồi mới ăn. Hơn nữa, khoai lang để lâu tuy không có nguy hiểm như mầm khoai tây nhưng cũng được khuyến cáo là không nên ăn vì mầm khoai lang có chứa những độc tố, có thể gây nôn mửa và đau bụng…
Theo T.iền phong