Cảnh báo sốt xuất huyết gây nguy hiểm ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở những trẻ nhũ nhi

Bệnh sốt xuất huyết hiện chưa có vắc xin điều trị, thời gian gần đây bệnh thường có diễn biến bất thường ở trẻ nhỏ đặc biệt ở những trẻ nhũ nhi rất nguy hiểm và khó điều trị.

Sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ cực kỳ nguy hiểm

Từ đầu tháng 11 đến nay, số ca mắc sốt xuất huyết liên tục tăng ở cả người lớn lẫn t.rẻ e.m. Tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi, trung bình mỗi ngày Bệnh viện tiếp nhận và điều trị từ 30 – 40 ca bệnh sốt xuất huyết. Đáng ngại hơn, đã xuất hiện nhiều ca sốt xuất huyết nặng ở t.rẻ e.m với triệu chứng sốc. Đây là triệu chứng rất nguy hiểm vì trẻ bị sốc sẽ có nguy cơ bị suy nội tạng dễ dẫn tới t.ử v.ong

Trường hợp bé Trần Huỳnh Bình Minh 8 t.uổi nhập viện tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi trong tình trạng sốt cao và được chuẩn đoán sốt xuất huyết dengue thể nặng. Bé Minh có biểu hiện sốt tràn dịch màng phổi, tràn dịch bội gây suy hô hấp, hiện bé đang được theo dõi tích cực tại khoa Hồi sức tích cực- chống độc bệnh viện.

Đặc biệt có trường hợp dưới một t.uổi đã bị sốt xuất huyết (hay còn gọi sốt xuất huyết nhũ nhi). Theo các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi trường hợp này rất hiếm song mức độ nguy hiểm rất nghiêm trọng, nguy cơ t.ử v.ong cao bởi vì sức đề kháng của trẻ còn rất yếu dễ gây bội nhiễm nếu điều trị không kịp thời.

Theo Bác sĩ Trần Đình Hiệp, Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quãng Ngãi cho biết, sốt xuất huyết ở t.rẻ e.m thường nặng hơn so với người lớn. Vì sốt xuất huyết ở trẻ thường có khả năng gây vào sốc và tái sốc. Khi người lớn mắc sốt xuất huyết thường gặp biến chứng giảm tiểu cầu, c.hảy m.áu… với trẻ nhỏ biến chứng thường gặp tình trạng bị sốc mà khi bị sốc trẻ dẫn đến suy nội tạng dẫn đến t.ử v.ong nhanh.

Biến chứng của sốt xuất huyết gây tràn dịch màng phổi, suy hô hấp

Bác sĩ Trần Đình Hiệp cho biết, sốt xuất huyết gây ra tràn dịch gây thoát mạch biến chứng thường gặp nhiều nhất tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng, suy hô hấp đặc biệt là sốc, sốc trong sốt xuất huyết phải điều trị kịp thời, nếu không dẫn đến sốc nặng và sốt huyết tiêu hóa thì nguy cơ t.ử v.ong rất cao. Những bệnh nhân nhi này vào viện vì bị sốc mạch nhanh nên phải chống sốc kịp thời do bị tràn dịch màng phổi, tràn dịch mang bụng để cải thiện chứng năng hô hấp.

Theo các chuyên gia y tế hội chứng sốc dengue này là dạng nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết – bao gồm tất cả các biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết nhẹ cộng với các triệu chứng c.hảy m.áu, kèm theo huyết tương thoát khỏi mạch m.áu, c.hảy m.áu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, sốc (huyết áp thấp).

Loại này thường xảy ra trong lần n.hiễm t.rùng sau, khi bạn đã có miễn dịch chủ động (do đã từng mắc bệnh) hoặc thụ động (do mẹ truyền sang) đối với một loại kháng nguyên virus. Bệnh thường biểu hiện nặng đột ngột sau 2 đến 5 ngày (giai đoạn hạ sốt). Dạng này của bệnh thường xảy ra ở t.rẻ e.m (đôi khi ở người lớn). Dạng bệnh này có thể gây t.ử v.ong, đặc biệt là ở t.rẻ e.m và thanh thiếu niên.

Khi thấy các dấu hiệu thường xuất hiện từ ngày thứ ba của bệnh, nếu có bất kỳ một trong những dấu hiệu sau đây người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị tích cực:

– Vật vã, lừ đừ, li bì, da lạnh, vã mồ hôi, tím tái;

– Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan: Đau bụng vùng hạ sườn phải hoặc vùng thượng vị;

– Nôn nhiều;

– Xuất huyết niêm mạc: C.hảy m.áu cam, đái ra m.áu, nôn ra m.áu, ra m.áu â.m đ.ạo bất thường, rong kinh…

– Xét nghiệm m.áu: Hematocrit tăng cao, tiểu cầu giảm nhanh chóng.

Nếu người bệnh có những dấu hiệu cảnh báo trên phải được theo dõi tại bệnh viện.

Sốt xuất huyết trên các bệnh nhân có bệnh lý mạn tính như suy gan, suy thân, tăng huyết áp, đái tháo đường, phụ nữ có thai, t.rẻ e.m … cần được theo dõi sát.

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh, bệnh có thể có các biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của thầy thuốc. Cách phòng bệnh tốt nhất là tích cực diệt muỗi, loăng quăng, bọ gậy và phòng tránh bị muỗi đốt.

Theo Helino

Sữa bổ lắm, tốt lắm nhưng không phải ai cũng uống được

Sữa giờ là thứ đồ uống “quốc dân” thích hợp từ già đến trẻ, bất kể nam nữ… Tuy nhiên đó lại là thứ “đại kỵ” với một số người.

Ngày ngày trên TV, bạn vẫn thấy đủ mọi quảng cáo liên quan tới sữa với đủ loại tác dụng tốt. Người muốn tăng cân cần uống sữa, người muốn giảm cân cũng uống sữa. Người già, người bệnh, trẻ nhỏ, thanh thiếu niên tất nhiên càng nên cần uống sữa…

Tuy nhiên, ngoài những điều tốt đẹp đem lại cho phần lớn dân số, sữa lại thành “thuốc độc” với một số người khác. Dưới đây là những trường hợp đặc biệt cần kiêng dùng sữa và các sản phẩn từ sữa.

1. Người bị bệnh đường tiêu hóa

Sữa không thích hợp với người có đường tiêu hóa yếu và bị bệnh. Ảnh minh họa

Những người có đường tiêu hóa bị viêm loét, nhạy cảm và yếu ớt không thích hợp uống sữa bởi chất béo trong sữa sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày, ruột bài tiết rất nhiều axit, khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Dưới tác động của enzym trong dạ dày, sữa sẽ sinh khí gây chướng bụng, đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn.

2. Người bị dị ứng sữa

Người bị dị ứng sữa có dấu hiệu phát ban trên da và gây ngứa. Ảnh minh họa

Người ta ước tính rằng có khoảng 75% dân số thế giới không dung nạp đường lactose ở mức độ nào đó. Mặc dù phần lớn những người này vẫn có thể sử dụng một lượng vừa đủ các sản phẩm từ sữa mà không ảnh hưởng gì. Nhưng nếu dùng nhiều, họ có thể mắc các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, nôn, tiêu chảy, hay táo bạo. Thông thường, sau khi uống sữa, cơ thể họ sẽ có các triệu chứng dị ứng như tiêu chảy, phát ban, ngứa…

3. Người bị sỏi nội tạng

Bệnh nhân bị sỏi thận, mật nên tránh xa sữa vì thực phẩm này chứa nhiều canxi, người bình thường có thể bổ sung canxi để củng cố xương, nhưng khi đã bị sỏi nội tạng thì bổ sung canxi quá mức có thể làm tăng hình thành sỏi thận ở thận, mật… khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

4. Người bị cảm lạnh

Các nhà nghiên cứu người Úc cho rằng tiêu thụ sữa có thể làm nặng thêm các triệu chứng cảm lạnh. Nó làm bạn có nhiều đờm hơn khiến bạn bị ho và khó chịu nhiều hơn.

Những người bị viêm thận cấp: Với những người bị viêm thận cấp mà uống sữa hàng ngày cũng sẽ khiến tạo nhiều amoniac cho cơ thể. Một số lượng lớn các amoniac này trong nhiều trường hợp được bài tiết qua thận. Vì vậy, những người viêm thận cấp phải kiểm soát một cách chặt chẽ việc tiêu thụ các thực phẩm giàu protein như sữa để giảm gánh nặng cho thận.

5. Người thiếu m.áu

Nếu bạn bổ sung 300-600mg canxi cùng lúc có thể ức chế hấp thu sắt đáng kể, do đó ảnh hưởng đến quá trình cung cấp m.áu của bệnh nhân. Mà sữa lại rất giàu canxi nên khi vào cơ thể sẽ kết hợp với muối canxi và muối phốt pho trong sữa tạo thành hợp chất không tan, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt, không có lợi cho quá trình hồi phục.

6. Người tiếp xúc với chì và nồng độ chì quá tiêu chuẩn

Khi uống sữa sẽ khiến tình trạng chóng mặt, mất ngủ, dễ mệt mỏi…vì Lactose trong sữa có thể thúc đẩy hấp thu và tích lũy chì trong cơ thể dẫn đến ngộ độc chì.

7. Người vừa mới uống thuốc kháng sinh

Nếu bạn uống sữa khi đang dùng các loại thuốc kháng sinh hoặc erythromycin sẽ gây ra phản ứng hóa học. Nếu đã uống thuốc thì phải một tiếng sau mới uống sữa, hoặc ngược lại uống sữa rồi thì một tiếng sau mới uống thuốc.

8. Người có nguy cơ bị một số bệnh ung thư

Nghiên cứu chỉ ra rằng, sữa có thể liên quan đến ung thư t.iền liệt tuyến, ung thư vú và ung thư buồng trứng.

Nguy cơ ung thư t.iền liệt tuyến tăng lên nếu bạn tiêu thụ chế độ ăn thừa canxi. Đường trong sữa có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng trong khi sữa tư những con bò chứa hormone tăng trưởng có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở các cơ quan sinh sản và ung thư vú.

Minh Khôi (T/h)

Theo doisongphapluat

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *