Khi bạn chạm 2 móng tay của ngón tay trỏ với nhau, bạn sẽ thấy nó tạo ra một khoảng trống hình kim cương. Đây là thử nghiệm được dùng để kiểm tra các dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư phổi.
Nếu bạn không có “ khoảng trống kim cương” này, có thể bạn đã có thể có triệu chứng về căn bệnh trên.
Người không có triệu chứng ung thư phổi sẽ có khoảng trống hình kim cương giữa 2 ngón tay trỏ.
“ Thử nghiệm cửa sổ Schamroth” trên có thể tiết lộ các dấu hiệu của một triệu chứng sưng móng tay và có thể dẫn tới bệnh ung thư phổi.
Khi bị sưng, móng tay sẽ lớn hơn ở phần gốc và được cho là do tích tụ dịch gây ra, mặc dù vậy hiện chưa biết chính xác bệnh ung thư gây ra hiện tượng này như thế nào.
Hiện tượng sưng móng tay có nghĩa là phần chân móng tay mềm ra và vùng da cạnh móng trở nên sáng bóng. Các đầu ngón tay cũng có thể lớn hơn. Tuy nhiên, cách dễ nhất để phát hiện ra nó là tìm những móng tay cong để thử “khoảng cách kim cương”.
Tất nhiên, không có “cửa sổ Schamroth” không có nghĩa là bạn chắc chắn bị ung thư phổi, nhưng nếu các móng tay của bạn sưng lên, hãy đi gặp bác sĩ.
Một số triệu chứng khác của ung thư phổi bao gồm việc ho không dứt sau 2-3 tuần và tình trạng trở nên tồi tệ hơn, đau khi thở hoặc ho, khó thở, ăn không ngon, sút cân mà không có lý do rõ ràng.
Năm ngoái, một phụ nữ tên Jean Taylor ở Anh đã phát hiện mắc ung thư phổi nhờ thử nghiệm móng tay này.
Móng tay bị sưng của bà Jean Taylor là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi.
Một y tá chuyên khoa ung thư cho nhà cung cấp dịch vụ y tế tư nhân BUPA UK, Emma Norton, nói với tờ Huffington Post: “thử nghiệm cửa sổ Schamron thực sự là cách dễ dàng để kiểm tra tình trạng tiềm ẩn”
“Thử nghiệm này được các chuyên gia y tế sử dụng như một biện pháp xác nhận tình trạng, nhưng bạn cũng có thể tự làm cho chính mình và nó chỉ mất vài giây” – Y tá Emma Norton nói.
Những người không có “khoảng trống kim cương” có thể bị sưng ngón tay và đây cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh, bao gồm các bệnh về tim.
Hải Yến
Theo Daily Mail/Metro/giaoducthoidai
Nếu đau bất thường ở 3 vị trí cơ thể này, bạn cần phải đi khám ngay vì có thể đã mắc ung thư phổi giai đoạn muộn
Cơ thể đôi lúc phát ra tín hiệu đau nhức ở 3 vị trí này nhưng đa phần mọi người đều không biết mình có nguy cơ bị ung thư, dẫn đến việc đi khám và điều trị muộn.
Trong 10 loại ung thư phổ biến thường gặp tại Việt Nam, ung thư phổi “được” xếp thứ nhất và là nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu.. Ung thư phổi được đ.ánh giá là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay, nó cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người mỗi năm. Bệnh xuất phát từ các tế bào bị đột biến trong đường dẫn khí ở các mô phổi. Những tế bào này có tốc độ phát triển tương đối nhanh cho nên hướng điều trị bệnh phụ thuộc nhiều vào đặc tính của tế bào cũng như tốc độ di căn của bệnh.
Theo các chuyên gia, không khó để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh ung thư phổi, chỉ cần bạn tinh ý để mắt đến những cơn đau ở 3 vị trí này. Nếu thấy mình có thì phải đi khám ngay lập tức:
1. Đau vai
Các tế bào ung thư phổi không bắt buộc là phải cố định trong phổi, nó có thể lan rộng đi khắp các cơ quan khác trong cơ thể. Khi lan đến vai, dần dần chúng sẽ xâm chiếm các tế bào thần kinh và gây ra đau đớn. Đồng thời, các tế bào ung thư lan đến vai sẽ còn lan rộng hơn nữa theo đường m.áu. Nếu không phát hiện và điều trị sớm thì hậu quả sẽ khôn lường!
Nếu bạn không thể lý giải được cơn đau vai thì ắt hẳn, đó là tín hiệu của ung thư phổi
Bởi vậy khi phát hiện một cơn đau vai bất thường, không thể giải thích được nguyên nhân rõ ràng thì phải đến viện càng sớm càng tốt. Để càng lâu lại càng khó cứu chữa.
2. Đau ngực
Nhiều dữ liệu lâm sàng đã cho thấy trong giai đoạn đầu của bệnh ung thư phổi, cứ 1 trong 4 người sẽ có những cơn đau nhói ở ngực. Cơn đau này được xuất phát từ sự kích thích ở khoang ngực hoặc màng phổi trong quá trình tăng sinh tế bào ung thư.
Bạn phải cẩn trọng hơn nếu ngực đã đau mà còn kèm cả ho ra m.áu, tụt cân trông thấy thì ung thư phổi đang ở giai đoạn nguy hiểm rồi. Tốt nhất hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn kỹ hơn.
3. Đau hông
Hầu hết các nhánh khối u ác tính của ung thư phổi được sản xuất từ đầu phổi, bởi ở đây có nhiều dây thần kinh được phân bố. Khi các tế bào ung thư dần lan rộng và nén đến dây thần kinh ở hông, nó sẽ tạo nên các cơn đau nhói như một phản ứng của cơ thể. Và cơn đau hông này sẽ lên đến đỉnh điểm vào buổi tối, có thể khiến bạn đau nhức đến nỗi không ngủ được.
Phòng ngừa ung thư phổi như thế nào cho hợp lý và an toàn?
Theo số liệu năm 2012 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư phổi là loại ung thư nguy hiểm hàng đầu và có tỷ lệ t.ử v.ong cao nhất. Nó chiếm đến 13% trong các loại ung thư với tỷ lệ t.ử v.ong cao gấp đôi. Tuy nhiên bạn có thể bảo vệ lá phổi khỏe mạnh nếu tránh các yếu tố nguy cơ gây bệnh dưới đây:
– Bỏ hút t.huốc l.á
– Ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật
– Tránh xa các loại khí độc
– Hạn chế uống rượu bia
– Thường xuyên tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe
– Có thói quen sinh hoạt lành mạnh.
Theo QQ/Helino